Tình yêu có “red flag” thì chứng khoán cũng tương tự thôi

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 08:00 31/03/2022

Gen Z ạ, đầu tư tài chính cũng giống như tình yêu vậy. Nếu tình yêu có các dấu hiệu cho thấy một mối quan hệ đang không ổn, thì chứng khoán cũng có những “red flag” để bạn phải cảnh giác, tránh mất tiền oan.

Tình yêu và đầu tư có điểm gì giống nhau? Là đều khó đoán cả, ngay cả với những người đã có kinh nghiệm. Tuy nhiên, kinh nghiệm vẫn là thứ làm nên khác biệt ở cả 2 câu chuyện.

Trong tình yêu, một người đàn ông từng trải sẽ có cách tiếp cận khác so với mối tình đầu của cậu trai Gen Z tuổi đôi mươi. Chứng khoán cũng vậy, F0 mới "chân ướt chân ráo" tiến vào thị trường sẽ chẳng thể nhạy cảm nhận định thời điểm "xuống tiền" và tỉnh táo với những "red flag" của một thương vụ bằng nhà đầu tư đã có nhiều kinh nghiệm.

Tuy nhiên, sự phát triển ngày càng lớn mạnh của thị trường chứng khoán đang thu hút làn sóng đầu tư lớn từ các F0 thế hệ trẻ. Điều này dẫn đến việc có nhiều người lợi dụng sự non nớt của họ để lừa đảo, trục lợi bằng những cách thuyết phục hết sức bài bản và khó nhận biết.

Hãy nhớ, nguyên tắc quan trọng nhất trong đầu tư tài chính là "Không được để mất tiền". Sau đây là 5 "red flag" phổ biến nhất với những lời kêu gọi đầu tư chứng khoán mà nếu thấy thì bạn nên tránh cho thật xa, đừng để bị lợi dụng và mất tiền oan.

1. Cam kết lãi "khủng", đảm bảo không lỗ

Giống như tình yêu chẳng có ai hoàn hảo thì đầu tư cũng chẳng ai luôn có lãi. Vậy nên nếu có ai đó mời gọi bạn bỏ vốn với cam kết lãi khủng đến cả 10%/ngày, khả năng lớn đó là lừa đảo.

Tình yêu có “red flag” thì chứng khoán cũng tương tự thôi - Ảnh 1.

Dĩ nhiên, thị trường vẫn sẽ có những nhà đầu tư mát tay, những "sát thủ đặt lệnh" giỏi, nhưng số đó rất hiếm và họ cũng thường "đi một mình" chứ không chào mời bạn đầu tư chung đâu. Hơn thế nữa, chẳng có loại hình đầu tư nào mà đảm bảo được lợi nhuận, chỉ có những loại như trái phiếu hoặc chứng chỉ tiền gửi (Certificates of Deposits) ít rủi ro nhưng lãi suất không thể cao đến như vậy được. Còn riêng với thị trường chứng khoán, lợi nhuận sẽ không bao giờ là chắc chắn cả.

2. Cơ hội hiếm có, phải chốt sớm

Tiền sẽ đến với ai biết nắm bắt cơ hội, nhưng thực chất không phải cơ hội nào cũng nên nắm bắt. Có điều, các nhà đầu tư F0 thiếu kinh nghiệm thường sẽ chỉ nhớ đến vế đầu tiên và dễ trở thành đối tượng bị trục lợi.

Chẳng hạn, có người tiếp cận bạn với lời mời gọi về một cơ hội vô cùng hiếm có với tiềm năng mang lại lợi nhuận lớn. Đó có thể là suất mua "cổ phiếu nội bộ", hoặc "cổ phiếu của một công ty chuẩn bị lên sàn"... Vấn đề là lời mời ấy chỉ hiệu lực trong thời gian giới hạn, buộc bạn phải đưa ra quyết định nhanh chóng mà không có đủ thời gian xem xét kỹ về thông tin cũng như các chỉ số kỹ thuật của doanh nghiệp và giá trị thực sự của cổ phiếu ấy khi chào bán.

Trong những trường hợp như vậy, nếu không đủ nhạy bén để xử lý thông tin nhanh thì tốt nhất là nên bỏ qua.

3. Mời chào tham gia hội nhóm "phím lệnh"

Hiện nay trên thị trường đang xuất hiện rất nhiều hội nhóm liên quan đến "đầu tư chứng khoán" ở nhiều nền tảng nhắn tin khác nhau. Điểm chung của các hội nhóm này là sẽ có các "chuyên gia tự xưng" bên trong với vai trò "phím" cho bạn thời điểm nên mua hoặc bán mã cổ phiếu nào đó, và bạn có quyền làm theo hoặc không.

Nghe thì có vẻ như bạn vẫn tự mình làm chủ đồng tiền của bản thân nhỉ? Nhưng làm gì có ai muốn giúp người khác kiếm tiền mà không thu về điều gì cho bản thân? Trên thực tế nhiều nhóm như vậy được lập ra là để cung cấp tín hiệu sai, để lùa những "con gà" F0 non nớt vào và… vỗ béo. Khi đến thời điểm, họ sẽ xả hàng ồ ạt và phím lệnh để người tham gia mua vào, và rồi chứng kiến mã bạn vừa mua tụt giá một cách thảm hại.

