Không nhất thiết phải tham gia phong trào hay ngày hội lớn, việc giảm rác thải nhựa đang dần trở thành thói quen của nhiều người Việt Nam, và diễn ra âm thầm với nhiều điểm sáng tích cực.
Ai cũng có thể thể giảm rác thải nhựa: Vì bảo vệ môi trường không cần là trào lưu, hãy bắt đầu từ những thói quen đơn giản - Ảnh 1.

Đứng tần ngần trước quầy tính tiền trong siêu thị, phải mất vài giây Vân mới nhớ ra người thu ngân đang hỏi mình: "Chị có cần dùng thêm túi không ạ?". Thế lưỡng nan của những bà nội trợ không chỉ với câu hỏi "hôm nay mình sẽ nấu món gì" mà giờ đây, Vân băn khoăn một lúc, tự vấn bản thân "mình có cần thêm một cái túi nilon không". Một cái túi nilon không phải thứ gì to tát nhưng nhận thêm một túi nilon về nhà, Vân sẽ tự trách bản thân vì đi ngược lại với "cam kết cá nhân" về việc bảo vệ môi trường của bản thân. Nguyên nhân cũng đơn giản - chỉ vì nay đi làm vội quá nên cô quên mang theo túi xách đi chợ thường ngày.

"Chị có cần em bỏ vào túi nilon cho chị không?" nhân viên thu ngân có vẻ mất bình tĩnh. Hai tiếng "túi nilon" như dội lại vào tâm trí Vân khiến cô nhận ra mình không thể đứng tần ngần đó mãi được.

"Cảm ơn em, chị không cần đâu, chị cho hết vào balo cũng được". Đó là một sự nỗ lực để cho hết vào balo, nhưng cô thấy nhẹ nhõm. Một bên là sự tiện dụng của túi nilon với thói quen cô đã cố bỏ, một bên là trách nhiệm mong muốn đóng góp vào việc bảo vệ môi trường, cuối cùng Vân đã chọn điều thứ hai.

Bên cạnh những thông điệp truyền thông nhắc nhở chúng ta phân loại rác mỗi ngày, những chiến dịch bảo vệ động vật quý hiếm hay trồng cây gây rừng vẫn diễn ra rầm rộ, thói quen bảo vệ môi trường từ những thực hành hạn chế sử dụng sản phẩm từ nhựa sử dụng một lần vẫn ngày ngày thầm lặng diễn ra trong cộng đồng. Người tiêu dùng ngày càng ý thức hơn được những tác động tiêu cực của rác thải nhựa tới môi trường, các thói quen tiêu dùng và sử dụng sản phẩm đồ nhựa cũng thay đổi. Thay vì lựa chọn các quán cà phê dùng cốc nhựa và ống hút sử dụng 1 lần, họ chọn lui tới những quán cà phê dùng ly thuỷ tinh và ống hút làm từ các vật liệu thân thiện với môi trường như bã mía, tre, gạo... Thói quen mang túi khi đi chợ, mang bình đựng nước khi đi học, đi chơi cũng ngày càng dễ nhận thấy ở các bạn sinh viên. Giảm thiểu sử dụng rác thải nhựa được cho là lời giải hiệu quả cho vấn đề ô nhiễm môi trường.

Ai cũng có thể thể giảm rác thải nhựa: Vì bảo vệ môi trường không cần là trào lưu, hãy bắt đầu từ những thói quen đơn giản - Ảnh 2.

Tuy nhiên, đó vẫn là bài toán khó đặt nhiều người vào thế lưỡng nan giữa thói quen tiêu dùng và mong muốn làm việc tốt. Loại bỏ hoàn toàn vật liệu nhựa ra khỏi cuộc sống là một điều dường như "bất khả thi", trong khi nếu tiếp tục dùng đồ nhựa, nhất là nhựa sử dụng một lần, ảnh hưởng đến môi trường sẽ ngày càng lớn. Nhịp sống hiện đại đòi hỏi chúng ta phải sống nhanh hơn cũng là một lý do khiến các sản phẩm take-away (có thể mang đi) ngày càng được ưa chuộng, nhất là thức ăn, nước uống trong bao bì nhựa tiện dụng.

Một giải pháp quy mô lớn, hệ thống và bền vững là điều người tiêu dùng cần, để đáp lại những thay đổi trong nhận thức và thói quen đã diễn ra thầm lặng trong vài năm qua.

