Trông bình thường vậy thôi nhưng loài trăn này sở hữu một thứ khiến cho chẳng loài nào động vào được

Bùi Lê, Theo Trí Thức Trẻ 07:51 14/12/2017

Đó là thứ gấp hẳn 15 lần lớp so với các loài thông thường đấy!

Mặc dù không phải là loài trăn lớn nhất hay nguy hiểm nhất thế giới nhưng nhóm nghiên cứu thuộc ĐH Missouri cho rằng đây là 1 trong những loài trăn khó đánh bại nhất thế giới.

Cư ngụ ở châu Phi, loài trăn "bất bại" còn được mệnh danh là "tê giác trong thế giới loài rắn" tên là trăn Calabar (Calabaria reinhardtii) bởi chúng sở hữu 1 lớp da siêu dày cứng như giáp.

Trông bình thường vậy thôi nhưng loài trăn này sở hữu một thứ khiến cho chẳng loài nào động vào được - Ảnh 1.

Loài trăn Calabaria reinhardtii

Được biết, lớp da này dày gấp 15 lần trăn thông thường. Theo các chuyên gia, trăn Calabar có màu vàng nâu, dài khoảng 1m, không nọc độc và chuyên săn động vật nhỏ như chuột.

Chúng thường sống ở dưới đất, ẩn náu trong thảm lá mục tại rừng châu Phi. Lớp đất và thảm lá mục này sẽ giúp trăn Calabar ngụy trang tốt để săn mồi. 

Với những loài trăn khác, chúng có thể phải đối mặt với sự cố gắng phản đòn của con mồi như cắn, cào lại.. Nhưng trăn Calabar thì khác, dường như Calabar không hề mảy may sợ hãi trước bất cứ nguy cơ tấn công đáp trả lại nào từ con mồi. 

Thay vì lẩn trốn, chúng sẽ cuộn mình lại, giấu phần đầu, và nhô cao phần đuôi có màu sáng hơn so với thân thể. Hành động này như là 1 cách vừa thách thức đối phương lại bảo toàn lực lượng cơ thể mình.

Nghiên cứu sâu hơn về lớp da của Calabar, nhóm chuyên gia đã đo độ dày, cấu trúc hiển vi và dùng thử kim tiêm đâm vào mẫu vật da.

Trông bình thường vậy thôi nhưng loài trăn này sở hữu một thứ khiến cho chẳng loài nào động vào được - Ảnh 3.

Lớp da cứng bền bỉ của Calabar.

Thử nghiệm này cũng được tiến hành với 13 loài rắn khác trên khắp thế giới cùng tập quán sinh học đa dạng như rắn đuôi chuông, trăn siết mồi... 

Kết quả là, lớp da của Calabar không khác gì 1 bộ áo giáp. So với các phân loài khác, lớp da này dày hơn tới 15 lần. Phần vảy trên da cũng được sắp xếp 1 cách độc đáo, giảm tối đa điểm yếu - giúp đối thủ không có sơ hở nào để tấn công. 

Mặc dù không hoàn toàn "chống đâm thủng" 100% nhưng cũng cần khá nhiều tác động lực lên cây kim tiêm thì da của Calabar mới bị thương. 

Nhóm nghiên cứu bật mí bí quyết của làn da "cứng bền bỉ" này nằm ở bên trong lớp hạ bì - nơi hàng bó collagen được sắp xếp theo các lớp đan chéo. 

Chính vì sự đan xen này mà lớp da của Calabar trở nên cứng hơn bao giờ hết.

Nguồn: Newsnetwork