Những kẻ lừa đảo theo kiểu này thường sẽ gửi link mời tham gia lên khắp các hội nhóm, diễn đàn về tài chính để dụ dỗ các nhà đầu tư mới. Nhìn chung, nó khá dễ nhận biết nên hãy tự mình cảnh giác nhé.

Tình yêu có “red flag” thì chứng khoán cũng tương tự thôi - Ảnh 2.

4. Đầu tư theo "thuyết âm mưu"

Dấu hiệu dễ thấy nhất ở kiểu lừa đảo này là những lời kêu gọi dựa trên "thông tin mật" do "người quen trong ngành" tiết lộ. Những kẻ lừa đảo thường núp bóng trên các diễn đàn, hội nhóm, lợi dụng sự sợ hãi của các nhà đầu tư non trẻ để truyền đạt những thông tin sai lệch và khiến họ đưa ra quyết định sai lầm.

Tốt hơn hết, đừng vội vã tin vào lời đường mật của những kẻ xa lạ, vì nếu các thông tin có được là chuẩn xác thì họ cũng chẳng chia sẻ cho bạn đâu. Thay vào đó, hãy lựa chọn những kênh thông tin uy tín, chuẩn xác hơn. Hiện tại, có rất nhiều kênh kiến thức có thể giúp đỡ bạn, như website của Công ty cổ phần chứng khoán DNSE mang đến cho bạn một lượng thông tin đủ đầy, từ hướng dẫn khởi nghiệp đầu tư cho đến các phương pháp phân tích chỉ số kỹ thuật, nguyên tắc bỏ vốn theo quy luật cung cầu thị trường… Không chỉ vậy, công ty CK này còn ứng dụng môi giới ảo "AI Broker", giảm thiểu tối đa yếu tố con người khi hỗ trợ cung cấp thông tin cho khách hàng. Khi có đủ kiến thức, bạn sẽ có được sự tự tin để đầu tư và tránh được rủi ro bị cuốn vào những làn sóng tăng trưởng có chủ đích do đối tượng xấu tạo ra.

5. Tin nhầm "chuyên gia pha ke"

Nếu một ngày bạn thấy một thanh niên trẻ tuổi, mặc vest, mặt non choẹt nhưng được nhiều người tán dương là "chuyên gia tài chính", "ông hoàng đọc lệnh" thì… tránh ra xa nhé, dám chắc là chuyên gia "fake" đấy.

Các chuyên gia này thực chất chẳng có kinh nghiệm đầu tư gì đâu, tuổi đời có khi còn ít hơn bạn, nhưng thường tự nhận có nhiều năm trong lĩnh vực tài chính để lôi kéo, kêu gọi bạn (cùng nhiều con gà béo khác) tham gia vào hội nhóm đầu tư của chúng. Chúng có thể khuyên bạn dồn càng nhiều tài sản càng tốt cho những cơ hội có 1-0-2 (nhưng mà là 1 đi không trở lại), đảm bảo lời không thể lỗ (nhưng lỗ thì tự chịu)... Càng nhiều người tham gia, lợi nhuận chúng có được sẽ càng cao. Và khi đến thời điểm, chúng sẽ cao chạy xa bay, để lại bạn với một mớ tài sản ảo vô giá trị.

Quan trọng hơn là khi đầu tư, bạn cần phải tự mình đưa ra các quyết định, tránh phụ thuộc vào người khác thì mới có thể tồn tại một cách bền vững trên thị trường. Chỉ khi tự "bơi", bạn mới tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm và có được độ nhạy cảm nhất định với thị trường, từ đó tránh đưa ra những quyết định sai lầm.

Tình yêu có “red flag” thì chứng khoán cũng tương tự thôi - Ảnh 3.

Để tăng hiệu quả đầu tư và tránh được rủi ro, bạn cần lựa chọn những kênh đầu tư của các công ty uy tín, như của DNSE có ứng dụng EntradeX - được đánh giá là nền tảng giao dịch chứng khoán uy tín và rất dễ sử dụng. Giao diện của app được tối giản, giúp bạn dễ dàng theo dõi lãi, lỗ, thao tác giao dịch. Tốc độ nhanh ổn định hàng đầu Việt Nam, cập nhật biến động giá không độ trễ, giảm thiểu tối đa chi phí cơ hội. Ngoài ra, DNSE còn cam kết miễn phí giao dịch trọn đời, miễn phí chuyển tiền chứng khoán, giúp các F0 chưa mạnh về vốn tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể.

Trải nghiệm ứng dụng chứng khoán EntradeX của Công ty Cổ phần chứng khoán DNSE để được hưởng miễn phí giao dịch trọn đời hoặc tìm hiểu các kiến thức về đầu tư chứng khoán tại đây!

https://kenh14.vn/tinh-yeu-co-red-flag-thi-chung-khoan-cung-tuong-tu-thoi-20220330221054773.chn