Cuộc sống với nhiều dư vị khác nhau, Trung thu chẳng năm nào giống năm nào. Thế nhưng có một điều chắc chắn rằng, mùa Tết đoàn viên của ai cũng không thể thiếu đi hương vị quen thuộc của chiếc bánh Trung thu.

Năm nào cũng thế, cứ vào những ngày này, phố phường khắp nơi lại bắt đầu tấp nập hơn hẳn. Là khi lá vàng rụng lác đác trên con phố Hoàng Diệu và Phan Đình Phùng, khi mùa sấu chín sắp kết thúc và mùa cốm mới bắt đầu, khi các sạp hàng bán bánh Trung thu bắt đầu nối nhau trải dài trên các khu phố tấp nập, ấy là lúc một mùa Trung thu nữa sắp về. Người ta nhắc nhở nhau rằng sắp tới ngày Rằm tháng Tám, dặn nhau nhớ mua bánh Trung thu, rủ nhau lên phố sắm chiếc đèn lồng, chiếc đèn ông sao về tặng cho lũ trẻ ở nhà, rồi tính xem mua bưởi ở đâu ngon, mua hồng chỗ nào cho đẹp... Cứ thế, mùa Tết Đoàn viên rộn ràng suốt cả tháng trời.

Tết Trung thu luôn là một phần ký ức đáng nhớ nhất của bất kỳ đứa trẻ nào, mà ở đó, nhất định không thể thiếu bánh Trung thu - hương vị đã gắn liền với biết bao nhiêu cung bậc cảm xúc của từng mùa trăng, đọng lại bao kỷ niệm. Để rồi biết bao năm về sau, dù đã lớn, chiếc bánh ấy vẫn đi theo ta mỗi khi mùa Trung thu về...

Cả tuổi thơ ngập ánh trăng gói trọn trong chiếc bánh Trung thu thơm lừng - Ảnh 1.

Ở mỗi miền, Tết Trung thu lại có những nét đặc trưng riêng vô cùng đặc sắc. Có thể bạn chưa từng để ý hết nhưng quả thật, Tết Trung thu ở mỗi miền lại mang những màu sắc rất khác nhau.

Miền Bắc đón Tết Trung thu trong sự giao thoa của đất trời, khi thời tiết bắt đầu chuyển mình sang thu với cái se se của heo may. Trung thu gắn liền với niềm vui của mùa màng bội thu, của màu cốm xanh ngan ngát, của những loại trái cây rực rỡ như bưởi, như hồng…

Miền Trung lại có một mùa Trung thu náo nhiệt với các lễ hội. Phố cổ Hội An rực rỡ đèn lồng. Huế tưng bừng với những mâm cỗ đón Trung thu. Ở đây vào mùa Tết Đoàn viên, đâu đâu cũng tấp nập, hòa mình vào những lễ hội nhiều màu sắc.

Cả tuổi thơ ngập ánh trăng gói trọn trong chiếc bánh Trung thu thơm lừng - Ảnh 2.

Miền Nam, Tết Trung thu có phần đơn giản hơn nhưng luôn ấm áp nghĩa tình. Người miền Nam hào sảng, chân thành, luôn sẵn lòng giúp đỡ nhau. Và dịp Tết Trung thu là thời điểm mà người ta dành sự quan tâm đến nhau nhiều hơn thông qua những món quà nhỏ chan chứa tình cảm trong đó.

Dù màu sắc khác nhau, nhưng chắc chắn một điều rằng Trung thu dù ở miền nào cũng có chung một hương vị, đó chính là cái mùi thơm thơm, cái vị hòa quyện thắm đượm của chiếc bánh Trung thu. Vỏ bánh được làm bằng bột mì dậy men trộn với trứng gà, nhân có thể là đậu xanh, khoai môn hoặc hạt sen tán nhuyễn bọc lấy lòng đỏ trứng muối hoặc nhân thập cẩm với rất nhiều thành phần như thịt lợn, dăm bông, hạt dưa, mứt bí… Nhân trứng muối hình tròn nằm gọn gàng bên trong, ngay chính giữa chiếc bánh tượng trưng cho sự tròn đầy, viên mãn. Các hương vị mặn ngọt khác nhau tượng trưng cho những điều hạnh phúc và sóng gió trên đường đời, vui có, buồn cũng có. Thế nhưng sau cùng, dù có bất kỳ điều gì xảy ra thì vẫn có người thân ở bên, che chở và bao bọc chúng ta, như những chiếc bánh nướng được bao trọn bởi phần vỏ bánh thơm lừng, vàng ươm vậy.

