Những bức hình ám ảnh về khu bệnh viện dành riêng cho phụ nữ mắc chứng "cuồng loạn"

COOKIE, Theo Thời Đại 19:00 21/11/2017

Khung cảnh đầy ám ảnh bên trong khu bệnh viện dành riêng cho những phụ nữ mắc chứng bệnh “cuồng loạn” tại thủ đô Paris, Pháp vào thế kỷ 19 đã khiến không ít người phải sởn gai ốc.

Chứng cuồng loạn của phụ nữ (women hysteria) là khái niệm y học phổ biến, từng được dùng để chẩn đoán các vấn đề có liên quan tới sức khỏe đối với nhóm bệnh nhân là nữ giới.

Nhưng hiện nay, nó đã không còn được công nhận bởi các tổ chức y tế sau khi vị bác sĩ người Pháp ông Jean-Marie Charcot đưa ra nhiều bằng chứng phản bác lại kết luận thiếu căn cứ nói trên.

Những bức hình ám ảnh về khu bệnh viện dành riêng cho phụ nữ mắc chứng cuồng loạn - Ảnh 1.

Chứng cuồng loạn từng được dùng vào việc chẩn đoán các vấn đề liên quan tới sức khỏe của phụ nữ.

Trong suốt nhiều thế kỷ, ngành y khoa còn non nớt tại châu Âu đã gắn chứng cuồng loạn cho rất nhiều biểu hiện về sức khỏe xảy ra trên phái yếu, bao gồm: Mất ngủ, lo lắng, cáu gắt, nhu cầu tình dục khác thường hay thậm chí là có xu hướng thích gây sự với người đối diện.

Do có khoanh vùng rộng, đồng thời đội ngũ bác sĩ vào thời điểm bấy giờ lại vội vàng cho rằng căn bệnh này xuất phát từ khu vực tử cung nên đa phần bệnh nhân nữ đều phải trải qua các phương pháp trị liệu nhằm vào mặt thể chất.

"Họ bị chính thân nhân tống vào bệnh viện. Theo tôi được biết thì giữa thế kỷ 19, Bệnh viện Pitié-Salpêtrière từng là nơi điều trị của hơn 5.000 phụ nữ mắc chứng cuồng loạn", nhà xã hội học Stapèna nói.

Những bức hình ám ảnh về khu bệnh viện dành riêng cho phụ nữ mắc chứng cuồng loạn - Ảnh 2.

Ngành y khoa tại châu Âu đã gắn chứng cuồng loạn cho rất nhiều biểu hiện về sức khỏe xảy ra trên phái yếu.

Năm 1862, bác sĩ người Pháp ông Jean-Marie Charcot, cha đẻ ngành thần kinh học hiện đại được bổ nhiệm làm giám đốc của Bệnh viện Pitié-Salpêtrière.

Ông cùng với đồng sự là nhà giải phẫu học Paul Richer đã cố gắng nghiên cứu về chứng cuồng loạn của phụ nữ và dùng cả máy ảnh để ghi lại nhiều bức hình chân thực về quá trình điều trị căng thẳng ấy.

Năm 1878, Charcot quyết định tổng hợp những khoảnh khắc đầy ám ảnh mà bản thân từng chụp cùng kết quả nghiên cứu ban đầu vào cuốn sách mang tên "Iconographie photographique de la Salpêtrière".

Những bức hình ám ảnh về khu bệnh viện dành riêng cho phụ nữ mắc chứng cuồng loạn - Ảnh 3.

Đội ngũ y bác sĩ vào thời điểm bấy giờ đã vội vàng kết luận căn bệnh này xuất phát từ khu vực tử cung.

Dưới sự chỉ đạo của vị bác sĩ người Pháp, các bệnh nhân mắc chứng cuồng loạn của phụ nữ tại Bệnh viện Pitié-Salpêtrière lần đầu tiên được điều trị bằng phương pháp quan sát hành vi và cử chỉ thường ngày, chứ không phải là hình thức trị liệu dựa trên tư duy cố hữu như trước kia.

"Căn bệnh này hoàn toàn không nằm ở tử cung mà chính bởi cấu trúc di truyền trong hệ thần kinh", ông Charcot nhận định.

Những bức hình ám ảnh về khu bệnh viện dành riêng cho phụ nữ mắc chứng cuồng loạn - Ảnh 4.

Đa phần bệnh nhân nữ đều sẽ phải trải qua các phương pháp trị liệu nhằm vào mặt thể chất.

