Nói lưu loát một ngôn ngữ mới, có thể nghe nhạc xem phim hay giao tiếp thành thạo... luôn là một niềm vui đáng kể. Nhưng chọn học ngành ngoại ngữ thì khác: Không ít bạn vẫn băn khoăn, học ngoại ngữ có phải ra trường chỉ làm biên - phiên dịch?

Và có phải chỉ học Ngôn ngữ Anh mới nhiều cơ hội việc làm còn tiếng "hiếm" thì ngậm ngùi xếp sau hoặc phải làm trái ngành? Tất cả những nhầm tưởng này hoàn toàn khác với một nhóm ngành ngoại ngữ đầy triển vọng trong thời đại toàn cầu hóa.

Không ít bạn trẻ đạt nhiều thành tựu với khả năng ngoại ngữ vượt trội, tự tin giao tiếp trong thời gian gần đây đã trở thành những hình mẫu lý tưởng mà nhiều người mong muốn đạt được. Vậy nhưng khi bắt đầu nghiêm túc tìm hiểu vàlựa chọn ngành học ngoại ngữ bất kỳ, chắc chắn vẫn có nhiều điều khiến học sinh Việt Nam ngập ngừng băn khoăn.

Bắt nhịp toàn cầu hoá: Ngành ngoại ngữ không chỉ để làm dịch thuật! - Ảnh 1.

Khác với việc học đủ để giao tiếp, học qua một vài khóa tại các trung tâm ngoại ngữ, việc học chuyên ngành chắc chắn có phần "nặng" hơn cả về thời gian lẫn khối lượng kiến thức.

Bắt nhịp toàn cầu hoá: Ngành ngoại ngữ không chỉ để làm dịch thuật! - Ảnh 2.

Nhưng sau khi vất vả mới cầm được tấm bằng cử nhân trên tay, bạn chỉ có thể làm biên - phiên dịch? Thực tế hoàn toàn trái ngược sẽ khiến bạn bất ngờ.

Khi bước chân vào học một ngành ngoại ngữ, bạn cũng đồng thời mở ra một cánh cửa để tiến tới sự "đa ngành". Tại sao lại nói vậy? Bởi biên - phiên dịch chỉ là một trong những ngành nghề phổ biến mà những sinh viên chuyên ngoại ngữ ra trường có thể thực hiện một cách thành thạo.

Bạn có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực, từ hành chính - văn phòng, giảng dạy ngoại ngữ, giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài đến chuyên viên truyền thông - marketing - tổ chức sự kiện, hướng dẫn viên du lịch, tổ chức quản lý tour - trong doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài hoặc công ty làm việc với đối tác nước ngoài, hay làm việc cho các tổ chức phi chính phủ.

Thậm chí ngay trong "biên - phiên dịch" cũng bao hàm nhiều công việc khác nhau: Biên dịch (tức dịch viết) - dịch các loại văn bản, tin tức, phim, sách và phiên dịch (tức dịch nói) - dịch trực tiếp lời nói tại hội thảo, hội nghị. Mỗi hình thức dịch có những yêu cầu riêng.

Về nơi làm việc, một người biên dịch có thể làm việc tại các tòa soạn báo, nhà xuất bản, đài truyền hình hoặc bộ phận hành chính của doanh nghiệp có sử dụng ngoại ngữ đó. Trong khi đó, người phiên dịch (dù làm cho công ty hay là phiên dịch tự do) thường sẽ di chuyển đến tận hiện trường sự kiện (hoặc tham gia qua điện thoại, tham gia trực tuyến) để thực hiện công việc. 

Bắt nhịp toàn cầu hoá: Ngành ngoại ngữ không chỉ để làm dịch thuật! - Ảnh 3.

Sinh viên ngành ngoại ngữ cũng có lợi thế nếu muốn làm việc lâu dài ở nước ngoài hoặc tiếp tục học lên Thạc sĩ tại các trường đại học nước ngoài, tăng cường khám phá và trải nghiệm những nền văn hóa mới - trọn vẹn ước mơ trở thành một công dân toàn cầu "100%".

