Nông dân xứ Nghệ khóc ròng nhìn hàng tấn dưa lê chết héo lăn lóc giữa đồng: Bán không được, phá không xong

Ngọc Thắng, Theo Trí Thức Trẻ 07:00 20/04/2019

Hơn 80 hộ dân trồng dưa lê ở Nghệ An đang rơi vào cảnh bế tắc khi hàng tấn dưa họ trồng ra không thể bán, nằm lăn lóc giữa ruộng. Xót xa hơn khi hiện nay họ lại tập trung ra đồng nhổ bỏ từng gốc dưa úa tàn, chi chít quả bị sâu bệnh đục khoét mà suốt nhiều tháng qua bỏ công chăm bón.

Những ngày này, hàng chục hộ dân ở Xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An đang rơi vào tình cảnh éo le khi hàng tấn dưa do chính tay họ trồng suốt mấy tháng qua đang nằm lăn lóc giữa ruộng.

Xã Diễn Kỷ được xem như thủ phủ của dưa lê ở huyện Diễn Châu. Nhiều năm qua, dưa đã giúp nông dân thoát cảnh nghèo khó. Nhưng năm nay, chính loại cây ngắn ngày này khiến họ rơi vào cảnh trắng tay. 

Clip: Dân khóc ròng nhìn hàng tấn dưa lê chết héo lăn lóc giữa đồng, bán không được, phá không xong

Hơn 80 hộ dân xã này đang trong vụ thu hoạch dưa lê, dưa đỏ. Thế nhưng, khác với khung cảnh người người đẩy từng xe dưa lê mọng quả ra dọc quốc lộ 1 để bán, nay họ lại tập trung ra đồng nhổ bỏ từng gốc dưa úa tàn, chi chít quả bị sâu bệnh đục khoét.

Theo quan sát, dưa lê tại xã Diễn Kỷ đều có những đặc điểm chung là quả nhỏ thì bị héo, quả to thì bị sâu ăn từng mảng, cây bị chết khô, cháy lá... Cả cánh đồng dưa đều phải bỏ hoang vì thu hoạch không có người mua.

Xã Diễn Kỷ được xem như thủ phủ của dưa lê ở huyện Diễn Châu, Nghệ An

Nông dân xứ Nghệ khóc ròng nhìn hàng tấn dưa lê chết héo lăn lóc giữa đồng: Bán không được, phá không xong - Ảnh 3.

Loại quả vốn được xem như nguồn thu nhập chính của nhiều hộ dân, thế nhưng năm nay lại đẩy bà con vào cảnh trắng tay

Hàng tấn dưa lê bị sâu bệnh, hư hỏng, bị vứt la liệt tại ruộng.

Hiện chưa rõ nguyên nhân dẫn đến việc dưa bị bệnh hàng loạt, tuy nhiên, theo ý kiến của một số hộ trồng dưa, có thể là do thời tiết sương mai nhiều, dẫn đến sâu bệnh. Bên cạnh đó, có thể do chất lượng giống, một số hộ lấy giống không rõ nguồn gốc dẫn đến thiệt hại nặng nề.

Từ đầu vụ mùa, hàng chục ha dưa bị héo úa lá, thân cây khô dần. Cây vẫn cho 2 quả nhưng nhỏ hơn các vụ trước, quả phần nhiều bị cháy sém, sâu đục thành từng lỗ bằng ngón tay rồi thối dần.

Nông dân xứ Nghệ khóc ròng nhìn hàng tấn dưa lê chết héo lăn lóc giữa đồng: Bán không được, phá không xong - Ảnh 5.

Bà con tiếc nuối nhưng không thể nào cứu vãn số dưa đã bị hỏng, đành đổ bỏ.

Nông dân xứ Nghệ khóc ròng nhìn hàng tấn dưa lê chết héo lăn lóc giữa đồng: Bán không được, phá không xong - Ảnh 6.

Dưa lê bán rẻ nhưng không ai mua.

Chị Nguyễn Thị Thanh (42 tuổi, xã Diễn Kỷ) cho biết, mỗi năm người dân trồng 2 vụ dưa, mỗi vụ 3 tháng, chủ yếu là các loại dưa đỏ, dưa lê. Theo người dân, để đảm bảo hiệu quả giữa hai vụ dưa, họ xen canh trồng vừng, lạc, ngô để đất đai tơi xốp.

Những năm trước dưa cho năng suất cao, giá bán hợp lý nên trừ chi phí người dân còn thu gần chục triệu mỗi sào. Năm nay do dưa cho quả nhỏ lại sớm hư hỏng, hẻo úa, dưa chỉ bán 15.000 đồng/kg.

Nông dân xứ Nghệ khóc ròng nhìn hàng tấn dưa lê chết héo lăn lóc giữa đồng: Bán không được, phá không xong - Ảnh 7.

Chị Thanh nhanh nhẹn nhặt những trái dưa lê còn tươi ngon tại ruộng nhà mình.

"Lúc mới trồng cây vẫn bình thường, xanh tốt, nhưng đến khi gần cho quả và cho quả là bị héo lá, khô cây rồi chết dần. Do quả non lại bị hư hỏng do sâu bệnh nên không ăn, không bán được, đành phá bỏ trồng lại mong vụ sau gỡ vốn cho vụ trước", bà Nguyễn Thị Do (57 tuổi) buồn bã.

Hầu hết quả dưa nhỏ thì héo non, to thì bị sâu đục khoét, rỗng ruột. Ông Ngô Sỹ Minh (50 tuổi, thôn 2 xã Diễn Kỷ) cho biết gia đình có hơn 5 sào dưa lê nhưng không thể thu hoạch. 

"Năm nay mất trắng cả, 5 sào dưa đều bị sâu đục hư hỏng, thối rữa không rõ nguyên nhân. Do không thể bán nên đành vứt lăn lóc ngoài đồng hoặc cho người dân nhặt về cho bò ăn để làm lại đất để trồng mới", ông Minh nói.

Nông dân xứ Nghệ khóc ròng nhìn hàng tấn dưa lê chết héo lăn lóc giữa đồng: Bán không được, phá không xong - Ảnh 8.

Ông Minh đau đớn vì số dưa lê gia đình ông bao công chăm bón giờ phải đổ cho bò ăn.

Để dưa đủ độ ấm, người dân áp dụng nhiều kỹ thuật tưới tiêu hoặc làm đường ống dẫn ra từng luống dưa để nước giữ độ ấm cho dưa nảy mầm, sinh trưởng.

Ông Lê Thế Hiếu, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Diễn Châu cho biết việc sâu bệnh trên dưa lê năm nào cũng có nhưng chủ yếu ở vụ cuối. Riêng năm nay bị sớm hơn và diễn ra trên diện rộng.

"Do cây dưa lê có nhiều sâu bệnh, cộng với việc lúc sinh trưởng thì sương mai làm lá cây không thể quang hợp, chết dần. Phòng khuyến cáo người dân luân canh cây trồng để hạn chế sâu bệnh. Khi trồng mới cần xới đất, xử lý vôi, nấm đối kháng... để dưa trồng được sinh trưởng và phát triển hơn", ông Hiếu nói.

Trước việc người dân thất thu do dưa sâu bệnh, Phòng Nông nghiệp huyện sẽ phối hợp xã và trạm khuyến nông tổ chức các buổi tập huấn miễn phí cho bà con còn việc hỗ trợ giống, phân hay thuốc thì phòng không có nguồn ngân sách.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày