Tác hại nghiêm trọng từ thói quen ngày nào bạn cũng làm này

Bình Bình, Theo Trí Thức Trẻ 22:39 22/03/2017

Thói quen này có thể khiến bạn có tư thế ngồi đẹp hơn, nhưng nếu tình trạng ngồi như vậy kéo dài thì hậu quả sẽ trở nên rất nghiêm trọng đấy!

Ngồi vắt chéo chân là thói quen của rất nhiều người, đặc biệt là con gái. Đây là cách ngồi thể hiện sự tự tin, lịch sự, sang trọng..., tuy nhiên, ít ai biết rằng, nó lại gây ra rất nhiều tác hại đối với sức khoẻ.

Gây áp lực cho tim mạch, huyết áp

Đây gần như là tác hại nghiêm trọng nhất và dễ xảy ra nhất khi chúng ta thường xuyên ngồi vắt chéo chân.

- Giữ tư thế ngồi vắt chéo chân quá lâu mà không thay đổi sẽ khiến huyết áp tăng cao. Nguyên nhân là khi để chân này đè lên chân kia quá lâu sẽ làm máu dồn từ chân lên ngực, một lượng máu lớn bị bơm ra khỏi tim khiến huyết áp tăng lên.

- Khi bạn ngồi ở tư thế này, cơ bắp chân vẫn hoạt động nhưng xương lại không di chuyển. Điều đó cũng là nguyên nhân khiến huyết áp tăng lên.

Tác hại nghiêm trọng từ thói quen ngày nào bạn cũng làm này - Ảnh 1.

Gây hại cho tĩnh mạch

Ngồi vắt chéo chân làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng "tĩnh mạch mạng nhện", là tình trạng các mạch máu nổi lên như mạng nhện trên da. Hơn nữa, nó cũng làm gia tăng nguy cơ viêm tĩnh mạch nén.

Trong mạch máu vốn có một số van nhỏ giúp ngăn ngừa máu không chảy sai hướng, nhưng khi vắt chân như vậy, áp lực lên tĩnh mạch tăng cao, khiến máu khó lưu thông. Nó dẫn đến tình trạng các van mạch máu thu hẹp, dần yếu đi, thậm chí có thể gây tụ máu ở chân và gây ra sưng tĩnh mạch.

Tác hại nghiêm trọng từ thói quen ngày nào bạn cũng làm này - Ảnh 2.

Ảnh hưởng xấu tới hệ thần kinh

Ngồi vắt chéo chân liên tục trong nhiều giờ liền sẽ dẫn đến tê liệt dây thần kinh xương mác. Đây được cho là tư thế ngồi có ảnh hưởng xấu nhất tới hệ thần kinh do dồn rất nhiều áp lực xuống vùng dưới đầu gối.

Mất cân bằng xương chậu

Tư thế ngồi vắt chân này lên chân kia này làm cho phần cơ bắp phần đùi trong ngắn hơn đùi ngoài. Điều đó khiến cho xương dễ bị lệch khỏi vị trí ban đầu, dẫn đến mất cân bằng xương chậu.

Nguồn: Brightside