Thói quen nguy hiểm số 1 của người trẻ khiến chúng ta nhanh già, cơ thể đủ thứ bệnh tật!

G.P, Theo Trí Thức Trẻ 19:05 09/05/2017

Ngoài thức khuya, bỏ bữa hay lười tập luyện... người trẻ chúng ta đang có một thói quen nguy hiểm ảnh hưởng nặng nề tới sức khoẻ mà không hề để ý.

*Bài viết có sự tư vấn của Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Hải tại Viện Dinh dưỡng Quốc gia.

Bạn nghĩ sao về thông tin này: vào những năm 1976 - 1980, rất hiếm trường hợp bị bệnh tiểu đường tuýp 2 ở độ tuổi dưới 40 tuổi. Nhưng ngày nay, rất nhiều người mắc bệnh khi mới 25-30 tuổi. Năm 2004, Việt Nam phát hiện ra người trẻ nhất mắc đái tháo đường tuýp 2 khi mới 11 tuổi.  

Điều này cho thấy một thực trạng là thói quen ăn đồ ngọt hiện nay của các bạn trẻ đang trở nên đáng báo động. Kéo theo đó là những hệ lụy to lớn mà giới trẻ phải đối mặt khi sức khỏe của họ ngày 1 xuống cấp.

Từ thói quen ăn ngọt của giới trẻ dẫn đến nguy hại kinh hoàng...

Hẳn không ít bạn đã từng trải qua hoặc nhìn thấy cảnh tượng bạn bè mình ngồi không buồn mồm lại lôi bánh kẹo ra nhâm nhi; hay lúc trời nắng khô cổ thì tu 1 hơi hết ly nước mía để đã khát; đi ăn, đi xem phim lúc nào cũng gọi nước ngọt; khi cần tỉnh táo thì thường xuyên uống nước tăng lực hoặc đơn giản là ăn đồ ngọt vào thấy rất vui...

Bạn cho đó là thói quen ăn uống bình thường? Nhưng không, sự thật là bạn đang nạp quá nhiều đường vào cơ thể rồi đấy!

Giờ thì hãy nói xem, bạn nghĩ sao về bức ảnh này?

Thói quen nguy hiểm số 1 của người trẻ khiến chúng ta nhanh già, cơ thể đủ thứ bệnh tật! - Ảnh 2.

Bạn có nhìn ra lượng đường khủng có ở mỗi loại nước mà ta vẫn hay sử dụng không?

Những tưởng đó chỉ là 1 bức ảnh bình thường nhưng không, nó đã tiết lộ cho ta biết hàm lượng thực có trong mỗi sản phẩm. Cụ thể:

Thói quen nguy hiểm số 1 của người trẻ khiến chúng ta nhanh già, cơ thể đủ thứ bệnh tật! - Ảnh 3.

Nói vậy để bạn thấy rằng, chỉ một lon nước nho nhỏ thôi cũng khiến bạn nạp 1 lượng lớn đường vào cơ thể mà không hề hay biết. Vậy ăn nhiều đường khiến ta phải đối mặt với những nguy hại gì?

Thói quen nguy hiểm số 1 của người trẻ khiến chúng ta nhanh già, cơ thể đủ thứ bệnh tật! - Ảnh 4.

Hại như vậy nhưng sao giới trẻ khó cưỡng lại sự quyến rũ của đường?

Đơn giản thôi, đó là bởi đường trong thực phẩm kích thích nụ vị giác, đồng thời đánh thức hệ thống tưởng thưởng của não (reward system) khiến bạn cảm thấy lâng lâng, hạnh phúc.

Thói quen nguy hiểm số 1 của người trẻ khiến chúng ta nhanh già, cơ thể đủ thứ bệnh tật! - Ảnh 5.

Bên cạnh đó, đường cũng giải phóng hormone dopamine - khiến người dùng cảm thấy cực "đã". Khi ăn bánh kẹo, nước ngọt liên tục, dopamine không những không giảm đi mà còn thôi thúc bạn ăn nhiều hơn để đạt đến điểm "đã" tiếp theo. Dần dần bạn trở thành "con nghiện" của đường lúc nào không hay.

Nhưng bạn cần biết: Đường không chỉ đến từ nước ngọt, bánh kẹo

Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Hải tại Viện Dinh dưỡng Quốc gia chia sẻ rằng, đường có trong rất nhiều loại thực phẩm khác nhau.

Thói quen nguy hiểm số 1 của người trẻ khiến chúng ta nhanh già, cơ thể đủ thứ bệnh tật! - Ảnh 6.

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thị Hải đang chia sẻ về những thói quen xấu trong việc ăn đường của giới trẻ hiện nay.

Không chỉ có trong nước ngọt, bánh kẹo... đường còn có trong các loại ngũ cốc, hoa quả bạn tiêu thụ hàng ngày nữa.

Xét ở khía cạnh dinh dưỡng, các loại đường có trong ngũ cốc là loại đường phức (đường hấp thu chậm), tốt hơn các loại đường đơn (hấp thu nhanh) có trong bánh kẹo, đồ ngọt, hoa quả ngọt.

Tuy nhiên, thạc sĩ Hải nhấn mạnh rằng: "Mặc dù tốt hơn đường trong bánh, kẹo nhưng đường trong hoa quả cũng vẫn thuộc loại đường đơn, hấp thu khá nhanh vào cơ thể.

Bên cạnh đường, hoa quả cũng cung cấp thêm nguồn vitamin, chất xơ, khoáng chất tốt cho cơ thể. Dẫu vậy, bạn cũng không nên quá lạm dụng đường trong các loại hoa quả này".

