Phim chống dịch của Tiêu Chiến toàn yếu tố hãi hùng: Y tá quên đeo khẩu trang, bác sĩ cấp cứu qua loa lấy lệ?

Thành Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 08:55 23/09/2020

Những chi tiết hạ thấp phụ nữ, coi thường nội quy khiến phim chống dịch có sự góp mặt của Tiêu Chiến gây phẫn nộ diện rộng.

Người Đi Ngược Chiều Đẹp Nhất đang là dự án phim dài tập thu hút sự chú ý của khán giả Hoa ngữ. Series bao gồm nhiều câu chuyện khác nhau đều hướng đến một chủ đề duy nhất: cổ vũ tinh thần chống dịch của các y bác sĩ trong bối cảnh COVID-19. Tuy nhiên, trái với mục đích tươi đẹp ban đầu, bộ phim có sự góp mặt của Tiêu Chiến đang hứng chịu gạch đá do chứa đựng nhiều tình tiết gây tranh cãi hoặc tiêu cực.

Phim chống dịch của Tiêu Chiến toàn yếu tố hãi hùng: Y tá quên đeo khẩu trang, bác sĩ cấp cứu qua loa lấy lệ? - Ảnh 1.

Số điểm trên chuyên trang Douban dành cho Người Đi Ngược Chiều Đẹp Nhất chỉ có 2,4 với số lượng 1 sao chiếm hơn 90%. Điều đó đã là đủ để chứng tỏ phim có quá nhiều chi tiết khiến khán giả bất bình và phẫn nộ. Vậy, những cảnh phim hay tình tiết nào đã khiến người xem thất vọng đến như thế?

Phim chống dịch của Tiêu Chiến toàn yếu tố hãi hùng: Y tá quên đeo khẩu trang, bác sĩ cấp cứu qua loa lấy lệ? - Ảnh 2.

Số điểm thấp tệ của Người Đi Ngược Chiều Đẹp Nhất là minh chứng cho chất lượng không đạt chuẩn và những giá trị tiêu cực mà phim mang đến cho khán giả

Nữ giới bị "cấm" tham gia lực lượng chống dịch, có người còn vì chồng không cho

Yếu tố khiến người xem bận lòng nhất trong chuỗi phim Người Đi Ngược Chiều Đẹp Nhất đó là việc khắc hoạ hình ảnh người phụ nữ vô cùng tiêu cực. Có không ít lần các nữ bác sĩ, cán bộ hay nhân viên phải lép vế so với cánh đàn ông.

Hình tượng phụ nữ trong Người Đi Ngược Chiều Đẹp Nhất bị hạ thấp nghiêm trọng

Trong tập phim đầu tiên, một vị quản lý đã đề xuất cấp dưới của mình xung phong tham gia đội tình nguyện chống dịch. Lúc này, những thanh niên, đàn ông trai tráng đều xung phong "rồng rắn" chạy lên ghi danh. Ngược lại, hội chị em phụ nữ thì chỉ ngồi đó chần chừ hay tìm lý do thoái thác. Chi tiết này chính là mồi lửa đầu tiên khiến Người Đi Ngược Chiều Đẹp Nhất bị chỉ trích dữ dội. Điều này thể hiện tinh thần "trọng nam khinh nữ", đẩy con gái vào thế bị động, mềm yếu trong khi hiện tại đã là năm 2020, phụ nữ hoàn toàn có thể làm chủ bản thân và quyết định của mình.

Phim chống dịch của Tiêu Chiến toàn yếu tố hãi hùng: Y tá quên đeo khẩu trang, bác sĩ cấp cứu qua loa lấy lệ? - Ảnh 4.

Đàn ông thì năng nổ tham gia

Phim chống dịch của Tiêu Chiến toàn yếu tố hãi hùng: Y tá quên đeo khẩu trang, bác sĩ cấp cứu qua loa lấy lệ? - Ảnh 5.

Phụ nữ thì ngồi đó im lặng

Phim chống dịch của Tiêu Chiến toàn yếu tố hãi hùng: Y tá quên đeo khẩu trang, bác sĩ cấp cứu qua loa lấy lệ? - Ảnh 6.

Chỉ có một người là xung phong

Vẫn còn vô số các chi tiết vụn vặt khác thấm đẫm mùi vị phân biệt giới tính. Phụ nữ trong phim đa phần đều bị nghi ngờ về thân phận, thực lực và trình độ chuyên môn. Tính đàn ông độc hại hiện hữu xuyên suốt Người Đi Ngược Chiều Đẹp Nhất, từ đó khiến hình ảnh người phụ nữ bị lu mờ, thậm chí trở thành "hàng đính kèm" của chồng, sếp hay đồng nghiệp nam của mình.

