Trong quá trình thụ tinh ống nghiệm (IVF), phôi sẽ được nuôi cấy tại phòng Lab trước khi chuyển vào buồng tử cung của người mẹ. Trong 3-5 ngày ngắn ngủi đó, bất cứ sự thay đổi nào dù là nhỏ nhất về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, vi khuẩn,... cũng khiến phôi bị tổn thương...
Bí mật bên trong phòng nuôi cấy phôi đạt chuẩn ISO 5 hàng đầu tại Việt Nam: Ứng dụng AI, nơi mầm hy vọng được bảo vệ và nuôi lớn - Ảnh 1.

Bí mật bên trong phòng nuôi cấy phôi đạt chuẩn ISO 5 hàng đầu tại Việt Nam: Ứng dụng AI, nơi mầm hy vọng được bảo vệ và nuôi lớn - Ảnh 3.

Được làm cha làm mẹ, nuôi dưỡng và nhìn con khôn lớn là mong mỏi bình dị của bất kỳ cặp vợ chồng nào. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, tỷ lệ vô sinh hiếm muộn ở Việt Nam đang gia tăng và có xu hướng trẻ hóa. Theo thống kê của Bộ Y Tế, mỗi năm có hơn 1 triệu cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn, khoảng 50% là vợ chồng ở độ tuổi dưới 30.

Bắt đầu được thực hiện tại Việt Nam từ 1997, trải qua hơn 20 năm, phương pháp thụ tinh ống nghiệm IVF đã mang niềm hạnh phúc đến hàng triệu gia đình và là phương pháp hỗ trợ sinh sản nhanh hàng đầu với tỷ lệ thành công cao hàng đầu hiện nay. Đây là quá trình "bắt chước" cơ chế sinh trưởng của phôi trong cơ thể mẹ. Kỹ thuật IVF sẽ "kết duyên" cho tinh trùng gặp trứng để diễn ra quá trình thụ tinh trong phòng thí nghiệm (phòng Lab) tạo thành phôi, sau đó phôi được đưa trở lại vào buồng tử cung người vợ để phát triển như quá trình thụ thai tự nhiên.

Nghe đơn giản là thế, nhưng để nuôi cấy những chiếc phôi chất chứa rất nhiều hy vọng của vợ chồng hiếm muộn, đòi hỏi đội ngũ bác sĩ lâm sàng giàu kinh nghiệm, chuyên gia phôi học có tay nghề cao, thì quan trọng nhất là nơi nuôi cấy phôi phải đảm bảo độ sạch, có nhiệt độ ổn định  và được trang bị các thiết bị hiện đại nhằm mục đích mô phỏng gần giống nhất tử cung của người mẹ.

Bí mật bên trong phòng nuôi cấy phôi đạt chuẩn ISO 5 hàng đầu tại Việt Nam: Ứng dụng AI, nơi mầm hy vọng được bảo vệ và nuôi lớn - Ảnh 4.

Bởi trong giai đoạn phôi được nuôi cấy từ 3-5 ngày ở phòng Lab, bất cứ sự thay đổi dù là nhỏ nhất về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, vi khuẩn, bụi, hay các tác nhân hóa học như hợp chất hữu cơ dễ bay... cũng khiến phôi bị tổn thương. Nhiều báo cáo trên y văn thế giới cho thấy, phôi bị hư hỏng hoặc không phát triển tốt có liên quan đến các điều kiện nuôi cấy phôi trong phòng Lab.

Bí mật bên trong phòng nuôi cấy phôi đạt chuẩn ISO 5 hàng đầu tại Việt Nam: Ứng dụng AI, nơi mầm hy vọng được bảo vệ và nuôi lớn - Ảnh 5.

