img
Bộ đôi đối tác Grab: Mang “đặc sản” Hà Thành đi dọc miền đất nước- Ảnh 1.

Năm 2012, thời điểm món bún đậu mắm tôm đang là "cơn sốt" ẩm thực tại TP.HCM, chị Hoàng Hương Giang - người con Hà Nội dù đã sống hơn 10 năm tại Sài Gòn nhưng luôn mang trong mình niềm thương nhớ ẩm thực Bắc, đã quyết định sáng lập thương hiệu Đậu Homemade. Với định hướng phát triển thành chuỗi nhà hàng chuyên về ẩm thực Hà Thành, ngoài món bún đậu là chủ đạo, Đậu Homemade còn phục vụ nhiều món ăn đặc trưng khác như lẩu riêu cua sườn sụn, bún ốc chuối đậu… Đặc biệt, không đi theo lối mòn của các thương hiệu cùng thời, Đậu Homemade đã chọn một lối đi riêng: khéo léo lồng ghép yếu tố văn hóa nghệ thuật vào không gian thưởng thức ẩm thực để mang đến cho thực khách những trải nghiệm độc đáo, mới mẻ.

Vốn xuất thân từ gia đình giàu truyền thống văn hóa nghệ thuật khi có bố là nhà nghiên cứu về văn hoá dân gian, chị Giang đã khéo léo lồng ghép yếu tố văn hóa Việt Nam vào trong từng món ăn, kiến trúc cửa hàng…, tạo nên một Đậu Homemade mang đậm "hồn Việt". Bên cạnh đó, các chi nhánh của Đậu Homemade cũng thường xuyên tổ chức nhiều hình thức biểu diễn nghệ thuật dân gian như nặn tò he, trình diễn múa rối nước,...

Bộ đôi đối tác Grab: Mang “đặc sản” Hà Thành đi dọc miền đất nước- Ảnh 2.

Với tinh thần không ngại thử thách, năm 2014, chị Giang lại tiếp tục khiến nhiều người bất ngờ khi quyết định mở thêm mô hình giao đồ ăn online. Vốn là một thương hiệu mạnh về việc cung cấp dịch vụ tại cửa hàng, Đậu Homemade đã gặp không ít khó khăn trong việc đảm bảo chất lượng món ăn khi giao tới cho khách hàng.

Bộ đôi đối tác Grab: Mang “đặc sản” Hà Thành đi dọc miền đất nước- Ảnh 3.

Dù có đội ngũ giao hàng riêng, nhưng khi các ứng dụng giao đồ ăn ra đời, Đậu Homemade nhận thấy các ứng dụng vẫn có nhiều lợi thế hơn cả. Chia sẻ về lý do "bắt tay" với các ứng dụng giao đồ ăn, trong đó có GrabFood, chị Đông Anh chia sẻ: "Đội ngũ tài xế Grab không chỉ đông đảo, mà độ phủ cũng rộng hơn mình. Bất cứ thời điểm nào trong ngày, dù ở khu vực nào cũng có tài xế nhận đơn. Vậy nên thời gian giao hàng cũng nhanh chóng, chất lượng món ăn cũng đảm bảo nóng sốt khi tới tay khách hàng".

Nhìn lại khoảng thời gian hợp tác cùng GrabFood, có hai mốc thời gian mà anh Viết Hiếu, Trưởng phòng Marketing Đậu Homemade, vẫn còn nhớ mãi. "Thứ nhất là vào dịch Covid-19, hồi đó các hàng quán phục vụ tại chỗ phải đóng cửa, nên mọi người chuyển đổi mô hình bán đồ ăn. Thay vì bán các món nấu chín sẵn, bên anh đóng gói, hút chân không đồ ăn đã sơ chế để khách tự nấu chín, thời gian bảo quản cũng được lâu hơn. Thời điểm đó, cũng may mắn được Grab hỗ trợ chuyển đổi sang kinh doanh trên GrabMart nên mình cũng không phải lo khâu vận chuyển. Nhờ vậy mà kể cả dịch, thì Đậu Homemade vẫn duy trì hoạt động kinh doanh", anh Hiếu bồi hồi nhớ lại.

Mốc thời gian thứ hai là từ đầu năm 2024 đến nay, dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhưng doanh thu của Đậu Homemade trên Grab vẫn tăng trưởng đều theo tháng. "Nhờ tích cực chạy các gói hiển thị trên GrabFood mà Đậu Homemade tiếp cận được đến nhiều khách hàng mới hơn. Tính riêng về chiến dịch SEO thì tỉ lệ chuyển đổi từ việc khách hàng tìm kiếm ‘bún đậu Homemade’ đến đặt mua đã là hơn 20% rồi", anh Hiếu cho biết thêm.

Bộ đôi đối tác Grab: Mang “đặc sản” Hà Thành đi dọc miền đất nước- Ảnh 4.

Đặc biệt, nhờ các báo cáo gửi về thông qua ứng dụng GrabMerchant, Đậu Homemade có thêm cái nhìn sâu sắc hơn về hành vi và sở thích của khách hàng, từ đó góp phần đưa ra những định hướng phát triển phù hợp cho chuỗi. Chia sẻ về hành trình đồng hành cùng Grab, chị Đông Anh không khỏi tự hào: "Đối với chị, sự hợp tác giữa Đậu Homemade và Grab giống như một mối quan hệ hữu nghị tình thân". Trong khi Đậu Homemade tập trung vào chất lượng món ăn, quy cách đóng gói, thì Grab là "người bạn đồng hành" để đưa những phần ăn đó đến tận tay thực khách, với thời gian giao hàng nhanh chóng để chất lượng vẫn được đảm bảo, nóng sốt như ăn tại quán.

Bộ đôi đối tác Grab: Mang “đặc sản” Hà Thành đi dọc miền đất nước- Ảnh 5.

Bộ đôi đối tác Grab: Mang “đặc sản” Hà Thành đi dọc miền đất nước- Ảnh 6.

Cũng là một người con Thủ đô, chị Mai Vân Anh, chủ thương hiệu Bún đậu mắm tôm Phất Lộc đặc biệt yêu thích món bún đậu mắm tôm ở ngõ Phất Lộc, Hà Nội. Khi gia đình chị chuyển vào Đà Nẵng sinh sống, chị cũng thường xuyên trổ tài nấu món bún đậu ưa thích, với mong muốn giới thiệu ẩm thực miền Bắc cho bạn bè. Vậy mà ai cũng tấm tắc khen ngon , rồi ủng hộ chị mở quán: "Vân Anh mà mở quán chắc sẽ đông khách lắm!".

Tưởng chừng chỉ là lời động viên, ấy vậy mà năm 2019, với niềm đam mê cháy bỏng với món bún đậu mắm tôm, và cảm thấy công việc văn phòng không còn phù hợp, chị quyết định khởi nghiệp. Với số vốn vỏn vẹn 50 triệu đồng, cùng mặt bằng được người bạn cho mượn miễn phí vào buổi tối, thương hiệu Bún đậu mắm tôm Phất Lộc được ra đời.

Vào thời điểm đó, món bún đậu mắm tôm đang dần được chú ý trên bản đồ ẩm thực Đà Nẵng, nhưng không có nhiều quán làm ra được hương vị đặc trưng. Với công thức mắm tôm ngon được chị Vân Anh dày công nghiên cứu, liên tục cân chỉnh sao hợp với khẩu vị thiên ngọt của thực khách địa phương, cùng các nguyên liệu được tuyển chọn, Bún đậu mắm tôm Phất Lộc dần chiếm được trái tim của người dân Đà Nẵng.

Bộ đôi đối tác Grab: Mang “đặc sản” Hà Thành đi dọc miền đất nước- Ảnh 7.

Khởi đầu với một cửa hàng nhỏ, sau 5 năm, thương hiệu Bún đậu mắm tôm Phất Lộc đã nhân rộng số lượng lên tới 7 chi nhánh tại Đà Nẵng. Đóng góp lớn cho sự thành công này không thể không kể đến sự hợp tác với các nền tảng giao đồ ăn. "Doanh thu từ các đơn online chiếm tới 60% tổng doanh thu của cả chuỗi. Trong đó, GrabFood đóng góp tới 50%." - chị Vân Anh chia sẻ.

Bộ đôi đối tác Grab: Mang “đặc sản” Hà Thành đi dọc miền đất nước- Ảnh 8.

Kể về cơ duyên "lên app", chị Vân Anh cho biết đó cũng là một sự tình cờ. "Hôm đó, lúc đang đứng bán thì có một bạn đến giới thiệu cho chị hình thức bán online qua app. Thấy cũng có tiềm năng nên chị đăng ký thử", chị nhớ lại. Sau một thời gian, nhận thấy hình thức bán online trên các ứng dụng khá hiệu quả với lượng đơn tăng dần đều, chị Vân Anh mạnh dạn mở thêm cửa hàng trên GrabFood.

Kể từ ngày đó, lượng đơn bán qua ứng dụng ngày càng tăng, gấp 3-4 lần trước đây. Song song với đó, nhờ kinh doanh qua ứng dụng mà thương hiệu Bún đậu Phất Lộc cũng được thực khách biết đến nhiều hơn. Bằng chứng là sau một thời gian bán online, chị thấy lượng khách lẻ đến quán tăng lên đáng kể. "Với chị, GrabFood chính là "cầu nối" đưa thương hiệu Bún đậu Phất Lộc đến gần hơn với người dân miền biển nơi đây", chị Vân Anh bộc bạch.

Bộ đôi đối tác Grab: Mang “đặc sản” Hà Thành đi dọc miền đất nước- Ảnh 9.

Ngoài những thành công về kinh doanh, Grab với chị còn là những kỷ niệm đẹp với cộng đồng tài xế công nghệ. "Có những bạn đến lấy nhiều đơn, trong lúc chờ còn phụ giúp chị cắt bún, chiên đậu rất chuyên nghiệp. Thân thiết tới mức quán đi chơi cũng mời các bạn đi cùng, hay khi nhóm anh em tài xế tổ chức tiệc tất niên cũng mời nhân viên của quán chị tham gia", chị Vân Anh nói thêm.

Bộ đôi đối tác Grab: Mang “đặc sản” Hà Thành đi dọc miền đất nước- Ảnh 10.

Nhờ các nền tảng giao đồ ăn, các chủ quán ăn, cửa hàng như Đậu Homemade, Bún đậu mắm tôm Phất Lộc có thể giới thiệu ẩm thực đậm đà bản sắc Hà thành đến với thực khách trên mọi miền. Bên cạnh đó, các nền tảng này cũng đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng doanh thu của các cửa hàng, giúp họ hưởng lợi từ nền kinh tế số.