Nam bác sĩ dùng từ "đồng tính nữ" như một cách miệt thị nhân vật nữ có thiện chí muốn giúp đỡ

Cô gái bị coi thường dù cả hai là đồng nghiệp nhiều năm

Cảnh cấp cứu sai chuyên môn, bác sĩ ép tim như "phủi ruồi"

Không chỉ có những tình tiết “chụp mũ” định kiến về phụ nữ, Người Đi Ngược Chiều Đẹp Nhất còn bị dân tình chỉ điểm sự sai lầm trong công tác cấp cứu bệnh nhân của các bác sĩ. Cụ thể, một khán giả từng tham gia đội ngũ chống dịch ở tiền tuyến đã chỉ ra không ít lỗi y khoa căn bản trong phim.

Phim chống dịch của Tiêu Chiến toàn yếu tố hãi hùng: Y tá quên đeo khẩu trang, bác sĩ cấp cứu qua loa lấy lệ? - Ảnh 9.

Ở tập 2, khi bệnh nhân lâm vào tình trạng nguy kịch, các bác sĩ đã kéo đến để ứng cứu kịp thời. Thế nhưng, thay vì để bệnh nhân đeo ống khí quản thì họ lại gỡ ra và để bệnh nhân thở mặt nạ oxy, mà lại còn là loại mặt nạ co bóp thủ công.

Bệnh nhân bị đổi từ ống khí quản sang mặt nạ oxy co bóp thủ công

Ngoài ra, các động tác sơ cấp cứu tim mạch cũng không đúng chuyên môn. Động tác, cách để tay đều sai, lúc ép ngực cũng không đủ sâu và mạnh, ngược lại khá hời hợt và chậm rãi. Nhiều fan cũng bày tỏ sự thất vọng và bất bình khi rành rành là một bộ phim ủng hộ tinh thần chống dịch, nghĩa là có liên quan mật thiết đến y tế, song các kiến thức chuyên môn được thể hiện vừa sai trái lại không trùng khớp với thực tiễn.

Phim chống dịch của Tiêu Chiến toàn yếu tố hãi hùng: Y tá quên đeo khẩu trang, bác sĩ cấp cứu qua loa lấy lệ? - Ảnh 11.
Phim chống dịch của Tiêu Chiến toàn yếu tố hãi hùng: Y tá quên đeo khẩu trang, bác sĩ cấp cứu qua loa lấy lệ? - Ảnh 12.

Tay bác sĩ đúng nghĩa chỉ run nhẹ, không hề có lực đúng chuẩn động tác ép tim thông thường

Hết bác sĩ thì đến y tá hời hợt, chẳng buồn đeo khẩu trang dù dịch đang "căng"

Từ khi dịch bệnh bùng phát thì việc đeo khẩu trang luôn thuộc top đầu những biện pháp phòng tránh tiên quyết. Thế nhưng, chi tiết này lại bị phớt lờ vô cùng rõ ràng ở một cảnh phim. Đáng nói, "thói xấu" này lại ở bộ phận y tá, những cá nhân đáng ra phải chấp hành nghiêm chỉnh hơn ai hết.

Phim chống dịch của Tiêu Chiến toàn yếu tố hãi hùng: Y tá quên đeo khẩu trang, bác sĩ cấp cứu qua loa lấy lệ? - Ảnh 13.

Các nữ y tá ngang nhiên nói chuyện mà không đeo khẩu trang

Ba cô y tá trong một phân đoạn của Người Đi Ngược Chiều Đẹp Nhất đang đứng trò chuyện nhân lúc rảnh rỗi. Thế nhưng, họ hoàn toàn không đeo khẩu trang mà cứ để "mặt mộc" vui vẻ như thế. Những người xung quanh, từ bệnh nhân đến bác sĩ, thì đeo khẩu trang như quy định. Điều này càng thể hiện sự vô trách nhiệm và thiếu cẩn thận của ba cô y tá, đặc biệt là ở môi trường đòi hỏi sự quy củ như bệnh viện.

Phim chống dịch của Tiêu Chiến toàn yếu tố hãi hùng: Y tá quên đeo khẩu trang, bác sĩ cấp cứu qua loa lấy lệ? - Ảnh 14.

Đằng sau, các bệnh nhân và đồng nghiệp khác vẫn nghiêm túc đeo khẩu trang, còn 3 cô này thì không

Sau đó, một vị bác sĩ đến nhắc thì lúc này các cô y tá mới đeo khẩu trang vào và tiếp tục công tác. Cảnh phim này mang đến hình ảnh không mấy đẹp đẽ của những "anh hùng" đứng ở tuyến đầu chống dịch.

