Nam thanh, nữ tú phấn khích với lễ hội Lồng Tồng - cầu mưa

Lê Nam, Theo Pháp luật xã hội 00:01 10/02/2014

Lễ hội Lồng Tồng hay còn gọi là lễ hội xuống đồng của người dân tộc Tày được tổ chức tại khu di tích ATK Định Hóa - Thái Nguyên với nhiều hoạt động đặc sắc đã thu hút hàng nghìn khách tham dự.

Vào ngày mùng 10 giáng Giêng âm lịch hàng năm, tại Đèo De, xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên diễn ra lễ hội Lồng Tồng của người dân tộc Tày, Nùng vùng chiến khu ATK (an toàn khu). Từ sáng sớm, mặc dù xuất hiện cơn mưa phùn lất phất cùng thời tiết lạnh buốt nhưng hàng nghìn người vẫn nô nức đổ về khu vực chiến khu Định Hóa, hòa vào dòng người tham dự nhiều hoạt động văn hóa tín ngưỡng truyền thống và trảy hội vui xuân ấn tượng.

Nam thanh, nữ tú phấn khích với lễ hội Lồng Tồng - cầu mưa 1
Từ sáng sớm, hàng nghìn người đã đổ về sân lễ hội tại Đèo De, xã Phú Đình - Định Hóa, Thái Nguyên để tham dự lễ hội Lồng Tồng (10/1 âm lịch)

Nam thanh, nữ tú phấn khích với lễ hội Lồng Tồng - cầu mưa 2
Thời tiết mưa phùn không cản bước những người dân đi trảy hội

Nam thanh, nữ tú phấn khích với lễ hội Lồng Tồng - cầu mưa 3

Nam thanh, nữ tú phấn khích với lễ hội Lồng Tồng - cầu mưa 4
Rất nhiều em nhỏ không giấu nổi niềm vui khi cha mẹ cho đi tham dự lễ hội đầu Xuân

Lễ hội Lồng Tồng hay còn gọi là lễ hội "xuống đồng", được xem là hoạt động tín ngưỡng gắn liền với nền nông nghiệp trồng trọt của đồng bào các dân tộc vùng núi phía bắc, đặc biệt là của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng. Người dân nơi đây thường tổ chức lễ hội Lồng Tồng vào những ngày đầu Xuân hàng năm với nhiều nghi lễ tín ngưỡng để tạ ơn đất trời và các vị thần linh đã phù hộ cho họ trong suốt một năm làm ăn, cày cấy. Đồng thời, cầu xin các vị thần linh che chở để có thêm một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no đầy đủ.

Tại đây, rất nhiều các nghi lễ tín ngưỡng truyền thống được thực hiện trang nghiêm, từ nghi lễ cầu mưa của dân tộc Tày, Sán Chay, nghi lễ cầu phúc của dân tộc Dao với đầy đủ hoa đăng, trà quả tượng trưng cho trời, đất, muông thú để dâng cúng thần linh cho đến nghi lễ "xuống đồng" nhiều ý nghĩa. 

Trên sân khấu chính, nghi lễ "cầu mưa" được tái hiện một cách sinh động. Một người đàn ông có uy tín trong làng chịu trách nhiệm chủ trì phần lễ, đọc bản diễn văn giữa trời đất, dân làng để thần linh có thể thấu hiểu. Nội dung là cầu cho mưa thuận gió hòa suốt cả một năm để đồng bào có thể yên tâm dắt trâu ra đồng cày cấy. Sau hiệu lệnh "trời đã mưa, trâu có thể ra đồng cày cấy", thật trùng hợp, trời tiếp tục đổ mưa nặng hạt hơn. Một con trâu "khoảng 3 tạ thịt" to khỏe được "người nông dân" dắt ra giữa sân khấu, kéo theo một chiếc cày tượng trưng cho việc đi cày. Mặc dù con trâu khỏe mạnh nhưng người nông dân vẫn thuê 2 người thanh niên vừa đi vừa quạt mát cho trâu. Ở một địa điểm khác, một "bà bầu 9 tháng 10 ngày" nhưng vẫn chăm chỉ ra đồng cùng chồng vớt cá, mò cua kiếm sống...