Sau 4 năm là sinh viên ngôn ngữ Nhật, bạn Ngô Đức Diệu Liên chia sẻ việc bản thân lựa chọn ngành cũng bắt đầu từ sự yêu thích văn hóa Nhật Bản từ khi còn nhỏ. Chính vì vậy, khi thấy Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) có đào tạo ngành này, bạn đã không chần chừ lập tức nộp đơn. Trước những "tin đồn thất thiệt" về việc không có kỹ năng nghề nhất định khi học ngoại ngữ, Diệu Liên đã đưa ra những trải nghiệm thực tế của bản thân:

"Có thể nhiều người nghĩ rằng học ngành này chỉ là học tiếng, học văn hóa Nhật mà không có kỹ năng nghề nghiệp nhất định. Nhưng mình không cho là vậy, vì khi chọn ngành Ngôn ngữ Nhật, ngoài những kiến thức nền tảng, mình còn được học những môn chuyên sâu như tiếng Nhật thương mại, kỹ năng biên phiên dịch, báo cáo tiếng Nhật, kỹ năng thuyết trình tiếng Nhật, văn hóa Nhật Bản,... Cơ hội việc làm cũng rất phong phú như hướng dẫn viên du lịch, biên - phiên dịch viên, thư ký, quan hệ khách hàng, giáo viên, nhân viên công ty Nhật,..."

Bắt nhịp toàn cầu hoá: Ngành ngoại ngữ không chỉ để làm dịch thuật! - Ảnh 4.

Cùng quan điểm với Đức Liên, bạn Nguyễn Hoàng Quân, một cựu sinh viên chuyên ngành Hàn Quốc học, trường HUTECH cho hay:

"Mình nghĩ các ý kiến cho rằng học ngành này là chỉ học tiếng, học văn hóa Hàn mà không có kỹ năng nghề nghiệp nhất định là chưa thật sự đúng lắm. Nhìn rộng ra thì mình thấy không có ngành học nào trang bị được mọi kiến thức và kỹ năng cho sinh viên cả.

Các ngành học đều trang bị cho sinh viên lượng kiến thức nền ở mức cơ bản và để có thể đi làm ở các doanh nghiệp thì phải chủ động tìm tòi và học hỏi thêm. Việc được trang bị kiến thức về ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc đã giúp sinh viên có thể làm việc được ở công ty Hàn Quốc rồi, nhưng nếu các bạn sinh viên muốn làm việc tốt hơn và hiệu quả hơn nữa thì phải tự học, tự nâng cao các kỹ năng của bản thân phù hợp với lĩnh vực của công ty mà mình đang công tác."

Bắt nhịp toàn cầu hoá: Ngành ngoại ngữ không chỉ để làm dịch thuật! - Ảnh 5.

Thêm một điểm khiến nhiều bạn đang lựa chọn chuyên ngành không khỏi băn khoăn, liệu chỉ tiếng Anh mới là "con cưng" còn những ngôn ngữ khác "hiếm" hơn chỉ là "con ghẻ"? Khi hầu hết tất cả các công ty đều muốn tuyển dụng nhân sự thành thạo tiếng Anh.

Tiếng Anh đúng là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên. thực tế tại Việt Nam cho thấy, trong nền kinh tế hội nhập hiện nay, bên cạnh các nước sử dụng tiếng Anh như Hoa Kỳ, Ấn Độ, Singapore,... đầu tư vào Việt Nam còn có ngày càng nhiều "ông lớn" đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc,…

Bắt nhịp toàn cầu hoá: Ngành ngoại ngữ không chỉ để làm dịch thuật! - Ảnh 6.

Diệu Liên không khỏi tự hào và mãn nguyện với công việc hiện tại của mình sau 4 năm là một sinh viên ngành ngôn ngữ Nhật tại HUTECH:

"Hiện mình đang làm công việc QA cho một công ty về phần mềm của Nhật. Công ty có công ty mẹ ở Tokyo - Nhật Bản, và là một trong những công ty top đầu về kiểm thử phần mềm cùng các lĩnh vực có liên quan.

Ngoài tiếng Nhật thì tiếng Anh và những kỹ năng mềm như quản lý thời gian, tư duy sáng tạo,... mà mình đã được học tại HUTECH cũng đã giúp mình rất nhiều trong công việc. Ngoài ra, trong thời gian đi học, mình còn được các thầy, cô người Nhật kể về xã hội, cuộc sống và môi trường làm việc bên Nhật. Thế nên lúc đi làm, mình cũng không quá sốc hay bỡ ngỡ trước môi trường "kỷ luật thép" của một công ty 100% Nhật Bản."

Cùng với Diệu Liên, Hoàng Quân cũng nhiệt tình chia sẻ những điều mình đã đạt được sau khi cầm tấm bằng cử nhân trên tay: "Mình đang làm việc tại một Học viện giáo dục tiếng Hàn của chính phủ Hàn Quốc và công việc chính của mình là vận hành các lớp học tiếng Hàn ở Học viện, tổ chức các chương trình sự kiện giới thiệu văn hóa Hàn Quốc,... Nói về các kỹ năng từ quá trình học tập đại học giúp ích cho công việc của mình thì nhiều lắm!

Nói tới đây thì mình cũng phải dành lời cảm ơn đến các thầy cô của Khoa Hàn Quốc học HUTECH đã cho mình rất nhiều cơ hội để học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm. Từ kỹ năng tư vấn tuyển sinh, tổ chức chương trình, quản lý Fanpage,.... đến việc viết email đều được mình học từ quá trình học tập và tổ chức các hoạt động cả. Ngoài giờ học trên lớp thì mình hay tổ chức chương trình cho Khoa. Mỗi lần làm chương trình trình là mỗi lần mình học thêm một điều mới và sau này giúp ích rất nhiều cho mình trong công việc hiện tại."

Rõ ràng có thể thấy, cơ hội việc làm đối với sinh viên ngoại ngữ sau khi bước chân ra khỏi cánh cổng trường đại học là rất lớn, dù cho bạn có học một ngoại ngữ được cho là "hiếm". Điểm chung của những công việc này, luôn là một mức lương khởi điểm khá hấp dẫn và một môi trường làm việc lý tưởng cho thế hệ trẻ đầy năng động.

Những kiến thức và kỹ năng cơ bản được đào tạo đều là những nền tảng vững chắc cho bạn tiến thân vào một chuyên ngành, một công việc bất kỳ mà bản thân mong đợi. Mọi nỗ lực và kiên trì của bạn sẽ không bao giờ là vô nghĩa hay "không xứng đáng".Đừng lo lắng nhé!

Bắt nhịp toàn cầu hoá: Ngành ngoại ngữ không chỉ để làm dịch thuật! - Ảnh 7.

Nghe vô lý nhưng lại vô cùng thuyết phục. Vậy khi trở thành một sinh viên ngành ngoại ngữ, bạn sẽ được học những gì?

Đầu tiên, ở trường đại học, sinh viên nhóm ngành ngoại ngữ được đào tạo kỹ năng ngôn ngữ (nghe - nói - đọc - viết), trang bị kiến thức văn hóa - lịch sử - xã hội,... trước khi vào học chuyên ngành như Biên - phiên dịch, Giảng dạy, Du lịch - Thương mại. Điều này tạo khác biệt so với khi chỉ học các khóa ngôn ngữ ngắn hạn.

Không chỉ vậy, tại các trường với định hướng đào tạo ứng dụng hiện đại như Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH), sinh viên nhóm ngành này (gồm các ngành Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Trung, Ngôn ngữ Hàn) còn được tạo điều kiện phát triển kỹ năng ngôn ngữ, khám phá văn hóa để học tập hứng thú, hiệu quả hơn. Điều này hoàn toàn phù hợp với tư duy ưa khám phá, ưa trải nghiệm để tự làm chủ kiến thức của các sinh viên Gen Z đầy năng động.

