"Tôi phải làm gì nếu con bị đánh?”, giáo sư tâm lý học tội phạm trả lời đanh thép khiến nhiều người bàng hoàng: Hóa ra trước giờ đã dạy con sai cách!

Thuỳ Anh, Theo Nhịp sống kinh tế 16:25 04/01/2022

Giáo dục con để tự bảo vệ mình là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh hiện nay. Cha mẹ dạy con không đúng cách thậm chí có thể gây ra tác dụng ngược.

Cách đây một thời gian, một phụ huynh có đưa ra câu hỏi là con mình ở lớp không hòa đồng, hay bị bắt nạt, thậm chí có bé còn cố tình giẫm vào ngón tay của con. Đứa bé không dám nói gì với cha mẹ. Đến khi có người phát hiện ra ngón tay sưng vù thì gia đình mới biết chuyện.

Chứng kiến con bị bắt nạt mà không dám nói ra, người mẹ rất tức giận và đau khổ. Làm thế nào để giải quyết vấn đề này? Sau đó, cô ấy đã đi hỏi ý kiến ​​của nhiều phụ huynh, thực tế là nhiều trẻ đã gặp phải vấn đề như vậy.

Việc dạy con tự bảo vệ mình trong bối cảnh hiện nay đang là một trong những vấn đề được nhiều gia đình quan tâm.

Trong trường hợp bình thường, nhiều bậc cha mẹ sẽ dạy con giải quyết vấn đề này một cách ôn hòa: Nếu con bị bạn bắt nạt, nhiều phụ huynh cho rằng cách giải quyết là tìm đến sự giúp đỡ của người lớn. Tuy nhiên đây có phải giải pháp hoàn toàn tối ưu?

Giáo sư tâm lý học tội phạm Lý Mai Cẩn đã đưa ra quan điểm cá nhân về tình trạng này.

1. Trẻ mắc lỗi cần được cảnh cáo

Trong một bài giảng, giáo sư Lý Mai Cẩn đã kể một câu chuyện về chính cháu gái của mình. Vào thời điểm đó, cháu gái của bà đã bị một cậu bé ở trường bắt nạt. Về sau, bà đã dặn cháu gái rằng nếu xảy ra tình huống tương tự, cô bé có thể nắm lấy tai người kia, và giữ cho đến khi đối phương buông tay.

Có những đứa trẻ thường thích bắt nạt bạn. Nếu tình trạng này cứ diễn ra liên tục và các bạn âm thầm chịu đựng, chúng sẽ lặp lại điều này nhiều lần. Hầu hết những đứa trẻ bắt nạt những người yếu hơn hoàn toàn không thể nhận ra lỗi của mình.

Tôi phải làm gì nếu con bị đánh?”, giáo sư tâm lý học tội phạm trả lời đanh thép khiến nhiều người bàng hoàng: Hóa ra trước giờ đã dạy con sai cách! - Ảnh 1.

Hình minh họa (Ảnh: Internet)

2. Hãy dũng cảm chiến đấu để bảo vệ chính mình

Người xưa vẫn dạy rằng "Một điều nhịn là chín điều lành". Nhiều cha mẹ giáo dục con cái phải bình tĩnh, khi ở bên ngoài phải nhẫn nhịn. Tuy nhiên nếu các bậc phụ huynh áp dụng phương pháp giáo dục này thì con cái sẽ chịu nhiều thiệt thòi.

Khi bị bạn ức hiếp và chỉ có thể âm thầm chịu đựng, những đứa trẻ trong lòng sẽ cảm thấy đặc biệt có lỗi, sau này chúng sẽ càng yếu đuối hơn, không biết tự bảo vệ mình và rơi vào trạng thái tự ti. Cách giáo dục của cha mẹ như vậy là không khoa học đối với trẻ.