Thói quen nguy hiểm số 1 của người trẻ khiến chúng ta nhanh già, cơ thể đủ thứ bệnh tật! - Ảnh 7.

Theo chuyên gia dinh dưỡng, khi ăn nhiều các loại quả ngọt, chúng cung cấp cho bạn 1 hàm lượng đường cùng nguồn năng lượng khá lớn.

Ví dụ, hai quả chuối tiêu loại 100g, có hàm lượng đường khoảng 44gr và năng lượng thu được cũng bằng ăn một bát cơm; một quả xoài loại 200gr hoặc 300gr mít - có hàm lượng đường rơi vào khoảng 35 - 40gr và năng lượng tương đương gần bằng 1 bát cơm.

Xét cho cùng, đường trong hoa quả cũng là đường fructose - 1 loại đường hấp thu nhanh, khiến bạn nhanh no, nhanh đói và dễ nổi mụn, tăng cân.

Do vậy, bạn cần phải thật cẩn trọng khi sử dụng các loại quả ngọt, chứ đừng ăn cho thỏa thích rồi kêu la vì "tăng cân vù vù".

Thạc sĩ Hải khuyên bạn thay vì ăn quá nhiều loại quả ngọt thì nên chuyển sang ăn các loại quả có hàm lượng đường thấp hơn như dưa chuột, củ đậu, bưởi, thanh long, lê, cam, quýt. Trong đó dưa chuột và bưởi còn có tác dụng giảm béo, giảm lượng mỡ dư thừa trong máu nữa.

Thói quen nguy hiểm số 1 của người trẻ khiến chúng ta nhanh già, cơ thể đủ thứ bệnh tật! - Ảnh 8.

Vậy đâu sẽ là giới hạn đường cho phép tiêu thụ mỗi ngày?

1. Với loại đường đơn (đường hấp thu nhanh vào cơ thể)

Có khá nhiều con số khuyến cáo về lượng đường bạn nên tiêu thụ mỗi ngày nhưng theo Tổ chức Y tế thế giới - WHO thì với chế độ ăn của một người trưởng thành khoảng 2.000 Kcalo/ngày thì bạn không nên nạp quá 10% Kcalo đến từ đường mỗi ngày (mặc dù trong đó 5% là Kcalo đến từ đường phức (đường hấp thu chậm) và 5% Kcalo còn lại đến từ đường hấp thu nhanh).

Hay có nghĩa là bạn không nên tiêu thụ quá 100 Kcalo từ đường đơn, tương đương 25 gram (khoảng 5 thìa cà phê đường) mỗi ngày.

Theo bác sĩ Hải khuyến cáo rằng, bạn chỉ nên tiêu thụ khoảng 20gr đường đơn - đến từ nước ngọt, bánh kẹo mỗi ngày... và con số này càng giảm nữa càng tốt.

Thói quen nguy hiểm số 1 của người trẻ khiến chúng ta nhanh già, cơ thể đủ thứ bệnh tật! - Ảnh 9.

Mỗi chiếc bánh, kẹo tuy nhỏ nhưng lại ẩn chứa hàm lượng đường khá cao, không tin, thì bạn hãy check ở bảng dưới đây:

Thói quen nguy hiểm số 1 của người trẻ khiến chúng ta nhanh già, cơ thể đủ thứ bệnh tật! - Ảnh 10.

Có lẽ bạn sẽ dừng lại vài giây trước khi quyết định lựa chọn ăn những loại thực phẩm này.

2. Với loại đường phức (đường hấp thu chậm vào cơ thể)

Đường hấp thu chậm không có nghĩa là việc bạn sử dụng đường phức - đường từ các loại ngũ cốc thoải mái mà vẫn phải ở mức kiểm soát được.

Suy cho cùng, tiêu thụ những loại thực phẩm ngũ cốc này cũng là ăn đường vào cơ thể.

Tuy nhiên, bác sĩ Hải cũng nhấn mạnh rằng, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, giới tính, cân nặng, nghề nghiệp, cường độ hoạt động thể lực mỗi ngày mà bạn cần cân đối lượng đường tiêu thụ mỗi ngày.

Nếu như bạn là 1 vận động viên, người làm trong hầm mỏ, xây dựng... năng lượng bạn cần chắc chắn sẽ nhiều hơn người ngồi làm việc trong văn phòng, hay còn đi học.

Thạc sĩ Hải chia sẻ, trong 2.000 Kcalo bạn nạp vào mỗi ngày, chỉ có 1.200 Kcalo đến từ cơm, ngũ cốc, hoa quả ngọt, lượng calo còn lại chia đều cho chất đạm và chất béo.

Vì thế với 1 người đi học, ngồi văn phòng làm việc chỉ cần nạp khoảng 1,5-2 bát cơm/bữa (ăn 2 bữa cơm/ngày) là đủ lượng đường phức trong ngày rồi.

Trong trường hợp: nếu đã lỡ nạp hơi nhiều hoa quả ngọt, kẹo bánh ngon... thì bạn nhất định phải cắt giảm lượng cơm xuống để tránh bị dư thừa lượng đường trong cơ thể mỗi ngày, tránh tăng cân, béo phì nhé!

Cuối cùng, hãy nhớ rằng, tiêu thụ quá nhiều đường là bạn đang đến gần hơn với "cái chết trắng".

Vì thế, hãy là người thông thái khi cắt giảm thói quen nguy hiểm - sử dụng các loại đồ ngọt vô tội vạ như trà sữa, chocolate, bánh kẹo, nước ngọt... Hãy thử giảm đường trong 1 tuần xem, đảm bảo cơ thể bạn sẽ tốt hơn rất nhiều.

*Bài viết còn tham khảo tư liệu từ các nguồn: MedicalNewsToday, The Truth about Cancer