Sự thật đẫm nước mắt đằng sau những chiếc khóa tình yêu: Câu chuyện tình của chàng lính bị chiến tranh chia lìa

Joey Spiderum, Theo Helino 21:06 06/04/2018

Chắc hẳn hình ảnh những cây cầu trĩu xuống vì gánh nặng từ trăm ngàn ổ khóa tình yêu đã không còn lạ lẫm gì. Thậm chí nhiều người còn ví von rằng chính sức mạnh của tình yêu và sự lãng mạn đã khiến cho những cây cầu đó cong veo hay sụp xuống.

Chắc hẳn, hình ảnh những cây cầu trĩu xuống vì gánh nặng từ trăm ngàn ổ khóa tình yêu đã không còn lạ lẫm gì với nhiều người. Thậm chí, nhiều người còn ví von rằng, chính sức mạnh của tình yêu và sự lãng mạn đã khiến cho những cây cầu đó cong veo hay sụp xuống. Cầu tình yêu thì có ở khắp mọi nơi như là ở Paris, Venice hay New York thế nhưng mấy ai thực sự biết nguồn gốc của những chiếc khóa nhân danh tình yêu này.

Thế nên hãy tìm đến một thị trấn nhỏ ở đất nước Serbia, gọi một ly cà phê và ngồi nghe người dân nơi đây kể câu chuyện buồn về sự tích của những chiếc khóa tình yêu nhé. 

Sự thật đẫm nước mắt đằng sau những chiếc khóa tình yêu: Câu chuyện tình của chàng lính bị chiến tranh chia lìa - Ảnh 1.

Cầu tình yêu thì có ở khắp mọi nơi như là ở Paris, Venice hay New York thế nhưng mấy ai thực sự biết nguồn gốc của những chiếc khóa nhân danh tình yêu này

Câu chuyện tình của đôi trẻ bị chiến tranh chia cắt

Thị trấn mà chúng ta đang nói đến ở đây có tên là Vrnjačka Banja và thời điểm bắt đầu câu chuyện là năm 1914. Lúc đó chiến tranh đang xảy ra trên khắp châu Âu và trai trẻ thì cứ lần lượt bị sung quân rồi lao vào những cuộc chiến vô vọng. Có một chàng trai trẻ tên là Relja. Đến tuổi trưởng thành, Relja nhanh chóng bị ép phải ghi danh để ra trận; và cũng như bất cứ chàng trai nào cùng thời, anh có cả ngàn lý do để được ở lại quê nhà.

Một trong những lý do lớn nhất cản bước chân anh là cô gái Nada, một cô giáo trẻ trong vùng. Họ đã yêu nhau vô cùng, yêu đến mức mà khi Relja chuẩn bị ra trận thì hai người quyết định đính hôn và chờ sau này Relja trở về thì sẽ tổ chức đám cưới. Một thời gian sau, chiến tranh xảy ra giữa Áo và Serbia, lúc này Relja bắt buộc phải ra trận, không thể trì hoãn được nữa.

Sự thật đẫm nước mắt đằng sau những chiếc khóa tình yêu: Câu chuyện tình của chàng lính bị chiến tranh chia lìa - Ảnh 2.

Cuối cùng Relja phải ra đi, để lại Nada ở nhà chờ đợi (Ảnh minh họa)

Là người ở lại, Nada dĩ nhiên là rất buồn. Ngày qua ngày, cô sống trong hồi tưởng về những kỷ niệm giữa hai người, rồi lại ngóng trông vị hôn phu trở về với niềm tin tưởng tuyệt đối. Vì thế nên Nada chưa bao giờ, ngay cả trong giấc mơ hoang đường nhất, nghĩ đến rằng ngày chia ly cũng là lần cuối cùng cô được thấy Relja. 

Relja, cũng như biết bao người đàn ông khác, đã gặp một cô gái ở Corfuwhile trên đường ra trận và rồi đem lòng yêu cô nàng này. Anh không bao giờ trở lại Vrnjačka Banja nữa, bỏ rơi người yêu, cũng là vị hôn thê đang héo mòn ngày đêm vì chờ đợi.

Sự thật đẫm nước mắt đằng sau những chiếc khóa tình yêu: Câu chuyện tình của chàng lính bị chiến tranh chia lìa - Ảnh 3.

Ngày qua ngày, Nada chờ đợi người cô yêu trở về (Ảnh minh họa)

Biết tin, Nada tuyệt vọng và hoàn toàn sụp đổ. Cô đã không thể vượt qua nỗi đau mà sống tiếp. Thay vào đó cô ra đi bởi một cơn đau tim trong sự cô đơn và khi còn rất trẻ, đặt một dấu chấm buồn cho câu chuyện tình đáng lẽ ra đã có kết cục hạnh phúc.

Sự ra đời của những chiếc khóa tình yêu 

Chuyện tình Relja - Nada có lẽ sẽ mãi rơi vào quên lãng nếu như nhà thơ Desanka Maksimović không nhắc lại trong một bài thơ của bà, Molitva za ljubav (Người cầu nguyện tình yêu). Câu chuyện cứ thế được lan truyền rộng rãi, và đến một ngày, chẳng ai ở Serbia lại chưa từng nghe về Relja và Nada cả. 

Các cô gái trẻ rõ ràng là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi câu chuyện này. Thế nên họ ồ ạt đi tìm mua những chiếc khóa và viết lên nó tên của họ và người yêu. Sau đó họ sẽ đem những cái khóa này đến gắn vào cây cầu nơi mà Nada và Relja từng hẹn hò gặp gỡ, khóa lại rồi vứt chìa khóa xuống sông. Bằng cách này, họ tin rằng người yêu của họ sẽ chung thủy mãi mãi và tình yêu sẽ trở nên bất diệt.