Hiện nay, các trung tâm IVF khác đạt tiêu chuẩn phòng sạch cơ bản ISO 6 hoặc thấp hơn. Do phòng nuôi cấy phôi sẽ không tránh khỏi phải mở cửa ra vào thường xuyên, lúc này, áp lực không khí dương tụt xuống thấp, hệ thống lọc không thể kịp thời làm sạch luồng không khí đi theo người ra vào phòng. Ngoài ra, kỹ thuật viên mở tủ nuôi cấy để xử lý phôi hoặc mang phôi ra ngoài quan sát cũng gây ra sự dao động về nhiệt độ, áp suất. Phôi tiếp xúc với môi trường bên ngoài sẽ có thể bị ngừng, chậm tiến độ phát triển hoặc thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển của thai về sau.

RBM - một trong 3 tạp chí uy tín hàng đầu trong lĩnh vực thụ tinh ống nghiệm thế giới khẳng định, tiêu chuẩn "phòng sạch" (cleanroom) là một trong những yếu tố quyết định tăng tỷ lệ thành công của một quy trình thụ tinh trong ống nghiệm và sinh ra em bé khỏe mạnh.

Hiểu được điều đó, Trung tâm Hỗ Trợ Sinh Sản Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (IVFTA) đã đầu tư vào "ngôi nhà ươm mầm sống" - hệ thống phòng Lab có quy mô hàng đầu Đông Nam Á, diện tích lên đến gần 200m2 và là đơn vị hàng đầu trang bị "lab-in-a-lab" đạt tiêu chuẩn ISO 5 tại Việt Nam với 3 lớp bảo vệ.

Bí mật bên trong phòng nuôi cấy phôi đạt chuẩn ISO 5 hàng đầu tại Việt Nam: Ứng dụng AI, nơi mầm hy vọng được bảo vệ và nuôi lớn - Ảnh 6.

Cụ thể, ở lớp thứ nhất, hệ thống không khí của Lab ISO 5 được thiết kế và lắp đặt theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 14644-1, tách biệt khỏi phần còn lại của tòa nhà, đảm bảo chất lượng không khí chuẩn và áp lực dương bên trong Lab. Sàn và trần gắn các hệ thống họng khí lớn. Dòng khí chảy một chiều (dòng chảy tầng) thẳng đứng từ trên xuống dưới và hồi trở lại hệ thống điều hòa qua các cửa gió, giúp không khí không thể tràn vào tủ cấy. 

Bên cạnh đó, yếu tố môi trường gồm nhiệt độ, độ ẩm, nồng độ và chất lượng không khí, ánh sáng… của Labo ISO 5 đều được kiểm soát nghiêm ngặt. Phòng thao tác và nuôi cấy phôi, giao tử được xây dựng với đầy đủ hệ thống màng lọc HEPA thế hệ mới nhất, ngăn chặn các hạt bụi mịn trong không khí, đảm bảo chỉ có khí sạch bên trong.

Bí mật bên trong phòng nuôi cấy phôi đạt chuẩn ISO 5 hàng đầu tại Việt Nam: Ứng dụng AI, nơi mầm hy vọng được bảo vệ và nuôi lớn - Ảnh 7.

Tính đến nay, IVFTA-HCMC là Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản hàng đầu trên cả nước có phòng Lab siêu sạch chuẩn ISO 5 bên trong phòng Lab ISO 6 với thiết kế hiện đại. Khi đặt phòng Lab 5 bên trong phòng Lab 6, luồng khí theo người vào chỉ dừng lại ở khu vực bên ngoài và nhanh chóng được xử lý bởi hệ thống lọc khí siêu mạnh. Thao tác lọc rửa, tạo phôi thực hiện trong phòng siêu sạch và nhanh chóng, chuẩn xác. Từng quy trình thao tác được quản lý và kiểm soát nghiêm ngặt về chất lượng môi trường xung quanh nhằm mang lại kết quả tốt nhất, giúp rút ngắn thời gian và giảm chi phí điều trị cho các cặp vợ chồng mong con.

Bí mật bên trong phòng nuôi cấy phôi đạt chuẩn ISO 5 hàng đầu tại Việt Nam: Ứng dụng AI, nơi mầm hy vọng được bảo vệ và nuôi lớn - Ảnh 8.
Bí mật bên trong phòng nuôi cấy phôi đạt chuẩn ISO 5 hàng đầu tại Việt Nam: Ứng dụng AI, nơi mầm hy vọng được bảo vệ và nuôi lớn - Ảnh 9.

