Những món mứt làm giới trẻ cứ nhớ mãi "ngày xưa khi ta bé"

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 15:30 28/12/2019

Lớn rồi, tôi mới nhận ra dư vị tuổi thơ sao ngọt ngào đến vậy. Lục tìm trong ký ức, hóa ra dư vị ấy kết tinh từ vị ngọt của những viên kẹo, chiếc bánh, cái kem hay miếng mứt, của trò chơi ngày thơ bé và của những đầm ấm yêu thương gia đình.

Những ngày cuối năm, khi cái lạnh se sắt ngày càng hiếm hoi của mùa đông bao phủ đất trời và Tết ngày một gần kề, ngồi nhâm nhi ly trà ấm lại nhớ những món mứt chân ái cùng kỷ niệm của ngày xưa thơ bé. Cái vị chua chua - ngọt ngọt - mặn mặn nơi đầu lưỡi không khỏi khiến những người lớn đã từng là trẻ con như tôi có chút nao lòng, hoài niệm về những món mứt của ngày xưa khi ta bé.

Mứt dừa

Những món mứt làm giới trẻ cứ nhớ mãi ngày xưa khi ta bé - Ảnh 1.

Mứt dừa tuổi thơ tôi chỉ cò màu trắng nguyên bản chứ không nhiều màu nhiều vị như bây giờ.

Cách đây mười mấy, hai chục năm, khoảng một tháng trước Tết, dù bận rộn bao nhiêu, mẹ tôi cũng dành thời gian để làm mứt dừa. Mẹ tôi còn làm thêm mứt gừng, mứt cà rốt, nhưng tôi vẫn yêu thích mứt dừa hơn cả vì gừng thì cay và cà rốt thì giống rau hơn.

Làm xong, mẹ buộc túi và cất vào trong tủ kính. Tôi thèm thuồng, chẳng thể đợi đến Tết, thi thoảng lại lén mở túi, nhón 1 sợi thật dài, ăn cho đã thèm. Miếng dừa trắng muốt, thơm lừng, ngọt lịm. Tôi xé từng miếng nhỏ ăn dè, ngậm cho đường tan dần trong miệng rồi mới thưởng thức cái sần sật của miếng dừa.

Đợi mãi thì Tết cũng chính thức về, những sợi mứt dừa uốn lượn trên khay đón khách, mở ra nhiều câu chuyện rôm rả chẳng màng thời gian.

Mứt bí

Những món mứt làm giới trẻ cứ nhớ mãi ngày xưa khi ta bé - Ảnh 2.

Trông thế này thôi nhưng thưởng thức mứt bí là cả một trải nghiệm vị giác thú vị.

Mứt bí hẳn là món mứt cũng được nhiều đứa trẻ ngày đó yêu thích ngang mứt dừa. Miếng bí cắt con chì vuông vắn, phủ đường trắng tinh. Bất ngờ bỗng xuất hiện khi thưởng thức, cắn 1 miếng thôi, lại thấy trong trong, giòn giòn nhưng mọng nước.

Vị ngọt tỏa đều trong khoang miệng, thấm qua lưỡi và đọng nơi cổ cái thanh mát của miếng mứt bí cổ truyền. Chính trải nghiệm vị giác thú vị đó khiến người ta muốn cắn thêm miếng nữa, miếng nữa.

Mứt lạc

Những món mứt làm giới trẻ cứ nhớ mãi ngày xưa khi ta bé - Ảnh 3.

Kẹo trứng chim - tâm điểm của hộp mứt luôn bị tụi trẻ con tranh giành.

Tụi trẻ con chúng tôi thường gọi món mứt lạc này là kẹo trứng chim. Mà chẳng biết cái tên đến từ đâu, nhưng nghe cũng hợp lý. Trong hộp mứt Tết ngày xưa, giữa các loại mứt, gói kẹo trứng chim tròn trĩnh, trắng tinh được gói cẩn thận trở thành "tâm điểm" tranh giành của đám trẻ.

Ngày nhỏ, tôi chẳng dại nhai rôm rốp món này vì sẽ nhanh hết lắm. Thay vào đó, tôi chọn kiểu ăn đúng điệu hơn mà thật ra là để lâu hết hơn. Thả 1 viên vào miệng, ngậm cho đến khi lớp đường trắng bên ngoài tan gần hết, rồi mới thong thả nhai hạt lạc để tận hưởng cái bùi bùi quyện với vị ngọt vẫn tràn trong khoang miệng.

