Thanh niên đóng khố, vật lộn trong bùn để tranh quả cầu nặng 20kg trong lễ hội 4 năm mới có một lần ở Bắc Giang

Phương Thảo, Theo Trí Thức Trẻ 18:29 26/05/2018

Lễ hội được tổ chức 4 năm một lần để cầu cho mưa thuận gió hòa, dân làng được ấm no. Nét đặc sắc nhất của lễ hội chính là hội đấu cướp cầu mang ý nghĩa tín ngưỡng dân gian phong phú.

Chiều 26/5, thôn Yên Viên, xã Vân Hà (Việt Yên - Bắc Giang) lại mở Lễ hội Vật cầu bùn với mong muốn mưa thuận gió hòa, dân làng được no ấm.

Lễ hội Vật cầu bùn tại thôn Yên Viên được tổ chức 4 năm 1 lần vào các năm chẵn. Năm nay, lễ hội bắt đầu từ ngày 12 – 14/4 Âm lịch tại di tích lịch sử Đền Chùa Vân.

Thanh niên đóng khố, vật lộn trong bùn để tranh quả cầu nặng 20kg trong lễ hội 4 năm mới có một lần ở Bắc Giang - Ảnh 1.

Các trai làng làm lễ trước đền trước khi ra sân vật.

Thanh niên đóng khố, vật lộn trong bùn để tranh quả cầu nặng 20kg trong lễ hội 4 năm mới có một lần ở Bắc Giang - Ảnh 2.
Thanh niên đóng khố, vật lộn trong bùn để tranh quả cầu nặng 20kg trong lễ hội 4 năm mới có một lần ở Bắc Giang - Ảnh 3.
Thanh niên đóng khố, vật lộn trong bùn để tranh quả cầu nặng 20kg trong lễ hội 4 năm mới có một lần ở Bắc Giang - Ảnh 4.

Quả cầu nặng 20 kg được thủ đền mang từ trong đền ra làm lễ trước trận đấu. Trước khi đưa xuống sân vật, cầu được đặt lên bàn thờ trước đình thắp hương mong thần làng phù hộ để cầu không rơi xuống quân cầu, tránh chấn thương khi tham gia thi đấu.

Đặc trưng nhất của lễ hội chính là hội thi cướp cầu. Theo đó, luật chơi của hội vật cầu bùn được tổ chức như sau: 16 thanh niên khỏe mạnh tham gia hội vật gọi là quân cầu được chia làm bốn giáp (mỗi giáp bốn người), bốn giáp lại được chia làm hai đội (mỗi bên tám người) gọi là giáp trên và giáp dưới.

Hội vật được tổ chức trên một sân có diện tích khoảng 200m2, mặt sân là bùn nhão, ở hai đầu sân có hai hố để đẩy cầu xuống, mỗi lần đẩy được cầu xuống hố là kết thúc một hiệp. Ngày 12 đánh hai cầu, ngày 13 đánh ba cầu và ngày 14 đánh bốn cầu.

Thanh niên đóng khố, vật lộn trong bùn để tranh quả cầu nặng 20kg trong lễ hội 4 năm mới có một lần ở Bắc Giang - Ảnh 5.

Cầu được làm bằng gỗ lim, nặng khoảng 20kg lại rất trơn nên đòi hỏi quân cầu phải có sức mạnh và sự khéo léo mới tham gia được.

Thanh niên đóng khố, vật lộn trong bùn để tranh quả cầu nặng 20kg trong lễ hội 4 năm mới có một lần ở Bắc Giang - Ảnh 7.

Mỗi khi cầu rơi xuống đất, tất cả 16 quân cầu phải làm động tác nâng cầu rồi mới hạ xuống để tranh cầu.

Quả cầu trong hội vật làm bằng gỗ lim nặng 20kg được lưu truyền trong đình làng từ đời này qua đời khác. Theo tâm linh, mỗi lần cầu được đẩy xuống hố tượng trưng cho đất trời hòa hợp, mưa thuận gió hòa giúp mùa màng bội thu...

Quả cầu vốn tượng trưng cho Mặt trời, nên cướp được cầu là cướp được nắng, mùa màng sẽ bội thu, cây cối xanh tốt và may mắn cho toàn bộ dân làng. Với quan niệm ấy, nên hội vật cầu bùn cho dù đã trải qua hàng bao thế kỷ vẫn luôn được tồn tại, lưu truyền cho hậu thế với tình yêu quê hương, xóm làng của một đất nước với nền văn minh lúa nước.

Thanh niên đóng khố, vật lộn trong bùn để tranh quả cầu nặng 20kg trong lễ hội 4 năm mới có một lần ở Bắc Giang - Ảnh 8.

Trận đấu diễn ra kịch tính dưới cái nắng nóng gay gắt.

Thanh niên đóng khố, vật lộn trong bùn để tranh quả cầu nặng 20kg trong lễ hội 4 năm mới có một lần ở Bắc Giang - Ảnh 9.
Thanh niên đóng khố, vật lộn trong bùn để tranh quả cầu nặng 20kg trong lễ hội 4 năm mới có một lần ở Bắc Giang - Ảnh 10.

Rất đông người dân đã đến cổ vũ cho trận đấu.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày