Thế giới có nhiều kiểu ăn Keto thế này mà giờ chúng ta mới biết

Pea, Theo Helino 16:55 22/11/2017

Có một số kiểu ăn Keto và chúng phục vụ cho những nhu cầu và mục đích giảm cân khác nhau. Hiểu rõ từng loại để quyết định phương pháp ăn Keto phù hợp với bạn.

Chế độ ăn Keto tiêu chuẩn (SKD)

Đây là kiểu ăn cơ bản nhất của chế độ Keto với mục tiêu hạn chế lượng carb nạp vào cơ thể ở mức thấp để thúc đẩy quá trình Ketosis - buộc cơ thể đốt cháy chất béo thay vì glucose để tạo ra năng lượng cho các hoạt động.

Thông thường, tỉ lệ calo nạp trong chế độ này sẽ chỉ có 5% đến từ carb, còn lại 75% từ chất béo và 20% từ protein.

Giới hạn số gam carb cụ thể có thể khác nhau ở mỗi người nhưng quy tắc chung là cần tránh các loại thực phẩm có hàm lượng carb cao như tinh bột, đường và hầu hết các loại trái cây.

Thay vào đó, bạn sẽ chỉ được ăn các loại thực phẩm giàu chất béo và protein, các loại rau lá xanh, hạt và các sản phẩm sữa có hàm lượng chất béo cao.

Nếu đang muốn giảm mỡ nhanh nhưng chỉ có thể tập các bài tập thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, yoga và cử tạ nhẹ thì chế độ ăn Keto tiêu chuẩn SKD chính là sự lựa chọn lý tưởng cho bạn.

Thế giới có nhiều kiểu ăn Keto thế này mà giờ chúng ta mới biết - Ảnh 2.

Chế độ ăn Keto mục tiêu (TKD)

TKD là chế độ ăn giúp duy trì hiệu suất tập thể dục cường độ cao, giúp thúc đẩy việc bổ sung glycogen mà không làm gián đoạn quá trình Ketosis trong thời gian dài. Chế độ này phù hợp cho những người tập luyện các môn thể thao cần nhiều sức như gym, thể hình,...

Để đảm bảo đủ năng lượng cho người luyện tập, carb sẽ được bổ sung trước, trong và sau quá trình luyện tập. Lượng carb nạp vào sẽ tùy thuộc nhu cầu từng người nhưng nhìn chung vẫn ở mức thấp hơn so với một chế độ ăn thông thường và cao hơn chế độ ăn Keto tiêu chuẩn. Nếu bạn chỉ có nhu cầu tập các bài tập nhẹ nhàng như cardio, aerobic hay yoga... thì không nên áp dụng chế độ ăn Keto TKD mà nên thay bằng một chế độ Keto tiêu chuẩn (SKD).

Thế giới có nhiều kiểu ăn Keto thế này mà giờ chúng ta mới biết - Ảnh 3.

Chế độ ăn Keto theo chu kì (CKD)

CKD là chế độ ăn dành cho các vận động viên chuyên nghiệp cần nhiều carbohydrate để đảm bảo năng lượng cho quá trình luyện tập. Theo đó, trong một tuần ngoài những ngày ăn ít carb theo Keto, vận động viên sẽ có 1 đến 2 ngày được "xả carb" - tức là có thể ăn các thực phẩm giàu đường và tinh bột vào một cách thoải mái.

Thông thường, ngày xả carb sẽ rơi vào 2 ngày trước khi thi đấu để giúp vận động viên có thể nạp lại hoàn toàn lượng dung dịch glycogen, giúp tăng phát triển cơ bắp và sức mạnh.

Thế giới có nhiều kiểu ăn Keto thế này mà giờ chúng ta mới biết - Ảnh 4.

Chế độ ăn Keto giàu đạm (HPKD)

Chế độ này tương tự chế độ ăn Keto tiêu chuẩn, nhưng với lượng đạm nạp vào cơ thể nhiều hơn. Do đó sẽ giúp duy trì cơ bắp, đồng thời kích thích cơ thể tiêu thụ chất béo làm năng lượng nhanh hơn chế độ Keto tiêu chuẩn.

Tỷ lệ calo nạp vào cơ thể trong chế độ ăn này thường là 60% chất béo, 35% protein và 5% carb.

HPKD là chế độ phù hợp với những người không chỉ muốn giảm cân mà còn muốn giảm lượng chất béo trong cơ thể.

Thế giới có nhiều kiểu ăn Keto thế này mà giờ chúng ta mới biết - Ảnh 6.

Chế độ ăn Keto hạn chế (RKD)

RKD là một phiên bản khác của Keto yêu cầu giới hạn lượng calo ở mức thấp so với chế độ Keto tiêu chuẩn (SKD). Đây là chế độ Keto đặc biệt bởi thường được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị ung thư.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc hạn chế lượng calo và thúc đẩy quá trình Ketosis có thể giúp kiểm soát và hỗ trợ điều trị ung thư. Nguyên nhân bởi các tế bào ung thư cần một lượng lớn glucose và lactate để phát triển trong khi chúng không thể sử dụng xeton làm năng lượng thay thế. Do đó, khi glucose bị hạn chế và quá trình Ketosis xảy ra, các tế bào ung thư sẽ khó có thể tồn tại.

Hiện nay, chế độ Keto RKD vẫn đang được thử nghiệm để chống lại các dạng ung thư khác nhau. Trong đó, bệnh nhân được giới hạn dưới 12g carb/ngày, với nồng độ xeton và lượng đường trong máu được theo dõi chặt chẽ với lượng thức ăn nạp vào. Giới hạn calo nạp vào ở mức thấp hơn thông thường và khác nhau tùy vào tình trạng từng người.

Nguồn tham khảo: Ketovale