Cả tuổi thơ ngập ánh trăng gói trọn trong chiếc bánh Trung thu thơm lừng - Ảnh 3.

Ngày nay, dù cuộc sống có nhiều thay đổi hơn, những chiếc bánh Trung thu cũng hiện đại hơn, ngon hơn, mới mẻ hơn, nhưng ý nghĩa của nó thì chẳng hề thay đổi. Cứ như một thông lệ, đến những ngày này, khi các gian hàng bánh Trung thu xuất hiện dọc theo những con phố, từng chiếc bánh được bày biện tinh tươm trong tủ kính, người bán người mua rộn ràng, là biết ngay rằng Tết Trung thu đã cận kề rồi! Đi qua những gian hàng, ai ai cũng thấy rộn ràng hân hoan. Nhìn người ta đi mua bánh tấp nập thế mà nhà mình chưa có thì thế nào cũng thấy thiếu thiếu gì đó.

Trẻ con khắp nơi đều háo hức chờ bố mẹ mua về cho những chiếc bánh thơm lừng, bóng bẩy một lớp dầu phủ bên ngoài trông vô cùng ngon mắt. Thế rồi hôm nào cũng hồi hộp chờ đợi, đếm ngược từng ngày cho đến đúng ngày Rằm tháng Tám để được cắt bánh. Giây phút chiếc dao đặt xuống chiếc bánh thơm mịn, rồi cắt thành từng miếng nhỏ, cầm lấy đưa lên miệng thưởng thức… Ôi sao mà kỳ diệu đến thế!

Cả tuổi thơ ngập ánh trăng gói trọn trong chiếc bánh Trung thu thơm lừng - Ảnh 4.

Chẳng phải tự nhiên mà Tết Trung thu được gọi là Tết đoàn viên. Đến ngày này, dù ai đi ngược về xuôi thì đều cố gắng trở về nhà, quây quần cùng gia đình trông trăng, phá cỗ. Vui nhất chính là khoảnh khắc cả nhà ngồi cạnh nhau, cùng thưởng thức chiếc bánh thơm lừng, uống chén trà mạn thanh thanh, trò chuyện đôi câu, rồi xem lũ trẻ nô đùa, thắp đèn ông sao tưng bừng… Ai ở xa chẳng về được cũng sẽ cố mua cho mình chiếc bánh truyền thống, cũng cắt bánh trông trăng, rồi gọi điện về cho gia đình để nói: "Con nhớ nhà mình quá!".

Cứ thế, dù bao năm đã trôi qua, nhưng cái Tết Trung thu vẫn là một sự kiện vô cùng quan trọng trong năm với bất kỳ ai, bất kỳ gia đình nào. Qua bao mùa Trung thu rồi, thì với mỗi đứa trẻ nhỏ, hay cả những "đứa trẻ lớn" thì ký ức về ngày Rằm tháng Tám vẫn sâu đậm lắm, đáng nhớ lắm!

Cả tuổi thơ ngập ánh trăng gói trọn trong chiếc bánh Trung thu thơm lừng - Ảnh 5.

Trải qua bao thăng trầm, dù những đứa trẻ khi xưa đã lớn, và lại có rất nhiều thế hệ "trẻ con" khác, thì bánh Trung thu vẫn là thứ chẳng thể thiếu trong mỗi mùa Tết đoàn viên. Chiếc bánh bây giờ cũng đã có nhiều thay đổi: ngon hơn, đẹp hơn, hấp dẫn hơn. Để từ đó mang lại những mùa Trung thu vui hơn, rộn ràng hơn, ý nghĩa hơn. Không chỉ mang nhiệm vụ lưu giữ truyền thống, bánh Trung thu Kinh Đô còn có một sứ mệnh cao hơn, ấy chính là tạo nên những chiếc bánh tươi mới hơn, hiện đại hơn, phù hợp với rất nhiều đối tượng khác nhau dù ở bất kỳ thời điểm nào.

Những công đoạn làm bánh Trung thu thật sự không đơn giản. Ngay từ bước lựa chọn nguyên liệu đã đòi hỏi một sự kỹ lưỡng, cẩn thận và tỉ mỉ, bởi nguyên liệu có chuẩn hay không cũng mang tính quyết định độ ngon, độ dở của một chiếc bánh. Quan trọng nhất chính là chọn được loại trứng muối ngon, tròn trịa, màu sắc đẹp mắt, bởi thứ nhân này không chỉ góp phần làm nên hương vị bánh, mà còn biểu trưng cho sự tròn đầy, viên mãn - ý nghĩa mà người làm gửi gắm, cũng là điều mong mỏi của người mua và ăn bánh. Người nghệ nhân làm bánh Trung thu cũng phải thật sự khéo léo trong các công đoạn ủ bột làm vỏ bánh, chế biến từng thành phần nhân rồi kết hợp chúng lại với nhau. Nướng bánh Trung thu càng là công đoạn mang tính yêu cầu cao, bởi không phải chỉ bỏ vào lò, nướng lên là xong. Phải canh thời gian sao cho đủ, nướng lần thứ nhất, lần thứ hai... Sau mỗi lần nướng lại phải bỏ ra để phết lòng đỏ trứng. Đấy, cứ kể sơ sơ thế thôi cũng thấy cầu kỳ và phức tạp lắm đúng không?

Cả tuổi thơ ngập ánh trăng gói trọn trong chiếc bánh Trung thu thơm lừng - Ảnh 6.

Vậy nhưng, qua rất nhiều năm gắn bó với chiếc bánh Trung thu và mỗi mùa Trung thu, Kinh Đô đã và đang tiếp tục giữ vững giá trị truyền thống trong từng chiếc bánh, không những thế còn thổi hồn khiến chiếc bánh dân tộc mang màu sắc tươi mới hơn, hiện đại hơn. Bên trong mỗi hộp bánh là một câu chuyện riêng đậm đà màu sắc dân tộc. Nếu hộp bánh Thu An Bình mang lời chúc cho một mùa Trung thu bình an, hạnh phúc, thì hộp Thu Tâm An 100% sử dụng đường ăn kiêng tượng trưng cho lời chúc trường thọ và lòng hiếu thảo, nguyện cầu một mùa Trung thu may mắn, cát tường. Còn rất nhiều, rất nhiều sản phẩm nữa, mỗi hộp bánh đều chan chứa trong đó những tình cảm, gửi gắm đến người được tặng.

Những ngày này, phố phường khắp nơi đã rộn ràng lắm rồi! Mọi người lại hối hả hỏi nhau chỗ mua bánh Trung thu, mọi người bắt đầu tranh thủ ngắm nhìn các sạp hàng bán bánh Trung thu được đầu tư trang trí thế nào, năm nay hộp bánh hay vị bánh có gì hay. Cuối tuần là nhà nhà nô nức rủ nhau đi lên phố mua bánh. Người ta tặng cho nhau những chiếc bánh Trung thu chứa bao tình cảm trong đó. Bạn đã chuẩn bị món quà Trung thu đầy ý nghĩa này cho người thân của mình chưa?

Cả tuổi thơ ngập ánh trăng gói trọn trong chiếc bánh Trung thu thơm lừng - Ảnh 7.

Bao mùa Trung thu trước, mùa Trung thu năm nay và còn rất nhiều mùa sau nữa, chiếc bánh Trung thu sẽ mãi ở đó, mang một ý nghĩa và vai trò quan trọng. Dù mọi thứ thay đổi theo năm tháng nhưng hương vị và linh hồn của bánh Trung thu vẫn còn nguyên vẹn, vì thế nên dù ai đi ngược về xuôi, đến ngày Rằm tháng Tám thì hãy tạm gác những lo toan lại mà cùng nhau thưởng bánh uống trà, ôn lại chuyện xưa nhé!

Cả tuổi thơ ngập ánh trăng gói trọn trong chiếc bánh Trung thu thơm lừng - Ảnh 8.
Ngọc Ánh
Toran
Toran