Thêm một Call Me By Your Name phiên bản đoàn múa tại Cannes này?

Cà Chua, Theo Helino 09:00 23/05/2019

And Then We Danced là phim được so sánh với Call Me By Your Name tại Cannes 2019.

2019 là một năm khá nhộn nhịp tại Cannes, khi liên tục có những tác phẩm thu hút sự chú ý của giới truyền thông như Once Upon A Time In Hollywood, bộ phim thứ 9 của Tarantino, đến màn vỗ tay dài gần 5 phút cho Parasite của đạo diễn xứ Hàn Bong Joon Ho. Bên cạnh đó, còn có cả những tác phẩm ít người biết đến, trầm lặng, nhưng lại ấn tượng mạnh là And Then We Danced.

Trailer phim "And Then We Danced"

And Then We Danced là một bộ phim Thụy Điển - Gruzia của đạo diễn trẻ Levan Akin. Phim xoay quanh Merab (Levan Gelbakhiani), một chàng trai đã được đào tạo từ khi còn rất nhỏ tại Đoàn nhạc Quốc gia Gruzia với bạn nhảy Mary (Ana Javakishvili). Thế giới của anh đảo lộn khi Irakli (Bachi Valishvili), một kẻ bất kham, quyến rũ và đầy năng lượng, đến học viện và trở thành đối thủ, đồng thời cũng là niềm khao khát của anh.

And Then We Danced: Bộ phim được so sánh với Call Me By Your Name tại Cannes 2019 - Ảnh 2.

Đạo diễn Levan Akin mở đầu bộ phim của mình, And Then We Danced, bằng cách dành nó để kỷ niệm 6 năm một cuộc tấn công vào thanh niên LGBT trong một buổi diễu hành ở Gruzia. Chỉ một chi tiết nhỏ như vậy cũng đủ để khái quát tình hình kì thị LGBT nhức nhối ở Gruzia. Chính đạo diễn Levan Akin cũng nói rằng, anh muốn để mình ẩn danh vì lo sợ những hậu quả khi dám làm phim về hai vũ công say mê nhau, ở một quốc gia vốn dĩ đã khắc nghiệt với những người đồng tính.

And Then We Danced: Bộ phim được so sánh với Call Me By Your Name tại Cannes 2019 - Ảnh 3.

Bước vào Cannes không kèn không trống, với một tên quốc gia vô cùng xa lạ, nhưng And Then We Danced đã làm nhiều khán giả phải bất ngờ. Bộ phim là câu chuyện về những ham muốn tình dục sơ khai, những cuộc tranh đấu tài chính, bi kịch gia đình. And Then We Danced giống như một quả bom tuyên ngôn chực chờ được nổ tung. Bộ phim sẵn sàng thể hiện những điều mà LGBT phải đối mặt với thế giới bên ngoài đầy khắc nghiệt, nhưng đến cuối cùng, nó là bức tranh của tình yêu, của đam mê.

And Then We Danced: Bộ phim được so sánh với Call Me By Your Name tại Cannes 2019 - Ảnh 4.

Rất nhiều nhà phê bình đã chỉ ra rằng, And Then We Danced có cách làm phim khá giống Call Me By Your Name của Luca Guadagnino. Mười phút cuối của bộ phim chuyển biến một cách kì lạ, trở nên đặc biệt gay cấn và đầy năng lượng, có nhiều điểm tương đồng với Whiplash của vị đạo diễn từng giành được giải Oscars, Damian Chazelle. Phim có cách thể hiện đặc biệt ấn tượng, giống như một tác phẩm art house, trên nền một chủ đề tương đối gay gắt, song song với lời kể chuyện tình.

Các diễn viên trong phim cũng đã có một màn thể hiện khá ấn tượng, Merab được trình diễn bởi Levan Gelbakhianinlà điểm sáng của bộ phim. Levan thanh lịch, quyến rũ và cực kì thu hút. Thoạt đầu, người ta có ấn tượng một Irakli ngông cuồng và vui tính sẽ ấn tượng hơn, nhưng cuối cùng Merab lại là người điều khiển bộ phim. Merab luôn thể hiện sự dịu dàng và niềm đam mê mãnh liệt của mình khi ở cạnh Irakli (Bachi Valishvili), đối thủ cạnh tranh và người yêu của anh ấy.

And Then We Danced: Bộ phim được so sánh với Call Me By Your Name tại Cannes 2019 - Ảnh 5.

Đạo diễn Levan Akin bên cạnh hai nam chính trong "And Then We Danced".

Ngoài kể chuyện tình, And The We Danced cũng thể hiện chủ nghĩa nam tính độc hại của những chàng trai thẳng. Với họ, sự mềm mại của giới LGBT giống như một sự sỉ nhục. Huấn luyện viên Aliko (Gogidze) hét vào mặt Merab: "Em quá mềm yếu!", là khoảnh khắc cao trào bộc lộ toàn bộ sự đối lập và vỏ bọc của sự gia trưởng nam quyền đó.

Tuy nhiên, dù nhận được nhiều lời khen có cánh, nhưng And Then We Danced cũng khó lòng trở thành một Call Me By Your Name thứ hai. Đạo diễn Levan Akin có tham vọng thể hiện nhiều hơn về những khó khăn của LGBT, chính vì vậy chuyện tình trong phim có phần chưa đủ. Mối quan hệ giữa Merab và Irakli rất vội vã đến nỗi Merab còn không có đủ thời gian để thể hiện những chuyển biến tâm lý đầy biến động của mình, một điều mà Call Me By Your Name đã làm rất tốt. Ngoài ra, với một ngôn ngữ lạ như Gruzia, cùng với dàn diễn viên xa Hollywood, có lẽ người xem sẽ khó lòng tiếp cận được sâu hơn với bộ phim. Có lẽ lại thêm một bộ phim LGBT nước ngoài khác được vinh danh và dần dần rơi vào quên lãng, còn Hollywood vẫn tiếp tục chờ đón những cú hích mới cho chủ đề này.