Sự thật đẫm nước mắt đằng sau những chiếc khóa tình yêu: Câu chuyện tình của chàng lính bị chiến tranh chia lìa - Ảnh 4.

Một cô gái trẻ đang gắn chiếc khóa của mình lên cây cầu tình yêu

Cây cầu đầu tiên nơi có hàng trăm nghìn chiếc khóa tình yêu như vậy có tên là Most Ijubavi, có nghĩa là cầu tình yêu. Thế rồi, trào lưu này nhanh chóng lan rộng ra các thành phố khác như Paris hay Barcelona, tạo ra những chiếc cầu tình yêu nổi tiếng mà chúng ta vẫn hay thấy ngày nay.

Ở một số nơi, chính quyền bắt buộc phải dỡ những chiếc khóa khỏi thân cầu để bảo vệ cây cầu đó khỏi sụp đổ. Tuy nhiên, những cây cầu tình yêu ở phía Nam Serbia vẫn được giữ nguyên do đây là nơi cũng khá mê tín. Và thế là hiện nay có đến 15 cây cầu như vậy ở riêng thị trấn Vrnjačka Banja.

Sự thật đẫm nước mắt đằng sau những chiếc khóa tình yêu: Câu chuyện tình của chàng lính bị chiến tranh chia lìa - Ảnh 5.

Cây cầu tình yêu ngày nay ở Paris (Ảnh minh họa)

Những chiếc cầu mang khóa tình yêu ở khắp nơi trên thế giới

Sự thật đẫm nước mắt đằng sau những chiếc khóa tình yêu: Câu chuyện tình của chàng lính bị chiến tranh chia lìa - Ảnh 6.

Khóa tình yêu ở Paris (Ảnh minh họa)

Những chiếc khóa tình yêu không chỉ dừng lại ở Serbia mà còn lan ra khắp nơi trên thế giới và đã trở thành biểu tượng của sự chung thủy trong tình yêu. 

Paris có lẽ là nơi được biết đến nhiều nhất nhờ có cây cầu Pont Des Arts với hàng trăm nghìn chiếc khóa đủ mọi màu sắc. Năm 2014, một trong những lan can của cây cầu bị đổ vì không thể chịu nổi sức nặng của những chiếc khóa thế nên chính quyền Paris đã phải ra lệnh cấm người ta treo khóa lên cây cầu này. Và thế là những cặp đôi yêu nhau bắt đầu chuyển hướng đến những cầu khác bắc ngang sông Seine. 

Sự thật đẫm nước mắt đằng sau những chiếc khóa tình yêu: Câu chuyện tình của chàng lính bị chiến tranh chia lìa - Ảnh 7.

Thỉnh thoảng người ta thấy khóa tình yêu trên cây cầu Brooklyn (Ảnh minh họa)

Ở Mỹ, thỉnh thoảng người ta cũng thấy bóng dáng của vài chiếc khóa tình yêu móc trên cây cầu Brooklyn nổi tiếng. Thậm chí tại đất nước này các cặp đôi còn gắn chiếc khóa tình yêu trên cây cầu trong khách sạn Paris Las Vegas Hotel dù những cái cầu này trông hơi bị kém sắc và chỉ dành một khoảng nhất định có đề biển cho phép gắn khóa mà thôi.

Được mệnh danh là thành phố của những cây cầu, Venice, Italy chính là một điểm đến lý tưởng để các cặp đôi có thể trao gửi chiếc khóa tình yêu. Ba cây cầu ở đây là Rialto, Ponte degli Scalzi và Ponte dell’Accademia là những cây cầu nổi tiếng nhất với hàng trăm ngàn chiếc khóa. 

Sự thật đẫm nước mắt đằng sau những chiếc khóa tình yêu: Câu chuyện tình của chàng lính bị chiến tranh chia lìa - Ảnh 8.

Một chiếc khóa tình yêu ở Venice (Ảnh minh họa)

Hầu hết thì chính quyền các thành phố kể trên đều chẳng lấy gì làm vui vẻ lắm khi hàng trăm chiếc khóa cứ ngày ngày được gắn thêm vào mấy cây cầu, nhất là khi những chiếc khóa này làm gia tăng nguy cơ sụp cầu nữa! Nhưng mà ở Cologne thì ngược lại. 

Thành phố này có vẻ rất yêu thích những chiếc khóa tình yêu và có ý định dùng nó để đẩy mạnh du lịch. Đã từng có một lần, người ta cố gắng gỡ bỏ những chiếc khóa ra khỏi thân cầu Hohenzollern bắc qua sông Rhine thì gặp phải sự phản đối từ công chúng. Sự phản đối gay gắt và dữ dội đến mức họ phải bỏ ý định này ngay lập tức!

Sự thật đẫm nước mắt đằng sau những chiếc khóa tình yêu: Câu chuyện tình của chàng lính bị chiến tranh chia lìa - Ảnh 9.

Ở Cologne, khóa tình yêu lại rất được chào đón (Ảnh minh họa)

Kết thúc

Có thể câu chuyện về Nada và Relja hay bất cứ câu chuyện nào kể trên đều chưa bao giờ xảy ra. Nhưng mà sự thật rằng chiến tranh thế giới thứ nhất đã chia cắt biết bao đôi lứa, để lại nỗi tuyệt vọng khôn nguôi cho những người ở lại thì lại là một điều rất chân thực. Và những chiếc khóa sinh ra như một vật may mắn, mang niềm tin bất diệt về tình yêu vĩnh cửu - thứ tình yêu lay động trái tim hàng ngàn người.