Phát hiện mới: Con người hóa ra đã ăn bánh mỳ từ trước cả khi biết trồng lúa mỳ

J.D, Theo Helino 21:39 18/07/2018

Một phát hiện hết sức kỳ lạ và gây chấn động giới khoa học. Đơn giản là vì ai cũng nghĩ rằng con người trồng lúa trước rồi mới sáng tạo món ăn sau.

Bạn nghĩ bánh mỳ có từ bao giờ? Với các nhà khoa học, phần lớn đều đồng ý rằng ở đâu đó trong khoảng 10.000 năm trước - thời điểm những bông lúa mỳ đầu tiên bắt đầu "trổ" dưới bàn tay của con người.

Giả thuyết này đã được mặc định là chính xác bấy lâu nay, chỉ có điều sự thật thì không phải như vậy. Bởi vì mới đây, các nhà khoa học từ Đan Mạch đã có một phát hiện khiến cả thế giới phải bất ngờ: con người đã ăn bánh mỳ từ trước cả khi biết trồng lúa mỳ cơ.

Phát hiện mới: Con người hóa ra đã ăn bánh mỳ từ trước cả khi biết trồng lúa mỳ - Ảnh 1.

Di chỉ khảo cổ nơi tìm thấy dấu vết đầu tiên của bánh mỳ

Cụ thể, các xét nghiệm bức xạ carbon trong bếp  tại một di chỉ khảo cổ thuộc Trung Đông đã cho thấy dấu vết con người nướng bánh từ cách đây 14.400 năm - tức là sớm hơn 4000 năm so với thời điểm nông nghiệp ra đời và phát triển. 

"Nghiên cứu cho thấy bánh mỳ không phải là sản phẩm của cái gọi là "an cư lạc nghiệp", mà ngay từ xã hội săn bắt - hái lượm đã có rồi," - trích lời Amaia Arranz Otaegui, tác giả nghiên cứu từ ĐH Copenhagen. 

Bánh mỳ vốn là một thực phẩm quan trọng trong xã hội loài người. Thậm chí, nó còn gắn liền với văn hóa ẩm thực của nhiều quốc gia. Chỉ với vài nguyên liệu cơ bản: bột, nước rồi bỏ vào lò nướng, nhưng dinh dưỡng trong bánh mỳ là rất lớn.

Phát hiện mới: Con người hóa ra đã ăn bánh mỳ từ trước cả khi biết trồng lúa mỳ - Ảnh 2.

Xét nghiệm bức xạ carbon cho thấy loại thực phẩm có độ xốp như bánh mỳ, chỉ khác là nó tồn tại từ hơn 14.000 năm trước

Ngày nay, bánh mỳ có thể không được quá nhiều người ưa chuộng, vì nó bổ sung thêm một lượng carbohydrate có phần thừa thãi trong chế độ ăn quá đủ chất của đa số chúng ta. Tuy nhiên thời xưa, nó chắc chắn là một thực phẩm cực kỳ có giá trị, nhờ khả năng đẩy mạnh đường huyết. 

Được biết, di chỉ này nằm tại Jordan, mang tên Shubayqa 1 và do những người xây thuộc tộc Natufia xây dựng. Nó giống như một cái bếp lò hình oval, với nơi đốt lửa đặt ở giữa và đá xây xung quanh. 

Phát hiện mới: Con người hóa ra đã ăn bánh mỳ từ trước cả khi biết trồng lúa mỳ - Ảnh 3.

Khi xét nghiệm bức xạ carbon của các mẫu đất tại đây, các Arranz Otaegui đã nhận ra một số dấu vết thực phẩm hết sức kỳ lạ. Chúng không giống các loạt hạt, quả hạch hay củi gỗ, mà giống các mẩu vụn còn sót lại dưới đáy lò nướng bánh thì đúng hơn.

Các chuyên gia từ ĐH College London sau đó đã thử dựng lại mẫu bánh mỳ của người Natufia.  Theo Arranz Otaegui, bánh của họ nhiều khả năng là loại không lên men, giống bánh của người Ấn Độ ngày nay hơn.

Trên thực tế, các nhà khảo cổ trước kia đã từng tìm thấy bằng chứng về việc con người thời săn bắt - hái lượm cũng nướng thực phẩm. "Nhưng bánh mỳ tại Shubayqa là một phát hiện khác biệt và độc nhất."Ehud Weiss, chuyên gia không tham gia vào nghiên cứu đến từ ĐH Iran.

Nghiên cứu được công bố trên tạp Kỷ yếu hàn lâm khoa học quốc gia (Mỹ).

Tham khảo: Daily Mail, Science Alert