Nhiều người nghĩ bế cô dâu vào phòng đêm tân hôn là thật lãng mạn. Nhưng sự thực đằng sau nó thì...

Thiên Dung, Theo Trí Thức Trẻ 21:08 15/04/2017

Nguồn gốc của tục lệ này có lẽ sẽ khiến các cô dâu chẳng còn muốn được bế vào phòng đêm tân hôn nữa.

Chú rể bế cô dâu vào đêm tân hôn quả thực là một thói quen không bao giờ lạc "mốt". Chúng ta coi nó là một hành động cực kì lãng mạn và có phần quyến rũ nữa.

Nhiều người nghĩ bế cô dâu vào phòng đêm tân hôn là thật lãng mạn. Nhưng sự thực đằng sau nó thì... - Ảnh 1.

Tuy nhiên, ít ai biết hành động lãng mạn này đã xuất hiện từ cách đây cả ngàn năm và nguồn gốc của nó thì không phủ màu hồng như ta lầm tưởng.

Theo cuốn từ điển bách khoa "Thông tục Hôn nhân trên Thế giới", trong thần thoại La Mã có một mẩu chuyện được mô tả qua bức tranh "The Rape of the Sabine Women". Đó là sự kiện binh lính La Mã bắt cóc và cưỡng hiếp những người phụ nữ trong chiến tranh.

Những người phụ nữ đó, họ đã bị những tên lính tráng khỏe mạnh dùng vũ lực "bế" đi.

Nhiều người nghĩ bế cô dâu vào phòng đêm tân hôn là thật lãng mạn. Nhưng sự thực đằng sau nó thì... - Ảnh 2.

Bức tranh "The Rape of the Sabine Women" - cho thấy hành động "bế" rõ ràng không lãng mạn chút nào

Điều kì lạ hơn nữa, chính sự kiện đó đã dẫn đến việc hình thành một tục lệ khá kỳ cục trong đám cưới của người Roman. Đó là vào ngày cưới, cô dâu sẽ bỏ chạy về vòng tay của người mẹ, trong khi chú rể và bạn bè chặn và lôi cô lại. Và rồi một nhóm người (kể cả chú rể), sẽ bế cô dâu ngược trở vào nhà.

Nhiều người nghĩ bế cô dâu vào phòng đêm tân hôn là thật lãng mạn. Nhưng sự thực đằng sau nó thì... - Ảnh 3.

Nghe như tục bắt vợ ấy

Lời giải thích hợp lý nhất cho truyền thống có phần kinh dị này, là bản thân nó đã là một phiên bản nhẹ nhàng của kiểu hôn nhân định sẵn. 

Tuy vậy cũng có một cách giải thích khác, đó là bản thân người vợ muốn "diễn" như thế, để thể hiện sự không hề mong muốn rời xa bố mẹ đẻ của mình.

Ở một số nền văn hóa, hành động này lại mang tính chất tâm linh gắn liền với ngưỡng cửa. Ví dụ như ở Anh Quốc, mọi người cho rằng ngưỡng cửa là nơi chứa "tà thuật của phù thủy" hay những thế lực đen tối nào đó, có thể phá hỏng cuộc hôn nhân hoặc khả năng mang thai của cô dâu. Do đó, người chồng bế vợ để đảm bảo rằng chân nàng không phải chạm đất.

Nhiều người nghĩ bế cô dâu vào phòng đêm tân hôn là thật lãng mạn. Nhưng sự thực đằng sau nó thì... - Ảnh 4.

Chưa hết! Đố cửa (thanh đứng dọc theo khuôn cửa) và ngưỡng cửa cũng có ý nghĩa đáng kể trong những đám cưới truyền thống không - thuộc - phương - Tây. 

Theo Hỏa giáo (tôn giáo do nhà tiên tri Zoroaster sáng lập vào khoảng cuối thế kỷ 7 TCN tại miền Đông Đế quốc Ba Tư cổ đại), đố cửa sẽ bị làm bẩn bởi củ nghệ sau khi đám cưới diễn ra. Chú rể có nhiệm vụ phải đi qua đó mà không chạm ngưỡng cửa, còn mẹ vợ thì tạo một dấu màu đỏ lên trán anh ấy và ném gạo vào người anh.

Ngày nay, mọi người không hẳn bế cô dâu vào phòng vì tin vào những truyền thuyết cũ. Họ đơn giản là... làm cho vui thôi. Có điều, chẳng rõ khi biết ý nghĩa của hành động này, họ có còn muốn làm nữa hay không.

Nhiều người nghĩ bế cô dâu vào phòng đêm tân hôn là thật lãng mạn. Nhưng sự thực đằng sau nó thì... - Ảnh 5.

Mình thích thì mình làm thôi!

Nguồn: Thisisinsider