Khác với các trung tâm khác, Hệ thống IVFTA Tâm Anh được đầu tư trang bị các thiết bị y sinh chuyên biệt cao và cực kỳ tinh vi.

Hệ thống tủ nuôi cấy Time-lapse: "Mắt thần" theo dõi phôi lớn

Tủ nuôi cấy đóng vai trò như tử cung nhân tạo, giữ phôi an toàn bên ngoài cơ thể người mẹ trong suốt quá trình thụ tinh trong ống nghiệm. Bên trong phòng Lab đạt chuẩn ISO 5 này, tủ nuôi cấy phôi có gắn camera quan sát liên tục: Giúp ghi lại hình ảnh phôi trong suốt quá trình phát triển đồng thời chuyên viên phôi học cũng có thể quan sát, đánh giá trên từng sự thay đổi nhỏ của phôi thật kỹ mà không bị áp lực thời gian do không cần đem phôi ra bên ngoài như tủ cấy thông thường. 

Bí mật bên trong phòng nuôi cấy phôi đạt chuẩn ISO 5 hàng đầu tại Việt Nam: Ứng dụng AI, nơi mầm hy vọng được bảo vệ và nuôi lớn - Ảnh 10.

Điều này đảm bảo nhiệt độ, môi trường, độ pH được ổn định và giống với tự nhiên nhất. Kết hợp kép giữa phòng Lab nuôi cấy ISO 5 và hệ thống tủ nuôi cấy phôi quan sát liên tục giúp tăng khả năng sử dụng phôi nang từ 70-80%. 

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI, chọn phôi tốt hàng đầu để chuyển

Kết hợp với hệ thống tủ nuôi cấy gắn camera quan sát liên tục là phần mềm phân tích phôi ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI nhằm hỗ trợ chuyên viên phôi học lựa chọn được các phôi tốt nhất cho khách hàng.

Thạc sĩ phôi học Nguyễn Ngọc Quỳnh, Trưởng Lab Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản, BVĐK Tâm Anh TP.HCM, cho biết: "Từ những ngày đầu của hành trình thiết lập Time-lapse, chúng tôi đã sử dụng hệ thống xử lý hình ảnh bằng máy tính tiên tiến kết hợp với phần mềm EmbryoViewer hiển thị động học của phôi. Nhờ việc phân tích một số lượng lớn phôi dựa trên số liệu của các trung tâm, công cụ hỗ trợ KIDscore được phát triển (KID là chỉ số đánh giá khả năng làm tổ của phôi). Các thuật toán thiết lập nhằm xếp hạng và tiên đoán tiềm năng làm tổ của phôi dựa trên mối tương quan giữa thời gian và mô hình phát triển của chúng. Từ đó, công cụ hỗ trợ tiên lượng phôi KIDScore được áp dụng với mong muốn giúp các chuyên viên phôi học đưa ra quyết định chuẩn xác nhất về phôi nên được ưu tiên chuyển."

Bí mật bên trong phòng nuôi cấy phôi đạt chuẩn ISO 5 hàng đầu tại Việt Nam: Ứng dụng AI, nơi mầm hy vọng được bảo vệ và nuôi lớn - Ảnh 11.

Kính hiển vi đảo ngược

Đây là một phần không thể thiếu trong Lab phôi học. Kính hiển vi và bộ vi thao tác được sử dụng cho các thao tác cần sự chính xác như kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI) và sinh thiết phôi. Kính hiển vi được kết hợp với bàn chống rung nhằm giảm thiểu sự rung lắc từ môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình ICSI hoặc sinh thiết phôi. 

Bí mật bên trong phòng nuôi cấy phôi đạt chuẩn ISO 5 hàng đầu tại Việt Nam: Ứng dụng AI, nơi mầm hy vọng được bảo vệ và nuôi lớn - Ảnh 12.

