Trời nắng nóng, dùng quạt hay điều hòa chớ chủ quan bỏ qua bước này: Bạn đã biết chưa?

Thu Phương T/H, Theo Thể thao & Văn hoá 15:30 23/03/2023

Nếu chủ quan bỏ qua công đoạn này, quạt và điều hòa nhà bạn có thể hoạt động kém hiệu quả, dễ hỏng và gây hao tốn điện năng.

Miền Bắc nước ta đã bước vào những ngày của đợt nắng nóng đầu tiên trong năm. Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, nắng nóng cục bộ, nhiệt độ cao, cao nhất có thể đạt trên 36 độ C kéo dài vài ngày.

Không chỉ ở Bắc Bộ, các tỉnh thuộc Trung bộ như từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế, nắng nóng có thể xuất hiện diện rộng với nhiệt độ cao nhất từ 35 - 37 độ C. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cũng cho biết thêm, mùa hè năm nay đến sớm và sẽ gay gắn hơn so với năm 2022.

Trời nắng nóng, dùng quạt hay điều hòa chớ chủ quan bỏ qua bước này: Bạn đã biết chưa? - Ảnh 1.

Miền Bắc bắt đầu đón những đợt nắng nóng đầu tiên. (Ảnh minh họa)

Vào thời gian này, nhiều gia đình bắt đầu sử dụng lại các thiết bị hỗ trợ làm mát như quạt hay điều hòa nhiệt độ, sau thời gian "nghỉ đông". Tuy nhiên, chính bởi thời gian không sử dụng kéo dài, khoảng 2-3 tháng, nên các thiết bị không thể tránh khỏi việc có nhiều bụi bẩn bám vào. Việc hoạt động mà vẫn tồn tại nhiều bụi bẩn có thể ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của thiết bị hay gây bất tiện cho người dùng.

Có thể kể tới như thiết bị làm mát kém, ra gió kèm theo bụi bẩn, ảnh hưởng tới vệ sinh của không gian, sức khỏe người dùng, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ; các bộ phận bị bám bụi bẩn lâu ngay dẫn tới bị kẹt, lâu dẫn suy giảm tuổi thọ thiết bị hay hao tốn điện năng...

Trời nắng nóng, dùng quạt hay điều hòa chớ chủ quan bỏ qua bước này: Bạn đã biết chưa? - Ảnh 2.
Trời nắng nóng, dùng quạt hay điều hòa chớ chủ quan bỏ qua bước này: Bạn đã biết chưa? - Ảnh 3.

Quạt và điều hòa là 2 thiết bị được sử dụng hết công suất vào mùa nắng nóng. (Ảnh minh họa)

Chính vì vậy, theo khuyến cáo từ các chuyên gia, trước khi sử dụng quạt và điều hòa vào thời điểm nắng nóng này, tốt hơn hết người dùng nên vệ sinh thiết bị một cách kỹ càng, đặc biệt là bộ phận quan trọng như cánh, bộ trục của quạt, hay cục nóng, tấm lưới lọc của điều hòa.

1. VỆ SINH QUẠT

Với quạt, dưới đây là cách vệ sinh hiệu quả, an toàn, được các nhà sản xuất và phân phối, các siêu thị điện máy hướng dẫn.

Đầu tiên, người dùng cần đảm bảo ngắt toàn bộ nguồn điện ra khỏi thiết bị trước khi tiến hành vệ sinh, bằng tắt quạt và rút phích cắm điện ra khỏi ổ cắm. Tiếp theo, từ từ tháo lồng quạt, nắp chụp của quạt và cánh quạt.

Trời nắng nóng, dùng quạt hay điều hòa chớ chủ quan bỏ qua bước này: Bạn đã biết chưa? - Ảnh 4.

Tiến hành tháo rời để vệ sinh kỹ quạt. (Ảnh Nguyễn Kim)

Sau khi đã tháo rời các bộ phận, dùng một chiếc khăn khô, lau qua lớp bụi bẩn bám trên cánh, lồng trước, lồng sau và đường viền quạt. Nếu các bộ phận xuất hiện cả những vết bẩn cứng đầu, không thể làm sạch bằng việc lau khăn khô, đem ngâm và rửa với nước mát. Tuy nhiên, việc này phải thực hiện hết sức cẩn thận, hong khô hoàn toàn các bộ phận trước khi lắp đặt lại để tránh tình trạng hư hỏng, chập điện.

Động cơ quạt cũng nên được vệ sinh bằng cách sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để tiến hành thổi bụi. Có như vậy, quạt máy mới được sạch từ bên trong, đảm bảo cho ra làn gió mát, trong lành.

Trời nắng nóng, dùng quạt hay điều hòa chớ chủ quan bỏ qua bước này: Bạn đã biết chưa? - Ảnh 5.
Trời nắng nóng, dùng quạt hay điều hòa chớ chủ quan bỏ qua bước này: Bạn đã biết chưa? - Ảnh 6.
Trời nắng nóng, dùng quạt hay điều hòa chớ chủ quan bỏ qua bước này: Bạn đã biết chưa? - Ảnh 7.

Ảnh: Nguyễn Kim

Ngoài cách vệ sinh kỹ quạt bằng cách tháo rời ra như trên, trên nhiều diễn đàn, nhiều người dùng cũng hướng dẫn phương pháp vệ sinh nhanh, gọn, dễ thực hiện khi không cần tháo lồng.

Đó là chỉ cần pha dung dịch giấm, nước rửa bát cùng baking soda, cho vào một bình xịt, xịt lên quạt, bọc lồng quạt lại với một túi nilon to rồi bật quạt chạy. Trong lúc chạy, bụi bẩn sẽ được gió quạt đồng thời thổi bay ra. Tuy nhiên, cách làm trên tiềm ẩn rủi ro thiết bị xảy ra chập cháy do khi để thiết bị hoạt động khi còn ẩm. Chính vì vậy, không nên lạm dụng và chỉ nên thực hiện khi người dùng không có nhiều thời gian vệ sinh.

Trời nắng nóng, dùng quạt hay điều hòa chớ chủ quan bỏ qua bước này: Bạn đã biết chưa? - Ảnh 8.

Cách vệ sinh quạt nhanh, không cần tháo lồng tiềm ẩn rủi ro thiết bị xảy ra chập cháy. (Ảnh minh họa)

2. VỆ SINH ĐIỀU HÒA

Các bộ phận cần vệ sinh của điều hòa có thể kể tới là tấm lưới lọc hay cục nóng. Không chỉ có tính năng làm mát, lưới lọc còn giúp thanh lọc không khí, hạn chế vi khuẩn, bụi bẩn ra ngoài không gian. Khi điều hòa nói chung hay màng lọc nói riêng không được làm sạch, nó sẽ vô tình trở thành một "ổ chứa" vi khuẩn, chứa nhiều tác nhân gây dị ứng, ảnh hưởng đến sức khỏe đường hô hấp của các thành viên trong gia đình.

Ngoài ra theo nhiều ý kiến của người dùng có trải nghiệm thực tế, việc tấm lưới lọc bị bám quá nhiều bụi bẩn còn khiến thiết bị hoạt động kém hiệu quả, không tỏa ra gió mát, từ đó tiêu hao nhiều điện năng, và còn khiến thiết bị phát ra tiếng ồn lớn hơn bình thường.

Trời nắng nóng, dùng quạt hay điều hòa chớ chủ quan bỏ qua bước này: Bạn đã biết chưa? - Ảnh 9.

Tấm lưới lọc ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng làm mát của điều hòa. (Ảnh minh họa)

Trời nắng nóng, dùng quạt hay điều hòa chớ chủ quan bỏ qua bước này: Bạn đã biết chưa? - Ảnh 10.

Cục nóng nên được vệ sinh duy trì hiệu quả hoạt động và tuổi thọ của thiết bị. (Ảnh minh họa)

Chính vì vậy, tấm lưới lọc điều hòa nên được vệ sinh khoảng 3 - 4 tháng/lần, nếu bạn là hộ gia đình, sử dụng đều đặn mỗi ngày. Nếu tần suất sử dụng ít hơn, có thể vệ sinh 6 tháng/lần.

Đối với các hộ công ty, nhà hàng, các cơ sở nhà máy, xí nghiệp, việc này nên được thực hiện thường xuyên hơn, 1 tháng/lần vì máy phải hoạt động trong môi trường nhiều bụi bẩn hơn, với tần suất cao hơn. Với cục nóng điều hòa, khoảng 1-2 lần/năm, hãy gọi các đơn vị chuyên nghiệp để vệ sinh được đảm bảo.