Phim chống dịch của Tiêu Chiến toàn yếu tố hãi hùng: Y tá quên đeo khẩu trang, bác sĩ cấp cứu qua loa lấy lệ? - Ảnh 15.

Khi được nhắc nhở...

Phim chống dịch của Tiêu Chiến toàn yếu tố hãi hùng: Y tá quên đeo khẩu trang, bác sĩ cấp cứu qua loa lấy lệ? - Ảnh 16.

Nữ y tá nhanh nhẹn đeo khẩu trang...

Phim chống dịch của Tiêu Chiến toàn yếu tố hãi hùng: Y tá quên đeo khẩu trang, bác sĩ cấp cứu qua loa lấy lệ? - Ảnh 17.

Nhưng rồi lại cởi khẩu trang ra tiếp?

Tập phim có Tiêu Chiến bị nghi ngờ cắt xén, nam diễn viên cũng "bốc hơi" ở kha khá cảnh

Vào ngày 20/9, tập phim có sự góp mặt của Tiêu Chiến chính thức lên sóng. Nội dung xoay quanh góc nhìn của người dân trong một khu nhà khi nhà nước tiến hành giãn cách xã hội, buộc họ phải ở yên trong nhà không được rời đi nửa bước. Tiêu Chiến lần này vào vai Thái Đinh - một cậu bé giỏi máy tính đã nghĩ ra sáng kiến đặt hàng trên mạng để giúp người dân trong xã khu sống thoải mái hơn trong thời gian giãn cách. Thế nhưng, một số trục trặc nhỏ buộc cậu phải xông pha ra ngoài giúp đỡ những xe chuyển hàng phân phát lương thực đến tay mọi người.

Phim chống dịch của Tiêu Chiến toàn yếu tố hãi hùng: Y tá quên đeo khẩu trang, bác sĩ cấp cứu qua loa lấy lệ? - Ảnh 18.

Tiêu Chiến trong phim

Đây là tập phim được đánh giá là nhẹ nhàng và ấm áp, không có quá nhiều tranh cãi như trên. Tuy nhiên, sự đứt đoạn trong câu chuyện của Tiêu Chiến khiến nhiều người nghi ngờ đã có một số cảnh bị cắt đi. Tập phim bắt đầu khi mẹ con Thái Đinh (Tiêu Chiến) đi ngoài phố và gặp hàng xóm vây quanh. Sau đó, khi mọi người tụ tập nghe thông báo từ chính quyền thì chỉ còn bà mẹ còn Thái Đinh đã biến mất.

Phim chống dịch của Tiêu Chiến toàn yếu tố hãi hùng: Y tá quên đeo khẩu trang, bác sĩ cấp cứu qua loa lấy lệ? - Ảnh 19.

Thái Đinh ở phần đầu

Phim chống dịch của Tiêu Chiến toàn yếu tố hãi hùng: Y tá quên đeo khẩu trang, bác sĩ cấp cứu qua loa lấy lệ? - Ảnh 20.

Sau đó vài giây lặn mất tăm

Sau đó, anh chàng chỉ xuất hiện ở vài cảnh ngắn ngủi cho thấy quá trình thực hiện việc đặt món trên mạng. Rồi quá trình gặp trục trặc, Thái Đinh phải ra ngoài phụ giúp, rồi lại biến mất. Sau cùng, mọi thứ được giải quyết ổn thoả và vui vẻ, còn Thái Đinh thì đứng thổi kèn harmonica. Sự "chập mạch" trong tuyến câu chuyện của Tiêu Chiến chứng tỏ đã có nhiều sự chỉnh sửa hậu kỳ khiến nhiều cảnh bị bỏ mất. Suy cho cùng, anh chàng chỉ tham gia với vai khách mời nhưng đã diễn xuất rất tốt, thể hiện xuất sắc nhất có thể nhiệm vụ của mình trong dự án lớn.

Phim chống dịch của Tiêu Chiến toàn yếu tố hãi hùng: Y tá quên đeo khẩu trang, bác sĩ cấp cứu qua loa lấy lệ? - Ảnh 21.

Cảnh cuối cùng cho thấy Thái Đinh vẫn đang cố xử lý các đơn hàng

Phim chống dịch của Tiêu Chiến toàn yếu tố hãi hùng: Y tá quên đeo khẩu trang, bác sĩ cấp cứu qua loa lấy lệ? - Ảnh 22.

Nhưng mọi thứ đã xong mà không có cảnh thực tế nào

Phim chống dịch của Tiêu Chiến toàn yếu tố hãi hùng: Y tá quên đeo khẩu trang, bác sĩ cấp cứu qua loa lấy lệ? - Ảnh 23.

Phía shipper giao cơm vui vẻ, làm cách nào thế?

Nguồn ảnh: Tổng hợp