Từ món ăn ra đời trong khó khăn, lẩu quân đội lại trở thành món quốc dân của Hàn Quốc, phải xếp hàng dài chờ ăn thế này

Bình Bình, ảnh: anh H, Theo Nhịp Sống Việt 21:15 23/10/2019

Hiện tại, Budae Jjigae hay lẩu quân đội vẫn là một món được xem như lẩu quốc dân ở Hàn Quốc và được nhiều người tìm đến ăn. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, nó có nguồn gốc vô cùng xúc động.

Budae Jjigae còn được gọi bằng cái tên gần gũi là lẩu bộ đội hay lẩu quân đội, là một món lẩu vô cùng quen thuộc tại Hàn Quốc mà không chỉ người Hàn yêu thích, nó còn được rất nhiều khách du lịch tìm đến ăn bằng được. 

Thật ra, món lẩu này không phải sơn hào hải vị gì, trái lại còn rất giản dị với các nguyên liệu dễ kiếm như chả cá, tokbokki, mantu chiên, xúc xích, thịt nguội, kim chi, mì sợi, hành, ớt bột... Tất cả được cho chung vào một chiếc nồi rồi cứ thế nấu lên cho đến khi các nguyên liệu đều chín là tất cả mọi người cùng ngồi quây quần xung quanh xì xụp vừa thổi vừa ăn.

Từ món ăn ra đời trong khó khăn, lẩu quân đội lại trở thành món quốc dân của Hàn Quốc, phải xếp hàng dài chờ ăn thế này - Ảnh 1.
Từ món ăn ra đời trong khó khăn, lẩu quân đội lại trở thành món quốc dân của Hàn Quốc, phải xếp hàng dài chờ ăn thế này - Ảnh 2.

Lẩu quân đội ngày nay trở thành một món ăn mà người Hàn ăn rất thường xuyên. Khách du lịch khi đến xứ sở kim chi cũng tìm ăn cho bằng được vì món này được xem như lẩu quốc dân của người dân ở Hàn Quốc. Tuy nhiên, nguồn gốc của món lẩu này thì không phải ai cũng biết. Nói một cách chính xác, sự ra đời của món lẩu này lại gắn với quá khứ đau thương của rất nhiều người dân Hàn Quốc.

Hệ quả của cuộc chiến năm 1950 khiến cho cgười dân khắp nơi đói khổ, bị chia cắt và thiếu thốn lương thực. Vào thời điểm tuyệt vọng nhất đó, sự ra đời của món Budae Jjigae đã đồng hành cùng họ. “Budae” là “quân doanh” và “Jjigae” có nghĩa là “lẩu”, “canh” hay “đồ hầm”. Budae Jjigae có nghĩa là “món hầm quân doanh”, nên còn được gọi bằng cái tên quen thuộc là lẩu quân đội.

Vì nạn đói và thiếu thốn lương thực ở khắp nơi, họ phải sống nhờ vào nguồn lương thực được tuồn ra từ những doanh trại quân đội Mỹ đang đóng quân trong nước lúc bấy giờ. Tất cả mọi thứ, dù là đồ Tây ăn không quen nhưng đều buộc phải thích nghi, từ đó mà món lẩu quân đội được ra đời. Một số nguồn tin khác thì nói rằng, việc nấu các món đồ Tây đó trong sốt tương đỏ sậm của Hàn Quốc là để “ngụy trang”.

Có thể nói, lẩu quân đội đã đi cùng những năm tháng khó khăn của người dân xứ sở kim chi. Cho đến ngày nay, dù không phải món gì quá xa xỉ, nhưng họ vẫn lưu giữ lại món lẩu quân đội này. Một số nơi đã bắt đầu cho thêm chả cá, mantu... - những thứ nguyên liệu quen thuộc của Hàn Quốc khiến cho món lẩu này mang đậm chất xứ sở kim chi hơn.

Từ món ăn ra đời trong khó khăn, lẩu quân đội lại trở thành món quốc dân của Hàn Quốc, phải xếp hàng dài chờ ăn thế này - Ảnh 4.
Từ món ăn ra đời trong khó khăn, lẩu quân đội lại trở thành món quốc dân của Hàn Quốc, phải xếp hàng dài chờ ăn thế này - Ảnh 5.

Các quán lẩu quân đội cũng mọc lên ở khắp nơi để phục vụ nhu cầu của thực khách. Thậm chí, có cả một con đường chính thức dành riêng cho món ăn này ở Uijeongbu, tỉnh Gyeonggi. Tại Seoul, có những quán nổi tiếng đến mức người kéo tới xếp hàng ăn đông nghịt.

Từ món ăn ra đời trong khó khăn, lẩu quân đội lại trở thành món quốc dân của Hàn Quốc, phải xếp hàng dài chờ ăn thế này - Ảnh 6.
Từ món ăn ra đời trong khó khăn, lẩu quân đội lại trở thành món quốc dân của Hàn Quốc, phải xếp hàng dài chờ ăn thế này - Ảnh 7.

Nếu có đến Hàn Quốc du lịch, hãy thử ăn món lẩu "đi cùng năm tháng" này của những người dân Hàn Quốc nhé!