Thay vào đó, các bậc phụ huynh nên chủ động dạy con không được bắt nạt trẻ khác hoặc để bạn khác bắt nạt mình. Nếu con bị bắt nạt mà đối phương không có dấu hiệu dừng lại thì phải có những động thái phản kháng.

Trẻ cần sớm được giáo dục rằng không ai được xúc phạm mình và mình cũng không được xúc phạm người khác. Nếu có ai đó bỗng dưng đến gây sự, các con cần cứng rắn đáp lại. Vì nếu trẻ biết tự bảo vệ mình, sau này không còn ai dám bắt nạt con nữa.

3. Hình thành vùng an toàn của riêng mình

Nếu một đứa trẻ chống trả ngay sau khi bị bắt nạt ở trường mẫu giáo, đối phương sẽ hiểu rằng điều này không có lợi cho bản thân. Bản thân những đứa trẻ biết cách bảo vệ mình cũng sẽ tự hình thành khí phách.

Một số trẻ sẽ âm thầm chịu đựng khi bị bắt nạt. Khi mọi người khác nhận ra đứa trẻ này có thể bắt nạt mà không phản kháng, họ sẽ tự hình thành một thói quen rằng mình có thể lặp lại việc ức hiếp đối phương.

Tôi phải làm gì nếu con bị đánh?”, giáo sư tâm lý học tội phạm trả lời đanh thép khiến nhiều người bàng hoàng: Hóa ra trước giờ đã dạy con sai cách! - Ảnh 3.

Hình minh họa (Ảnh: Internet)

Khi giáo dục con cái, đừng để con bạn âm thầm chịu đựng những tổn thương. Ngay từ đầu, cha mẹ nên trò chuyện và chia sẻ với con nhiều người để con tin tưởng và sẵn sàng tìm đến khi khó khăn. Nhiều bậc phụ huynh khi nghe con kể chuyện thì thường cáu gắt, do đó, đứa trẻ tự nhiên sẽ hình thành tâm lý e dè, không dám nói.

Các bậc cha mẹ cần phải giúp con hiểu rằng cơ thể và danh dự của con không thể bị xâm phạm. Vì vậy, con hoàn toàn có thể tự bảo vệ chính mình khi có rắc rối tìm đến.

4. Dạy con cách tự phân định đúng sai

Theo các chuyên gia, khi đối mặt với những mâu thuẫn, cha mẹ chỉ cần hướng dẫn trẻ, còn cách giải quyết là do con lựa chọn. Việc can thiệp quá sâu vào những quyết định của con vô hình trung lại khiến trẻ ỷ lại và đôi khi sinh ra tính xấu.

Khi những đứa trẻ xảy ra xung đột, một số cha mẹ sẽ không cần biết câu chuyện ra sao liền tiến tới và chỉ trích con hoặc cha mẹ của đối phương. Cuối cùng mâu thuẫn giữa con cái phát triển thành mâu thuẫn giữa cha mẹ.

Trên thực tế, bị bắt nạt là cơ hội để đứa trẻ lớn lên, trong quá trình giải quyết mâu thuẫn sẽ củng cố năng lực xã hội của trẻ. Cha mẹ can thiệp theo cách này, trẻ không biết cách đối mặt với vấn đề, không rèn luyện được khả năng giải quyết vấn đề, về sau khó đối phó với những mối quan hệ phức tạp hơn của người lớn khi bước vào xã hội.

Cha mẹ tốt nhất là những đồng hành, hướng dẫn và đưa ra lời khuyên nhưng không tham gia vào giải quyết các cuộc xung đột giữa các con. Các bậc phụ huynh nên cho bọn trẻ quyền lựa chọn và để chúng tự giải quyết. Sau khi mâu thuẫn đã qua đi, cha mẹ có thể cùng ngồi lại với con, phân tích về những điều nên và không nên từ câu chuyện vừa rồi.

Bằng cách này, những đứa trẻ có thể học được kinh nghiệm thực tế quý giá, và đây là "của cải" trong tương lai của chúng.

Theo Sohu, Kknews