Song tới cuối những năm 1880, bác sĩ Charcot lại bất ngờ kết luận đây là một loại bệnh về mặt tâm thần. Ông đã trở thành người đi đầu trong việc sử dụng thuật thôi miên vào quá trình chẩn đoán và hỗ trợ điều trị đối với các bệnh nhân được cho là mắc phải căn bệnh đáng sợ trên.

Ông này nhấn mạnh: "Tôi kịch liệt phản đối định kiến cố hữu mà giới y học từng đưa ra khi cho rằng chứng cuồng loạn là một bệnh lý chỉ xảy ra ở nữ giới, còn ở nam giới là rất hiếm gặp".

Những bức hình ám ảnh về khu bệnh viện dành riêng cho phụ nữ mắc chứng cuồng loạn - Ảnh 5.

Bác sĩ Charcot nhận định chứng cuồng loạn ở phụ nữ chính là một bệnh lý về mặt tâm thần.

Tới đầu thế kỷ 20, số trường hợp bị chẩn đoán mắc chứng cuồng loạn bắt đầu giảm mạnh nhờ những đóng góp kinh điển mà ông Sigmund Freud, cha đẻ của ngành phân tâm học hiện đại và là học trò của bác sĩ Charcot đưa ra.

Mọi vấn đề cũng được chẩn đoán một cách chính xác hơn, tránh nhầm lẫn giữa khái niệm sai lầm trong quá khứ với các căn bệnh về mặt tâm thần như: Rối loạn nhân cách, rối loạn chuyển đổi, tâm thần phân liệt hoặc hoảng loạn bất chợt.

Những bức hình ám ảnh về khu bệnh viện dành riêng cho phụ nữ mắc chứng cuồng loạn - Ảnh 6.

Bệnh viện Pitié-Salpêtrière từng là nơi điều trị của hơn 5.000 phụ nữ mắc chứng cuồng loạn vào giữa thế kỷ 19.

Những bức hình ám ảnh về khu bệnh viện dành riêng cho phụ nữ mắc chứng cuồng loạn - Ảnh 7.

Số trường hợp bị chẩn đoán mắc chứng cuồng loạn bắt đầu giảm mạnh vào thế kỷ 20.

Những bức hình ám ảnh về khu bệnh viện dành riêng cho phụ nữ mắc chứng cuồng loạn - Ảnh 8.

Charcot quyết định tổng hợp bức ảnh này cùng kết quả nghiên cứu ban đầu vào cuốn sách mang tên "Iconographie photographique de la Salpêtrière".

Những bức hình ám ảnh về khu bệnh viện dành riêng cho phụ nữ mắc chứng cuồng loạn - Ảnh 9.

Dưới sự chỉ đạo của vị bác sĩ người Pháp, họ bắt đầu được điều trị bằng phương pháp quan sát hành vi và cử chỉ thường ngày.

Những bức hình ám ảnh về khu bệnh viện dành riêng cho phụ nữ mắc chứng cuồng loạn - Ảnh 10.

Nhiều nữ bệnh nhân đã bị chính gia đình đưa vào bệnh viện nhằm mục đích chữa bệnh.

Những bức hình ám ảnh về khu bệnh viện dành riêng cho phụ nữ mắc chứng cuồng loạn - Ảnh 11.

Họ từng phải trải qua những phương pháp điều trị thử nghiệm không hề có tác dụng.

Những bức hình ám ảnh về khu bệnh viện dành riêng cho phụ nữ mắc chứng cuồng loạn - Ảnh 12.

Thậm chí, có người còn bị cắt bỏ tử cung một cách vô lý.

Chứng cuồng loạn của phụ nữ (women hysteria) từng được chẩn đoán cũng như điều trị suốt hàng trăm năm tại nhiều quốc gia châu Âu, và được cho là có gắn liền với các triệu chứng khác như mệt mỏi, lo lắng, mất ngủ hay nhu cầu tình dục bất thường.

Trong cuốn sách Timaeus, nhà triết học Plato miêu tả tử cung của phụ nữ giống như một sinh vật sống di chuyển khắp cơ thể, đôi khi sẽ làm tắc nghẽn một vài bộ phận khiến người ta cảm thấy khó thở và gây nhiều bệnh tật khác nhau.

Người Hy Lạp cổ đại cũng dùng thuật ngữ "tử cung đi lung tung" để chỉ việc tử cung nằm sai vị trí vốn có khiến bệnh tật hoành hành ở phụ nữ.

Do đó, nhiều bệnh nhân đã bị chính gia đình đưa vào bệnh viện nhằm mục đích chữa bệnh, đồng thời phải trải qua những phương pháp điều trị thử nghiệm không hề có tác dụng - kể cả là cắt bỏ tử cung.