Đặc biệt, tại HUTECH, sinh viên sẽ được mở ra một môi trường đào tạo khơi gợi niềm yêu thích qua các sự kiện ngoại khóa thường xuyên: Ngày hội văn hóa nói tiếng Anh, Ngày hội chữ Hàn, Ngày hội kimono và yukata Nhật Bản, triển lãm búp bê Hina Matsuri, nghệ thuật thư pháp và thơ ca cổ điển Trung Quốc, thi viết và hùng biện tiếng Anh - Hàn - Nhật - Trung, giao lưu quốc tế với sinh viên các trường đại học nước ngoài... Sinh viên có thành tích học tập tốt cũng có cơ hội nhận học bổng trao đổi, chuyển tiếp ở nước ngoài, mở rộng môi trường học tập và tăng cường hành trang hội nhập.

img
img
img
img
img

Hong Choi Vừng (sinh viên khoa Trung Quốc học) không giấu được niềm vui với những kỷ niệm, những trải nghiệm đáng nhớ khi theo học tại HUTECH:

"Tôi tham gia rất nhiều hoạt động. Giao lưu quốc tế phải kể đến các chương trình như cuộc thi Nhịp cầu Hán Ngữ, cuộc thi nói "Thành phố tôi ơi" với trường ĐH Giao thông Trùng Khánh, Winter Camp với trường ĐH Sư phạm An Huy và trường ĐH Hà Nam,... Tham quan doanh nghiệp phải kể đến các chuyến tham quan Cty Hải Lượng ở Tiền Giang, Cty Pouyuan ở quận Tân Bình, Cty SaiLun ở Tây Ninh, Cty Vedan ở Đồng Nai.

Đối với tôi có lẽ ấn tượng nhất là cuộc thi nói "Thành phố tôi ơi" với các bạn ở ĐH Giao thông Trùng Khánh. Mặc dù chương trình tổ chức online do dịch Covid-19 nhưng mọi người tham gia rất nhiệt tình. Sinh viên có cơ hội giao lưu với các bạn nói tiếng Trung từ khắp nơi trên thế giới như Thái Lan, Trung Quốc và các quốc gia châu Phi. Một cuộc thi có sự tham gia của nhiều nước như vậy khiến tôi cảm thấy vô cùng thích thú, được thể hiện mình, được học tập và được trải nghiệm. "

Bắt nhịp toàn cầu hoá: Ngành ngoại ngữ không chỉ để làm dịch thuật! - Ảnh 9.

Lê Quốc Phương - sinh viên Ngôn ngữ Anh cũng có nhiều trải nghiệm khó quên với các chương trình giao lưu quốc tế dành cho sinh viên như Ngày hội "International Day" do HUTECH tổ chức, "Cultural Day of Native English Speaking Countries" do Khoa Tiếng Anh tổ chức, ngoài ra còn có các hoạt động giao lưu văn hóa đến từ các CLB của Khoa Tiếng Anh như Giao lưu văn hóa Việt - Hàn (với trường ĐH Hankul, ĐH Woosong), Việt - Thái (với trường ĐH Prince of Songkla),...

"Được gặp gỡ các bạn sinh viên đến từ các trường đại học ở các quốc gia khác nhau là một trải nghiệm thú vị. Ngoài ra, em cũng tham gia kiến tập ở các doanh nghiệp có dùng tiếng Anh như Shopee, Thế giới di động, Triumph Việt Nam." - Quốc Phương vui vẻ nói.

Bắt nhịp toàn cầu hoá: Ngành ngoại ngữ không chỉ để làm dịch thuật! - Ảnh 10.

Các học kỳ trao đổi, những học bổng tham quan học tập ở nước ngoài cũng là trải nghiệm đáng nhớ của nhiều sinh viên ngành ngoại ngữ. Với sự nỗ lực của bản thân, Diệu Liên trong thời gian theo học tại HUTECH ngành ngôn ngữ Nhật đã may mắn có cơ hội nhận học bổng của Bộ Kinh tế và Công thương Nhật Bản và tham gia chương trình thực tập tại doanh nghiệp Nhật trong vòng gần 3 tháng tại Osaka. Với Diệu Liên, đây là một trải nghiệm đáng quý:

"Nơi mình tới là Osaka - một nơi sử dụng phương ngữ - nên dù là dân học tiếng Nhật, mình vẫn bị sốc tiếng Nhật. Điều làm mình nhớ nhất trong chuyến thực tập là mình được giao cho nhiệm vụ thuyết trình sản phẩm của công ty trong một hội chợ thương mại ngay ngày làm việc thứ 2. Lúc đó mình run lắm luôn, chuẩn bị nội dung thuyết trình rồi học xong từ tối hôm trước, hôm sau vẫn ráng nhẩm nhẩm lại lúc ngồi trên xe đi tới hội chợ. May mắn là mọi thứ đã diễn ra suôn sẻ, công ty cũng đã để lại dấu ấn và bán được kha khá sản phẩm.

