Người trẻ không sống bằng lương mà bằng tư duy đầu tư, tích lũy

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 17:30 23/07/2022

Tuổi 22 rời ghế nhà trường, hoang mang và trăn trở làm sao để tự gây dựng một cuộc sống thoải mái. Làm đến bao giờ thì đủ tiền mua một căn nhà?

Bước chân ra đời với nhiều dự định, hoài bão

Khi bạn 22, tốt nghiệp ra trường là một dấu mốc vô cùng quan trọng vì đây là thời khắc bắt đầu cuộc sống độc lập. Hàng ngàn câu hỏi về công việc, cuộc sống, nỗi lo tài chính chưa có câu trả lời. Làm thế nào để có được offer đầu tiên? Làm sao để "deal" được mức lương cạnh tranh nhất? Nên chọn công ty lớn hay start-up? Công việc ở doanh nghiệp lớn có thật sự ổn định? Làm thế nào để thăng tiến và tăng thu nhập?

Người trẻ không sống bằng lương mà bằng tư duy đầu tư, tích lũy - Ảnh 1.

Mỗi bạn đều hình dung trong đầu môt tương lai với những dấu mốc dường như đã ngầm được quy định sẵn. Sau khi ra trường kiếm được công việc mình thích. Trước 27 tuổi lập gia đình. Trước 30 tuổi có con đầu lòng. Công việc ổn định với mức lương tăng đều hàng năm. 35 tuổi bắt đầu mua nhà…

Không thể chỉ sống dựa vào lương cơ bản

Tuy nhiên, thực tế lúc nào cũng nhiều thử thách và không cột mốc nào là dễ dàng đạt được. Ra trường kiếm việc khó khăn. Chưa kể mức lương khởi điểm thường cũng chỉ vỏn vẹn 7-8 triệu đồng/tháng. Không chỉ biết làm công ăn lương, người trẻ hơn hết phải biết quản lý tài chính cá nhân, biết đầu tư tích luỹ để đa dạng thêm nguồn thu nhập cho các kế hoạch của mình.

Người trẻ không sống bằng lương mà bằng tư duy đầu tư, tích lũy - Ảnh 2.

Nếu chỉ dựa vào tiền lương và không có kế hoạch chi tiêu cụ thể, kể cả với mức khởi điểm cao ở 15-20 triệu một tháng, với mức sống ngày càng cao, sau vài năm đi làm số tiền để dành được có lẽ không là bao. Trong khi đó, nếu mỗi ngày bạn trích ra 100 ngàn đồng, phần gửi tiết kiệm, phần đem đầu tư với mức sinh lời trung bình 15% một năm, thì sau 30 năm bạn đã có hơn 2.38 tỷ đồng từ lãi kép. Với 150 ngàn đồng thì sau 30 năm con số lên tới 5 tỷ đồng.

Vì thế, các bạn sinh viên mới ra trường với mức lương khởi điểm 7-8 triệu cũng không cần lo lắng sẽ không bao giờ mua được nhà. Bất kể lương của bạn thấp hay cao, nếu biết quản lý chi tiêu đúng cách, đầu tư đúng cách, tích tiểu thành đại thì bạn có thể hiện thực hoá mong muốn được đi đây đi đó, trải nghiệm cuộc sống, cùng với việc sở hữu nhà riêng, xe riêng về lâu về dài.

Bí quyết để "tăng tốc" trên con đường tự do tài chính

Khi bạn biết theo dõi chi tiêu, phân bổ thu nhập vào tiết kiệm, đầu tư thì thói quen ấy sẽ giúp bạn có túi tiền rủng rỉnh ngay từ khi mới đôi mươi. Sẽ không có lối đi tắt cho một cuộc sống thoải mái, vững chãi, mà là cả một hành trình mà bắt đầu càng sớm sẽ càng tốt.

Người trẻ không sống bằng lương mà bằng tư duy đầu tư, tích lũy - Ảnh 3.

Cô gái 9x Phương Thảo sau hơn 5 năm cố gắng ở một công ty đa quốc gia, Thảo đạt được mức lương 30 triệu đồng mỗi tháng. Với Thảo, bạn luôn đặt ra kế hoạch rõ ràng và đã bắt đầu trả góp để mua căn nhà đầu tiên. Bí quyết nằm ở chính việc Thảo đầu tư từ rất sớm. "Sau năm đầu ra trường không đủ tiền tiêu, lâu lâu lại phải xin bố mẹ "bơm máu", sang năm thứ hai đi làm, mình quyết tâm ngay từ lúc nhận lương mỗi tháng sẽ để dành 10%. Ban đầu mình cũng chỉ giữ tiền trong tài khoản, nhưng sau đó mình thử đầu tư một phần nhỏ vào chứng khoán. Dần dần khi hiểu hơn về thị trường thì mình bắt đầu có lời và cũng tự tin hơn để đầu tư nhiều hơn, trong đó vẫn luôn dành một nửa để gửi tiết kiệm." - Thảo chia sẻ.

Giải pháp thông minh cho Gen Z

Trong thời gian gần đây, xu hướng fintech đang phát triển mạnh mẽ. Từ việc mở thẻ ngân hàng cho đến việc mua sắm đều có thể diễn ra online. Việc đầu tư cũng trở nên dễ dàng tiếp cận hơn rất nhiều với các app đầu tư chứng khoán uy tín. Như ứng dụng đầu tư thông minh Tititada cũng là một trong những ứng dụng tiên phong cho phép đầu tư tích lũy với số tiền chỉ 10 ngàn đồng cùng Tititada.

Người trẻ không sống bằng lương mà bằng tư duy đầu tư, tích lũy - Ảnh 4.

Hiện nay, Tititada miễn phí môi giới cho tất cả khách hàng của mình. Hiểu nỗi niềm của các bạn trẻ khi chưa có nhiều kinh nghiệm, ứng dụng cũng hệ thống kiến thức đầu tư bằng ngôn ngữ dễ hiểu, dễ nhớ để giúp bạn học cách đầu tư. Thao tác sử dụng dễ dàng, tất cả những thứ bạn cần đều chỉ trong một ứng dụng.

"Trước đây, mình có thử tải các app chứng khoán nhưng cuối cùng lại xoá đi vì không biết cách dùng và quá phức tạp. Khi dùng Tititada, mình dễ dàng theo dõi khoản đầu tư, các cổ phiếu yêu thích và đặt lệnh nhanh chóng. Mình thấy đơn giản và dễ sử dụng hơn." - bạn Nguyên Cao, chuyên viên Digital Marketing chia sẻ.

Khi bạn biết theo dõi chi tiêu, lên kế hoạch, phân bổ thu nhập bao nhiêu vào tiết kiệm, đầu tư,... thì sẽ giúp bạn nhạy bén và chủ động hơn, giúp đồng tiền sinh lời và tiền của bạn không bao giờ ngủ. Và thói quen ấy sẽ mang lại kết quả là túi tiền rủng rỉnh ngay từ khi bạn mới đôi mươi.

https://kenh14.vn/nguoi-tre-khong-song-bang-luong-ma-bang-tu-duy-dau-tu-tich-luy-20220723161627736.chn