Mứt sen trần

Những món mứt làm giới trẻ cứ nhớ mãi ngày xưa khi ta bé - Ảnh 4.

Mứt sen trần sinh ra là để dành cho những tách trà nhâm nhi.

Mứt sen trong ký ức của tôi xuất hiện trong khung cảnh: Sau màn bắt tay chúc Tết, người lớn sẽ mời nhau ngồi xuống bàn trà, rồi chẳng đắn đo, mọi người cùng chọn những viên mứt sen. 1 miếng mứt nhâm nhi 1 ngụm trà.

Bố mẹ tôi bảo, mứt sen trần sinh ra là để dành cho những tách trà. Cái vị ngọt - thơm - bùi của mứt sen hợp nhau đến lạ với vị chát chát của trà. Lớn rồi mới thấy, bố mẹ nói chẳng sai tẹo nào. Bây giờ có đi thưởng trà, tôi vẫn thường gọi thêm đĩa mứt sen trần để trà thêm đậm vị.

Ô mai

Những món mứt làm giới trẻ cứ nhớ mãi ngày xưa khi ta bé - Ảnh 5.

Bàn trà ngày Tết sao có thể thiếu ô mai.

Giống mẹ, với tôi Tết sẽ chẳng thể nào tròn vẹn nếu thiếu những loại mứt quả gọi là ô mai. Mà phải là ô mai Hồng Lam mua trên phố Hàng Đường. Cho đến bây giờ, có nhiều sự lựa chọn hơn nhưng Hồng Lam vẫn là cái tên xuất hiện đầu tiên khi nghĩ tới ô mai. Và thật may, Hồng Lam đã mở thêm nhiều cửa hàng khắp thành phố nên tôi không phải xếp hàng như ngày xưa nữa.

Còn nhớ như in ngày đầu được mẹ dẫn vào cửa hàng ô mai Hồng Lam. Hàng trăm loại ô mai xếp ngay ngắn trong hộp bày ra trước mắt. Chưa kể, bác bán hàng còn xởi lởi mời tôi ăn thử đủ loại. Với một đứa trẻ, thế khác nào thiên đường.

Những món mứt làm giới trẻ cứ nhớ mãi ngày xưa khi ta bé - Ảnh 6.

Hàng trăm loại ô mai đủ khiến bạn hoa mắt và chết thèm khi bước vào cửa hàng ô mai Hồng Lam.

Sau này, tìm hiểu sự kỳ công của việc làm ra ô mai, tôi mới hiểu vì sao ô mai xứng đáng với hai chữ "Tinh hoa". Bởi ở đó là sự kết tinh của những sản vật đất trời Việt Nam, của gừng cay muối mặn và của những đôi tay nghệ nhân người Việt tài hoa, khéo léo. Nhờ những nghệ nhân ô mai như ở Hồng Lam, mà nông sản khắp mọi miền tổ quốc thoát khỏi cảnh hàng hóa không thương hiệu, được chăm chút, nâng tầm và vươn ra thế giới.

Những món mứt làm giới trẻ cứ nhớ mãi ngày xưa khi ta bé - Ảnh 7.

Ô mai chua cay - mặn ngọt và chỉ nhấm nháp mới thưởng hết vị tinh hoa.

Giống như nếp nhà đi sâu vào tiềm thức, với tôi, ngày Tết chẳng thể thiếu những món mứt và ô mai Hồng Lam. Đó là sự kết nối giữa quá khứ với hiện tại mà tôi muốn nâng niu từ mẹ để lại và gìn giữ cho cô con gái nhỏ của mình sau này.

Suốt 1 năm bận rộn, ồn ào, vội vã, những ngày Tết hãy ngồi xuống, nhấm một miếng mứt, đưa một miếng nhỏ ô mai Hồng Lam lên miệng, để mọi vị giác được chiêu đãi từ nơi đầu lưỡi, bạn sẽ thấy cả một bầu trời ký ức vui vẻ ùa về, mọi thứ dường như vẫn ngọt ngào vẹn nguyên như thế.