Người thiếu cảm giác an toàn khi yêu sẽ luôn tự dằn vặt giữa 2 điều: "Người ấy rất yêu mình" và "Mình không xứng đáng có được tình yêu"

Druxy/ Design: Trường Dương, Theo Trí Thức Trẻ 00:47 13/03/2020

Lúc nào cũng sợ bị bỏ rơi, luôn tự ti về bản thân, cố gắng hết sức để chiều lòng đối phương,... là những gì mà người thiếu cảm giác an toàn hay thể hiện khi yêu.

Có một câu rất hay để hình dung về tuýp người cực kì thiếu an toàn đó là, "Người ấy đi rồi, thôi cũng tốt, đỡ phải ngày nào cũng lo lắng rằng người ấy sẽ bỏ rơi mình". Đúng vậy, đây chính là tiếng lòng của đại đa số những kẻ yêu đương nhưng luôn lo được lo mất. 

Bởi vì họ dành hết chân tình cho mối quan hệ ấy nên rất sợ cảm giác khuyết thiếu, trống vắng - nghe có vẻ như là biểu hiện thường thấy của những người đang yêu. Thế nhưng, với tuýp người thiếu cảm giác an toàn mà nói, phản ứng này lại mất đi tính lãng mạn vốn có mà biến thành khuyết điểm, thậm chí là mầm mống tai họa khiến họ đau khổ khôn nguôi.

Người thiếu cảm giác an toàn khi yêu sẽ luôn tự dằn vặt giữa 2 điều: Người ấy rất yêu mình và Mình không xứng đáng có được tình yêu - Ảnh 1.

Đây là những suy nghĩ thường thấy của kiểu người này khi rơi vào ái tình:

1. Vòng lặp vô hạn giữa hai dòng suy nghĩ, "Người ấy rất yêu mình" và "Mình không xứng đáng có được tình yêu". Điều đầu tiên khiến họ thích gây chú ý với đối phương, điều thứ hai lại khiến tính tình họ trở nên tồi tệ, ân hận và trút giận với chính bản thân.

2. Vô thức chiều lòng đối phương trong mọi tình huống để đổi lấy cảm giác an toàn tạm thời.

3. Nếu đối phương không thể hiện tình yêu một cách rõ ràng, thậm chí là khoa trương như họ mong đợi, họ sẽ cảm thấy, tình yêu của đôi bên đang nhạt dần.

3. Vô cùng tự ti, bất cứ đối tượng khác phái nào xuất hiện bên cạnh người ấy đều gây khủng hoảng tinh thần cho họ. Từ việc tự so sánh mình với đối tượng đó trên mọi phương diện (nhan sắc, vóc dáng, học thức,...) dần dần sẽ khiến họ sinh ra ảo tưởng mình sẽ bị ruồng bỏ sớm thôi.

4. Dùng những cách thức tiêu cực như gây rối, đe dọa, tổn thương cơ thể để khiến đối phương quan tâm đến mình. Nếu hành vi này không được đáp lại, cách thức thực hiện sẽ trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn.

5. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc thiếu cảm giác an toàn là do lúc nhỏ không được hưởng thụ đủ đầy về mặt thể hiện tình cảm, bao gồm các cử chỉ, hành vi như ôm ấp, bồng bế. Thế nên khi có người yêu, tuýp người này cực kì có khát vọng được tiếp xúc thân mật về da thịt với đối phương, lúc nào cũng mong mỏi được ôm, được vuốt ve, nâng niu.

Người thiếu cảm giác an toàn khi yêu sẽ luôn tự dằn vặt giữa 2 điều: Người ấy rất yêu mình và Mình không xứng đáng có được tình yêu - Ảnh 2.

Nói tóm lại, những sự vật sự việc tưởng chừng như rất đơn giản với người khác lại có thể khiến người thiếu cảm giác an toàn cảm thấy tổn thương vô cùng. Khi bước vào ái tình, sự yếu đuối, hay suy diễn của họ ngày càng nặng nề hơn. Họ thích cảm giác ngọt ngào, đủ đầy khi yêu đương nhưng không thể ngăn bản thân lo được lo mất về đối phương.

Vậy nên làm gì để có thể cải thiện tình trạng này đây?

Thứ nhất, học cách viết nhật ký. Một nghiên cứu cho hay, việc ghi chép hàng ngày sẽ giúp não bộ đi vào quy củ, tăng khả năng khống chế hành vi của bản thân - điều mà rất nhiều người thiếu cảm giác an toàn không làm được khi cảm xúc bộc phát. Khi viết nhật kí, nên ghi chú rõ ràng, đầy đủ, đặt ra mục tiêu từ ngắn hạn đến dài hạn cho bản thân.

Lúc ban đầu tập viết nhật kí, đừng quá gò bó ép bản thân thay đổi 180 độ. Hãy cố gắng ghi chú lại những hành vi, suy nghĩ không thỏa đáng của bản thân ra, phân tích tính đúng sai của nó, đặt thêm cảnh báo về hậu quả để không bao giờ lặp lại hành vi này.

Người thiếu cảm giác an toàn khi yêu sẽ luôn tự dằn vặt giữa 2 điều: Người ấy rất yêu mình và Mình không xứng đáng có được tình yêu - Ảnh 3.

Thứ hai, có thể nóng giận, nhưng phải tỏ rõ lí do. Người thiếu cảm giác an toàn rất nhạy cảm, dẫn đến việc thường xuyên thốt ra những câu nói gây khó chịu vì không rõ đầu đuôi, ví dụ như: "Cả buổi chiều không thấy anh đâu, em ghét anh lắm!". Nếu hành vi này cứ lặp đi lặp lại sẽ khiến đối phương thấy mệt mỏi, chán nản vì giận dỗi vô cớ.

Thay vì bộc lộ cảm xúc tiêu cực như thế, bạn nên chuyển sang việc tỏ bày nguyên nhân - tức nói cho đối phương biết, cảm xúc của bạn xuất phát từ điều gì, do suy nghĩ như thế nào. Chẳng hạn như với câu nói trên, chúng ta có thể thay bằng, "Cả buổi chiều không thấy anh đâu. Em đi tìm anh nhưng chẳng gặp được, cảm thấy rất bực bội và mệt mỏi. Em nhớ anh lắm".

Người thiếu cảm giác an toàn khi yêu sẽ luôn tự dằn vặt giữa 2 điều: Người ấy rất yêu mình và Mình không xứng đáng có được tình yêu - Ảnh 4.

Thứ ba, học cách tự tin, nâng tầm bản thân đúng mực. Đa số lí do dẫn đến các cuộc tranh cãi của người thiếu cảm giác an toàn đều là "sợ đối phương hết yêu mình rồi". Điều này xuất phát từ sự tự ti, xem nhẹ bản thân. 

Cách tốt nhất để cải thiện chính là, khiến bản thân tốt hơn, trở nên tự tin, ưu tú đến mức khiến đối phương chìm đắm vào bạn như cách bạn si mê người ấy. Độ hấp dẫn hai bên dành cho nhau tương đương như lực hút nam châm, bạn mới không bị lép vế và nảy sinh hành động quỵ lụy, chiều lòng đối phương trong mọi tình huống.