Nam thanh, nữ tú phấn khích với lễ hội Lồng Tồng - cầu mưa 5
Nghi lễ "cầu mưa" - cầu cho một năm mưa thuận gió hòa

Nam thanh, nữ tú phấn khích với lễ hội Lồng Tồng - cầu mưa 6
Người nông dân chăm chú lắng nghe lời khuyên răn

Nam thanh, nữ tú phấn khích với lễ hội Lồng Tồng - cầu mưa 7
Múa rối tái hiện đời sống sinh hoạt hàng ngày

Nam thanh, nữ tú phấn khích với lễ hội Lồng Tồng - cầu mưa 8
Thời tiết thuận lợi, người nông dân dắt trâu ra ruộng cày 

Nam thanh, nữ tú phấn khích với lễ hội Lồng Tồng - cầu mưa 9
Chú trâu "3 tạ thịt" to khỏe được 2 người đàn ông đi trước quạt mát

Nam thanh, nữ tú phấn khích với lễ hội Lồng Tồng - cầu mưa 10
Bà bầu "9 tháng 10 ngày" nhưng vẫn ra đồng vợt cá, bắt cua cùng chồng

Nam thanh, nữ tú phấn khích với lễ hội Lồng Tồng - cầu mưa 11

Nam thanh, nữ tú phấn khích với lễ hội Lồng Tồng - cầu mưa 12
Người dân đội mưa theo dõi phần nghi lễ truyền thống

Sau tiếng trống khai hội, hàng loạt các hoạt động vui chơi được diễn ra vô cùng hấp dẫn như múa sư tử, múa rối hay như hội tung còn, đánh đu... thu hút rất nhiều nam thanh nữ tú tham dự. 

Nam thanh, nữ tú phấn khích với lễ hội Lồng Tồng - cầu mưa 13
Quả "Còn" được làm từ vải với nhiều màu sắc sặc sỡ, dùng để tham gia hội tung còn

Nam thanh, nữ tú phấn khích với lễ hội Lồng Tồng - cầu mưa 14
Cây nêu lớn được đặt ở giữa sân trong ngày lễ Tết

Nam thanh, nữ tú phấn khích với lễ hội Lồng Tồng - cầu mưa 15
Một cây mai cao khoảng 20m dựng làm cột. Trên đỉnh cột có uốn vòng tròn đường kính 50 – 60cm dán giấy hai bên. Người chơi ném còn qua vòng tròn hoặc nam nữ thanh niên ném còn cho nhau trao duyên.

Nam thanh, nữ tú phấn khích với lễ hội Lồng Tồng - cầu mưa 16

Nam thanh, nữ tú phấn khích với lễ hội Lồng Tồng - cầu mưa 17

Nam thanh, nữ tú phấn khích với lễ hội Lồng Tồng - cầu mưa 18
Các thiếu nữ thích thú với trò ném còn

Nam thanh, nữ tú phấn khích với lễ hội Lồng Tồng - cầu mưa 19

Nam thanh, nữ tú phấn khích với lễ hội Lồng Tồng - cầu mưa 20

Nam thanh, nữ tú phấn khích với lễ hội Lồng Tồng - cầu mưa 21
Trẻ em cũng rất nhiệt tình tham gia trò chơi này.

Nam thanh, nữ tú phấn khích với lễ hội Lồng Tồng - cầu mưa 22
Trò đánh đu thu hút đông đảo bạn trẻ tham dự.

Nam thanh, nữ tú phấn khích với lễ hội Lồng Tồng - cầu mưa 23
Háo hức lần đầu được đánh đu

Nam thanh, nữ tú phấn khích với lễ hội Lồng Tồng - cầu mưa 24
Một nam thanh niên lấy hết sức để đu bay cao nhất

Nam thanh, nữ tú phấn khích với lễ hội Lồng Tồng - cầu mưa 25
Mong chờ đến lượt mình...

Nam thanh, nữ tú phấn khích với lễ hội Lồng Tồng - cầu mưa 26
Chia sẻ cảm xúc phấn khích với bạn bè sau khi được tham gia trò chơi

Nam thanh, nữ tú phấn khích với lễ hội Lồng Tồng - cầu mưa 27
Hay cũng sợ phát khiếp với trò chơi cảm giác mạnh

Nam thanh, nữ tú phấn khích với lễ hội Lồng Tồng - cầu mưa 28
Ẩm thực vùng quê phong phú

Nam thanh, nữ tú phấn khích với lễ hội Lồng Tồng - cầu mưa 29
Món cơm lam Định Hóa ngon dẻo, ăn tại chỗ hoặc có thể làm quà đem về

Nam thanh, nữ tú phấn khích với lễ hội Lồng Tồng - cầu mưa 30
Tại đây, nhiều hội trại sinh động tô điểm cho lễ hội thêm rực rỡ

Từ năm 2002, UBND tỉnh Thái Nguyên và Tổng cục Du lịch đã quyết định tổ chức Lễ hội Lồng Tồng tại Tỉn Keo, xã Phú Ðình, huyện Ðịnh Hóa vào ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm với ý tưởng khôi phục lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân gian ý nghĩa.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày