Nghiên cứu buồn: IQ của người trẻ trên thế giới đang dần tuột dốc

J.D, Theo Helino 13:32 12/06/2018

Tại sao lại có chuyện này xảy ra? Bản chất thật của IQ là gì?

Xã hội phát triển, con người ngày càng đầu tư nhiều hơn cho giáo dục. Tuy nhiên theo một nghiên cứu mới đây, quá trình này dường như mang đến một kết quả trái ngược: IQ của người trẻ ngày nay đang giảm dần so với thời kỳ Thế chiến II.

Cụ thể, theo các chuyên gia từ Na-uy thì kể từ thế hệ ra đời sau năm 1975, chỉ số IQ đã giảm trung bình khoảng 7 điểm mỗi thế hệ. Đây là một kết quả rất lạ, nhưng có phần đáng lo ngại - trích lời các nhà nghiên cứu.

Nghiên cứu buồn: IQ của người trẻ trên thế giới đang dần tuột dốc - Ảnh 1.

Trên thực tế, đây là cái kết đã được dự báo trước của một xu hướng. Cần biết rằng, chỉ số IQ  cao chỉ có nghĩa là khả năng suy tính và giải quyết các vấn đề phức tạp nhanh chóng hơn. Hiệu ứng này được khoa học đặt tên là "Hiệu ứng Flynn" (Flynn effect), và thường thì các thế hệ sau sẽ vượt trội hơn nhờ sự phát triển của xã hội và khoa học.

Nhưng khả năng của con người không thể mãi vươn lên. Sau một thời kỳ IQ tăng liên tục kéo dài 60 - 70 năm, tăng ít nhất 3 điểm mỗi thập kỷ, thì chỉ số ấy cũng giảm xuống.

Tác giả nghiên cứu là Ole Rogeburg và Bernt Bratsberg từ Viện nghiên cứu kinh tế Ragnar Frisch (Na-Uy) cho biết tốc độ giảm phụ thuộc vào phương pháp dạy toán và ngôn ngữ tại từng trường. 

Nghiên cứu buồn: IQ của người trẻ trên thế giới đang dần tuột dốc - Ảnh 2.

Tuy nhiên, nguyên nhân có thể còn nằm ở chỗ con người đang dành quá nhiều thời gian để tận hưởng tiện ích của công nghệ, thay vì đọc sách để hấp thụ thêm tri thức. 

Rogeburg và Bratsberg đã thực hiện khảo sát, sau đó so sánh với số liệu IQ của hơn 730.000 người trong giai đoạn từ 1970 - 2009. Họ phát hiện ra rằng IQ của nam giới tại Na-Uy thấp hơn cha của họ khi ở cùng độ tuổi. 

Theo Stuart Ritchie, nhà tâm lý học tại ĐH Edinburg, thì đây là một trong những bằng chứng về sự đảo ngược của hiệu ứng Flynn. "Nếu mô hình họ đưa ra là đúng thì kết quả này hết sức ấn tượng, dù hơi đáng lo ngại."

Nghiên cứu được công bố trên Kỷ yếu của viện Hàn lâm khoa học Quốc gia (Hoa Kỳ - PNAS).

Tham khảo: Telegraph