Ai cũng có thể thể giảm rác thải nhựa: Vì bảo vệ môi trường không cần là trào lưu, hãy bắt đầu từ những thói quen đơn giản - Ảnh 3.

Bước đi quan trọng của Coca-Cola trong tiến trình thay đổi thói quen sử dụng nhựa tái chế của người dùng, thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam được đánh dấu bằng sự kiện ra mắt bao bì làm từ 100% nhựa tái chế rPET. Với việc ra mắt chai Coca-Cola làm từ nhựa tái chế, doanh nghiệp hướng tới giảm thiểu sử dụng 2.000 tấn nhựa mỗi năm tại Việt Nam.

Đây là một trong nhiều sáng kiến bao bì bền vững của Coca-Cola, góp phần vào những nỗ lực dài hạn của doanh nghiệp hướng tới Một thế giới không rác thải. Việc ra mắt sản phẩm bao bì mới của tập đoàn Coca-Cola giúp giải quyết 2 vấn đề quan trọng cho người tiêu dùng: Sự tiện lợi và sự bền vững. Những người như chị Vân sẽ không cần tần ngần đứng trước quầy thu ngân khi mua một sản phẩm có bao bì làm từ nhựa tái chế, và có thể tiếp tục được tái chế và vẫn phục vụ cuộc sống tiện lợi cho người tiêu dùng.

Ai cũng có thể thể giảm rác thải nhựa: Vì bảo vệ môi trường không cần là trào lưu, hãy bắt đầu từ những thói quen đơn giản - Ảnh 4.

Bên cạnh việc ra mắt sản phẩm chai nhựa mới, Coca-Cola cũng mong muốn người tiêu dùng Việt Nam có thể cùng chung tay giảm thiểu rác thải nhựa từ những việc làm đơn giản tại nhà như để riêng các loại rác có thể tái chế, sau đó chuyển cho những vựa ve chai, các đơn vị thu gom gần nhất để giúp rác thải nhựa có thêm cơ hội được tái sinh. Đó cũng là lý do Coca-Cola in một thông điệp nổi bật "Tái Chế Tôi" lên bao bì tất cả các sản phẩm của mình từ năm 2021, để khuyến khích người tiêu dùng phân loại và tái chế sau khi sử dụng.

Thông qua việc ra mắt bao bì từ 100% nhựa tái chế rPET, Coca-Cola cũng đồng thời giúp thúc đẩy một mô hình kinh tế tuần hoàn cho nhựa tại Việt Nam. Từ năm 2018, Coca-Cola Việt Nam đã hợp tác với nhiều đối tác như Trung tâm Hỗ trợ Phát triển xanh Green Hub, các đơn vị tái chế trong nước tại Hạ Long, Cần Giờ… để hỗ trợ và có giải pháp khuyến khích lực lượng thu gom rác thải nhựa trong khu vực phi chính thức - một mắt xích quan trọng trong ngành công nghiệp tái chế tại Việt Nam.

Trăn trở từ rất lâu với việc giảm thiểu rác thải nhựa, chị Vân rất vui khi biết Coca-Cola ra mắt sản phẩm nhựa tái chế 100%. Chị chia sẻ: "Những chai nhựa mới này không chỉ tiện lợi mà còn giúp người tiêu dùng như chúng tôi góp phần nhỏ vào việc bảo vệ môi trường, không phải lấn cấn trước những lựa chọn tiêu dùng hàng ngày".

Ai cũng có thể thể giảm rác thải nhựa: Vì bảo vệ môi trường không cần là trào lưu, hãy bắt đầu từ những thói quen đơn giản - Ảnh 5.
img
img

Ai cũng có thể thể giảm rác thải nhựa: Vì bảo vệ môi trường không cần là trào lưu, hãy bắt đầu từ những thói quen đơn giản - Ảnh 7.

Coca-Cola là một thương hiệu luôn hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường thông qua các dự án thiết thực tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Với chiến lược "Vì một thế giới không có rác thải", Coca-Cola đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ thu gom và tái chế tương đương 100% chai và lon bán ra trên toàn cầu. Không chỉ nỗ lực thu gom và tái chế, Coca-Cola còn hướng đến giảm sử dụng nhựa mới trong sản xuất bao bì. Vào tháng Tư năm 2021, Coca-Cola Việt Nam đã chuyển Sprite từ chai màu xanh lá cây sang chai nhựa PET trong để chai Sprite dễ dàng được tại chế và có thêm vòng đời mới sau khi sử dụng. Thông điệp "TÁI CHẾ TÔI" cũng được Coca-Cola in trên toàn bộ bao bì sản phẩm của mình từ năm 2021 nhằm khuyến khích người dùng tái chế vỏ chai và lon sau khi sử dụng.

Với chiến lược "Vì một thế giới không có rác thải", công ty Coca-Cola đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ thu gom và tái chế tương đương 100% chai và lon bán ra trên toàn cầu. Hiện nay, Coca-Cola đã nỗ lực để cho ra mắt chai làm từ 100% nhựa tái chế tại hơn 30 thị trường trên thế giới.

Coca-Cola Việt Nam là một trong những thành viên sáng lập của Liên minh Tái chế Bao bì Việt Nam (PRO), hợp tác cùng các doanh nghiệp hàng đầu, các đơn vị tái chế và các cơ quan chính phủ khác nhằm thúc đẩy quá trình thu gom, tái chế bao bì trong nước, hướng đến mục tiêu vì một Việt Nam sạch và xanh.

Rất nhiều dự án của Coca-Cola tại Việt Nam đã phần nào chạm đến người tiêu dùng, đóng góp vào mục tiêu chung của quốc gia nhằm bảo vệ và phát huy các khu dự trữ sinh khí quyển thế giới, giảm rác thải nhựa đại dương, và chống biến đổi khí hậu. Với sự hỗ trợ từ Quỹ Coca-Cola, đơn vị đã đồng hành cùng nhiều chương trình hành động thiết thực và ý nghĩa của UNESCO, Green Hub, WWF nhằm bảo tồn và phát huy Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An, khu Dự trữ sinh quyển thế giới Quần đảo Cát Bà, Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ hay Vườn Quốc Gia Tràm Chim - Đồng Tháp. Công ty cũng hợp tác với tổ chức "The Ocean Cleanup" triển khai dự án làm sạch sông Cần Thơ bằng hệ thống Interceptor™ có khả năng thu gom 400kg rác thải mỗi ngày.

Ai cũng có thể thể giảm rác thải nhựa: Vì bảo vệ môi trường không cần là trào lưu, hãy bắt đầu từ những thói quen đơn giản - Ảnh 8.

Chia sẻ về ý nghĩa của việc ra mắt bao bì nhựa tái chế 100%, Ông Leonardo Garcia, Tổng Giám đốc Coca-Cola Việt Nam và Campuchia, cho biết: "Chúng tôi muốn đảm bảo rằng tất cả sản phẩm chai nhựa của Coca-Cola đều có nhiều vòng đời, hướng đến hỗ trợ nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam. Để đạt được mục tiêu này, chúng tôi cần có đủ nguồn cung cấp nhựa tái chế với chất lượng đạt chuẩn cho sản xuất thực phẩm, an toàn cho người tiêu dùng. Đây là lý do Coca-Cola Việt Nam và đối tác đóng chai của mình, đang đầu tư vào các hoạt động thu gom và tái chế chai nhựa PET".

Ai cũng có thể thể giảm rác thải nhựa: Vì bảo vệ môi trường không cần là trào lưu, hãy bắt đầu từ những thói quen đơn giản - Ảnh 9.

"Coca-Cola Việt Nam là một trong những doanh nghiệp tiên phong xây dựng nền kinh tế tuần hoàn cho các loại bao bì. Công ty đã, đang tích cực hợp tác với nhiều bên có liên quan thực hiện thu gom, tái chế bao bì, giúp chai nhựa có thêm nhiều vòng đời mới. Đây là một mục tiêu đầy tham vọng và cho thấy sự sẵn sàng của Công ty trong việc thực thi trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) đối với bao bì nhựa. Bao bì mới làm từ 100% nhựa tái chế của Coca-Cola Việt Nam đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trên hành trình phát triển bền vững của mình" - ông Phan Tuấn Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường chia sẻ.

Với những nỗ lực và kết quả đã đạt được trong hành trình hướng đến một thế giới không rác thải Coca-Cola không chỉ góp phần phát triển chuỗi giá trị theo định hướng kinh tế tuần hoàn mà còn góp phần nâng cao nhận thức trong cộng đồng về trách nhiệm đối với môi trường cũng như xây dựng thói quen mới về quản lý rác thải có trách nhiệm.

Minh Đức
Trường Dương