Điều thứ hai khiến mình không thể quên là việc tham gia học tập tại công ty Shima Seiki - một công ty chuyên về máy móc và thiết bị công nghiệp - trong tuần tiếp theo. Áp lực ở chỗ mình cần học cách vận hành máy và phần mềm điều khiển, thiết kế, cho đến gia công hoàn tất sản phẩm, tất cả chỉ trong vòng 1 tuần, trong khi bình thường thì chương trình sẽ kéo dài khoảng 1 tháng.

Sau hai lần "để đời" đó, bác giám đốc công ty mình theo thực tập mới cho mình hay rằng, người ta giao việc khó khăn để thử thách mình, để xem ý chí và sự cố gắng của mình có thể đạt đến đâu, và họ cũng rất hài lòng khi mình không bỏ cuộc. Lúc đó mình chỉ nghĩ: người Nhật ngộ thiệt ha. Nhưng mình cũng rất vui vì sự nỗ lực của mình được công nhận, đó là một động lực để mình ngày một cố gắng nhiều hơn. Gần ba tháng không phải là một thời gian dài, nhưng mình đã học hỏi và trau dồi được rất nhiều thứ, cũng như cảm nhận được tình cảm của gia đình homestay người Nhật, và cả các cô chú đồng nghiệp đã dành cho mình."

Bên cạnh các kiến thức chuyên môn được đào tạo bài bản và những cơ hội rộng mở để trở thành một công dân toàn cầu, viên ngành ngoại ngữ còn được bổ sung hành trang thông qua các hội thảo kỹ năng với nhà tuyển dụng nước ngoài, các kỳ thực tập doanh nghiệp,...

Bắt nhịp toàn cầu hoá: Ngành ngoại ngữ không chỉ để làm dịch thuật! - Ảnh 11.

PGS.TS. Phan Đình Nguyên - Phó Hiệu trưởng HUTECH cho hay: "Thông qua các phương pháp đào tạo hiện đại, đa dạng và sinh động, sinh viên nhóm ngành Ngoại ngữ HUTECH có thể học tập một cách nhẹ nhàng, thoải mái hơn. Đồng thời, đây cũng là môi trường thuận lợi để các bạn phát triển kỹ năng mềm (kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề...), có thêm cơ sở năng lực cho hoạt động giao lưu quốc tế và tiếp cận doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp nước ngoài". Được biết, HUTECH hiện đào tạo nhóm ngành ngoại ngữ với các ngành Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn và Ngôn ngữ Trung theo định hướng phát triển toàn diện kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp. Trường cũng mang đến cơ hội trải nghiệm văn hóa quốc tế và trao đổi, học tập ở nước ngoài cho sinh viên thông qua mạng lưới hợp tác quốc tế rộng khắp.

Trong một thế giới toàn cầu hóa, cơ hội mở ra cho tất cả những ai có niềm yêu thích, dám lựa chọn và dám hết mình vì niềm yêu thích của mình. Với nỗ lực không ngừng và "bệ phóng" từ một môi trường đào tạo phù hợp, Gen Z khi chọn ngành ngoại ngữ chính là đang đứng trước ngưỡng cửa thuận lợi để trở thành những công dân toàn cầu, khẳng định bản thân và xây dựng tương lai vững chắc.


Bài viết: AD

Theo: Trí Thức Trẻ

02/06/2022

https://kenh14.vn/bat-nhip-toan-cau-hoa-nganh-ngoai-ngu-khong-chi-de-lam-dich-thuat-20220602172419019.chn