Cuộc sống đáng sợ ở "làng bán thận" Baseco

Đình Đình, Theo Trí Thức Trẻ 00:51 14/10/2015

Khu ổ chuột Baseco ở cảng Manila, Philippines tuy nằm cách trung tâm thành phố không xa, thế nhưng không phải ai cũng tìm ra nơi được mệnh danh là "làng bán thận" nổi tiếng này.

Khu ổ chuột Baseco ở khu vực cảng Manila, Philippines có khoảng 50.000 người dân sinh sống, thế nhưng không ai có thể tìm ra địa danh này trên bản đồ Philippines. Tuy chỉ cách công viên Rizal nổi tiếng của Manila có 5 phút đi xe, nhưng lại chẳng có phương tiện giao thông công cộng nào dẫn đến nơi này.

Người dân ở Baseco chủ yếu là công nhân làm thuê tại cảng và những người không tìm nổi nơi nào khác để sinh sống. Bọn họ tự dựng lên những căn nhà tranh vách đất tạm bợ san sát nhau tạo thành một khu vực riêng củ mình. Cuộc sống của những cư dân ở Baseco vô cùng đơn giản, cơm trắng và cá bắt được dưới biển chính là nguồn sống của họ.

18-b84fb
Không dễ dàng gì để tìm ra khu ổ chuột Baseco ở cảng Manila.

Cách đây 20 năm, một người Nhật Bản tên Fushimi lần đầu tiên đặt chân đến nơi này cùng cô bạn gái người Philippines. Họ đã cho 10 người đàn ông ở Baseco một khoản tiền để đi kiểm tra sức khỏe, sau đó đặt vấn đề mua bán thận với số tiền khá lớn ở thời điểm đó là 150.000 peso (tương đương 72 triệu đồng).

Chỉ vài người trong số 10 thanh niên kia đủ tiêu chuẩn để bán thận, còn một số khác không thông qua cuộc kiểm tra sức khỏe đã tìm cách giới thiệu những người thân quen cung cấp thận để lấy tiền môi giới. Mỗi giao dịch thành công, người trung gian sẽ nhận được 7.500 peso (tương đương 3,6 triệu đồng), số tiền này bằng khoản thu nhập của họ trong vài tháng làm thuê vất vả.

Hiện tại, có ít nhất 200 người đàn ông ở Baseco đã bán thận ra nước ngoài, mà chủ yếu là cho người Nhật và người Ả Rập. Vì số lượng người bán thận ngày càng nhiều nên mỗi quả thận được bán ra cũng bị trượt giá không ít so với những năm trước. 

Những người bán thận phải là người khỏe mạnh trong độ tuổi dưới 40 và phải vượt qua được tầng tầng lớp lớp các cuộc kiểm tra sức khỏe gắt gao. Độ tuổi bán thận của người dân Baseco đang ngày càng giảm do tỷ lệ thanh niên thất nghiệp ở nước này đang ngày một tăng cao.

16-b84fb
Những căn "nhà" tạm bợ mọc lên san sát nhau tạo thành một khu dân cư đông đúc.

Có người do hoàn cảnh xô đẩy, có người lại vì muốn thoát khỏi cảnh nghèo đói nên đã quyết định đánh đổi một phần cơ thể của mình để lấy tiền tiêu. Tuy nhiên, chưa có trường hợp nào ở Baseco có được cuộc sống hạnh phúc hơn sau khi bán thận. Khi cầm được một khoản tiền lớn trong tay, nhiều người dân ở Baseco đã dùng nó vào việc uống rượu và đánh bạc khiến cho số tiền ấy chẳng mấy chốc đã bốc hơi. Đến cuối cùng, thứ chờ đợi họ ở phía trước chỉ là những tiếng thở dài ngao ngán và tương lai vô định không biết rồi sẽ về đâu.

Sức khỏe của những người bị mất đi một bên thận đều bị giảm sút trầm trọng, họ không thể làm những công việc nặng nhọc và thường bị đau ốm mỗi khi trái gió trở trời. Chính vì không còn khả năng lao động nặng, những người dân nghèo ở Baseco lại càng rơi vào tình cảnh túng quẫn hơn khi không thể bán sức lao động kiếm tiền nuôi bản thân và gia đình như trước nữa.

Tại Philippines, mua bán nội tạng không phải là một việc làm phi pháp. Tuy rằng từ năm 1999, rất nhiều những cuộc tranh luận gay gắt xung quanh việc mua bán thận đã nổ ra ở khắp mọi nơi, thế nhưng cho tới nay, chính phủ Philippines vẫn chưa có bất cứ văn bản quy phạm chính thức nào về vấn đề này.

11-b84fb

13-b84fb

14-b84fb
Những đứa trẻ nhếch nhác ở khu ổ chuột Baseco.

25-b84fb

15-b84fb

12-b84fb
Cha của những đứa trẻ này đã từng bán thận kiếm tiền, thế nhưng vẫn không thể cải thiện được cuộc sống cho chúng.

17-b84fb

24-b84fb
Cuộc sống lầm than khiến nhiều người quyết định liều cắt một bên thận để kiếm chút tiền trang trải cuộc sống.

19-b84fb

28-b84fb
Người dân ở Baseco đã quen với việc sống chung với rác thải.

21-b84fb

23-b84fb
Chưa có trường hợp nào ở Baseco trở nên hạnh phúc hơn sau khi bán thận.

22-b84fb

20-b84fb

26-b84fb
Tương lai của những đứa trẻ ở "làng bán thận" này rồi sẽ đi về đâu?