Bệ ấm của kính hiển vi được làm ấm bằng thiết bị kiểm soát nhiệt độ để khu vực thao tác được duy trì ở nhiệt độ ổn định. Ngoài ra, tại IVFTA, kính hiển vi còn tích hợp với hệ thống quan sát đánh giá noãn thông qua bộ lọc ánh sáng phân cực. Nhờ vậy, việc thực hiện ICSI sẽ mang lại hiệu quả cao hơn cho các khách hàng thụ tinh trong ống nghiệm.

Bình trữ lạnh - Nơi bảo tồn khả năng sinh sản cho cả ba và mẹ

Bình trữ lạnh có chứa nitơ lỏng và được sử dụng để trữ đông noãn, tinh trùng, mô buồng trứng, mô tinh hoàn và phôi trong thời gian dài. Mức nitơ lỏng được kiểm soát bằng việc kiểm tra định kỳ và có hệ thống báo động. Theo thời gian, phòng Lab được trang bị thêm bình trữ phôi nhằm phục vụ sự gia tăng số lượng noãn, tinh trùng và phôi. Với kỹ thuật này, noãn, tinh trùng, các mô tinh hoàn, buồng trứng và phôi được lưu trữ trong nhiều năm mà không bị ảnh hưởng đến chất lượng sau khi rã đông, mang lại hy vọng điều trị vô sinh cũng như bảo tồn khả năng sinh sản của cả nam và nữ.

Bí mật bên trong phòng nuôi cấy phôi đạt chuẩn ISO 5 hàng đầu tại Việt Nam: Ứng dụng AI, nơi mầm hy vọng được bảo vệ và nuôi lớn - Ảnh 13.

Đội ngũ chuyên gia phôi học giàu kinh nghiệm

Sau thiết kế phòng sạch và công nghệ tiên tiến, việc duy trì, kiểm soát tiêu chuẩn phòng lab ISO 5 được thực hiện nghiêm ngặt bởi đội ngũ chuyên gia phôi học giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản ở nước ngoài. 

Bí mật bên trong phòng nuôi cấy phôi đạt chuẩn ISO 5 hàng đầu tại Việt Nam: Ứng dụng AI, nơi mầm hy vọng được bảo vệ và nuôi lớn - Ảnh 14.

Phòng Lab IVFTA liên kết với phòng chọc hút noãn, phòng chuyển phôi, tạo ra một quy trình khép kín, giúp các bước diễn ra nhanh, chuẩn xác và đảm bảo tính riêng tư.

Mọi thứ tiếp xúc với trứng, tinh trùng và phôi đều có khả năng tác động lên chúng. Vì vậy, chất lượng của mỗi sản phẩm và vật liệu phải được kiểm soát tỉ mỉ để đảm bảo sự xuất sắc và nhất quán. Tại IVFTA, việc xây dựng phòng Lab với những thiết bị được nhập khẩu đồng bộ từ Đức, Nhật, Mỹ, Đan Mạch… giúp phôi được nuôi cấy trong môi trường hoàn hảo và thực hiện được tất cả các kỹ thuật cao như sàng lọc tinh trùng, chọn trứng, tạo và nuôi cấy phôi – những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của một ca hỗ trợ sinh sản. 

Khi tìm đến một trung tâm hỗ trợ sinh sản với khao khát tìm con, các cặp vợ chồng hiếm muộn thường bỏ qua khía cạnh quan trọng nhất trong hành trình IVF: Chất lượng phòng Lab.  Trong khi đó, quá trình thụ tinh, tăng trưởng và phát triển của phôi phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng phòng Lab IVF. 

Ngoài điều trị vô sinh hiếm muộn, các vấn đề về lưu trữ trứng, tinh trùng cho việc sinh sản trong tương lai cũng đang được nhiều bạn trẻ quan tâm. Việc nắm rõ các tiêu chí đảm bảo một phòng Lab IVF đạt chất lượng sẽ giúp các bạn trẻ, vợ chồng hiếm muộn lựa chọn được nơi mình sẽ được chăm sóc tốt nhất có thể.