Ngược dòng thời gian tìm hiểu cách chăm tóc chắc khỏe, mềm mượt của người Việt xưa

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 10:00 16/03/2022

Theo quan niệm người Việt xa xưa, hàm răng mái tóc là góc con người, là cái nhìn đầu tiên để đánh giá một người đẹp. Trước khi có sự xuất hiện của các sản phẩm chăm sóc tóc hiện đại, các cụ đã truyền tai nhau những kinh nghiệm để nuôi dưỡng và giữ gìn một mái tóc đẹp như thế nào?

Cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

Bồ kết sạch đầu, mần trầu tốt tóc; Tốt tóc gội cỏ mần trầu, sạch đầu thì gội lá sả hay Muốn cho xanh tóc đỏ da, rủ nhau lên núi tìm hà thủ ô… đều là những bí quyết chăm sóc tóc của các bà, các mẹ ngày xưa. Ở miền Bắc, hương nhu, bồ kết, mần trầu hay vỏ bưởi được các bà, các mẹ đun cùng nước gội đầu để tóc thơm hơn. Trên thực tế thì những dược liệu này không những chỉ tạo hương, mà còn giúp thông thoáng da đầu, tăng lưu thông khí huyết dưới da, kích thích mọc tóc.

Với vùng đất nhiều dừa phía Nam, dầu dừa được sử dụng vào bước cuối sau mỗi lần gội đầu để tạo hương, nuôi dưỡng tóc bóng mượt, vào nếp. Tùy theo sở thích từng người sẽ chọn nước tro vỏ trái gòn hay hái lá keo, lá khế, bông bụp… để nấu lấy nước gội. Đơn giản là vậy mà tóc ai cũng đẹp, cũng khỏe, không gàu. Mái tóc của các má, các chị đi vào lịch sử Đồng khởi 1960, mang nên uy danh "Đội quân tóc dài" Bến Tre.

Ngược dòng thời gian tìm hiểu cách chăm tóc chắc khỏe, mềm mượt của người Việt xưa - Ảnh 1.

Năm tháng qua đi, thị trường dầu gội tăng trưởng liên tục với hàng trăm nhãn hàng dần thay thế cho những nồi nước bồ kết, mần trầu... Tuy nhiên, các dầu gội hóa chất cùng các dịch vụ tạo kiểu ngày nay khiến cho mái tóc bị hư tổn trở nên khô xơ, dễ gãy rụng, chẻ ngọn. Da đầu cũng vì thế gặp nhiều vấn đề như bị kích ứng, mẩn ngứa, nhiều gàu, nhiều dầu, gây rụng tóc hoặc gây bết dính cho tóc.

Ngược dòng thời gian tìm hiểu cách chăm tóc chắc khỏe, mềm mượt của người Việt xưa - Ảnh 2.

Hiểu được vấn đề đó, công ty Dược phẩm Hoa Linh cho ra đời sản phẩm Dầu gội Dược liệu Nguyên Xuân được lấy cảm hứng từ nồi nước gội đầu truyền thống của các bà, các mẹ ngày xưa. Với thành phần là 13 dược liệu cổ truyền phương Đông như hà thủ ô; bồ kết; bạch quả; hương nhu… được kết hợp trong một công thức bí mật, Nguyên Xuân chăm sóc mái tóc toàn diện, dưỡng tóc và da đầu từ gốc, an toàn cho mọi đối tượng sử dụng.

Ngược dòng thời gian tìm hiểu cách chăm tóc chắc khỏe, mềm mượt của người Việt xưa - Ảnh 3.

Ngoài các thành phần dược liệu, Nguyên Xuân còn được bổ sung các thành phần dưỡng tóc như vitamin E, dầu olive… Nhờ vậy, sản phẩm không chỉ giúp mái tóc khỏe đẹp, mà còn cân bằng độ ẩm, giúp dưỡng tóc và da đầu, góp phần hỗ trợ giảm các vấn đề của tóc và da đầu.

Không chỉ hiệu quả và an toàn trong sử dụng, dầu gội dược liệu Nguyên Xuân còn mê hoặc người dùng bởi mùi hương tự nhiên cổ truyền, gợi lên tình cảm gia đình đầm ấm của người Việt xưa.

Ngược dòng thời gian tìm hiểu cách chăm tóc chắc khỏe, mềm mượt của người Việt xưa - Ảnh 4.

Năm 2020, dầu gội dược liệu Nguyên Xuân vinh dự nhận danh hiệu "Top 3 hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích". Theo kết quả của chương trình Tin dùng Việt Nam do VNEconomy tổ chức năm 2021, dầu gội dược liệu Nguyên Xuân vượt qua hàng ngàn đề cử để tiếp tục giành giải thưởng "Dầu gội dược liệu dưỡng tóc được yêu thích nhất".

Năm 2021, Nguyên Xuân trở thành dầu gội dược liệu tiên phong của Việt Nam nhận được đánh giá của Try & Review - cộng đồng đánh giá lớn nhất châu Á với kết quả: 89% người trải nghiệm đề cử. Sản phẩm còn là dầu gội dược liệu được rất nhiều người nổi tiếng như diễn viên Tuấn Tú, diễn viên Đình Tú yêu thích và sử dụng.

Ngược dòng thời gian tìm hiểu cách chăm tóc chắc khỏe, mềm mượt của người Việt xưa - Ảnh 5.
Ngược dòng thời gian tìm hiểu cách chăm tóc chắc khỏe, mềm mượt của người Việt xưa - Ảnh 6.

Hiện các sản phẩm của Nguyên Xuân đã có mặt rộng rãi tại các siêu thị, cửa hàng tạp hóa trên toàn quốc và các sàn thương mại điện tử. Quý độc giả quan tâm sản phẩm có thể truy cập: https://daugoiduoclieunguyenxuan.vn.

https://kenh14.vn/nguoc-dong-thoi-gian-tim-hieu-cach-cham-toc-chac-khoe-mem-muot-cua-nguoi-viet-xua-20220315204822938.chn