Nghệ thuật từ thuật toán: một cỗ máy nhìn đời, nhìn sự vật khác chúng ta ra sao?

KON, Theo Trí Thức Trẻ 21:06 01/09/2018

Chúng ta hãy cùng nhìn vào thế giới nghệ thuật dưới con mắt của trí tuệ nhân tạo nhé!

Chúng ta đang sống trong một thế giới mà ngày càng bị kiểm soát bởi cái mà được gọi là "cái nhìn thuật toán". Khi mà chúng ta nhượng lại quyền quyết định cho máy móc trong các lĩnh vực như chăm sóc sức khoẻ, giao thông và bảo mật, thế giới qua góc nhìn của máy tính dần trở thành một thực tế. 

Chẳng hạn như, nếu một hệ thống nhận diện khuôn mặt mà không nhận định được màu da của bạn, nó sẽ không thừa nhận sự tồn tại của người dùng. Nếu một chiếc xe tự lái mà không nhìn thấy bạn đang đi qua đường, nó sẽ cán bạn luôn. Đó chính là cái mà chúng ta gọi là cái nhìn thuật toán. Một cái nhìn hoàn toàn máy móc.

Bài viết này sẽ nhìn vào những tác phẩm của Tom White, một giảng viên về thiết kế tính toán tại đại học Willington ở New Zealand. Các tác phẩm nghệ thuật của ông mô tả thế giới không phải dưới con mắt của con người, mà là của các thuật toán.

White đã bắt đầu tạo ra những loại tác phẩm nghệ thuật này từ cuối năm 2017 với một loạt các bản in với tên gọi: "Sự phản bội của ImageNet". ImaeNet là một cơ sở dữ liệu những hình ảnh được sử dụng trong ngành công nghiệp để huấn luyện và kiểm tra thuật toán thị giác máy tính.

Nghệ thuật từ thuật toán: một cỗ máy nhìn đời, nhìn sự vật khác chúng ta ra sao? - Ảnh 1.

White chụp ảnh cùng các tác phẩm của mình

Với con người, những bức tranh này giống như một sự sắp xếp lộn xộn của các đường cong và các đốm màu mà thiếu cấu trúc rõ ràng. 

Nhưng đối với các thuật toán được đào tạo để nhìn thế giới thay cho chúng ta, chúng là những đồ vật cụ thể, như chiếc quạt, máy khâu hay máy xén cỏ. Những bản in giống như những ảo giác quang học, nhưng chỉ có máy tính mới có thể nhìn được những hình ảnh ẩn sau nó.

Nghệ thuật từ thuật toán: một cỗ máy nhìn đời, nhìn sự vật khác chúng ta ra sao? - Ảnh 2.

Một chiếc quạt điện

Những tác phẩm của White đã thu hút được nhiều sự chú ý của cộng đồng học máy và đang trở thành triển lãm trưng bày lớn tại thư viện Nature Morte ở Delhi, Ấn Độ. White cho biết anh thiết kế những bản in để "nhìn thế giới qua con mắt của máy móc" và tạo ra "một giọng nói để máy móc có thể nói được."

Nghệ thuật từ thuật toán: một cỗ máy nhìn đời, nhìn sự vật khác chúng ta ra sao? - Ảnh 3.

Đàn cello dưới con mắt của thuật toán

"Giọng nói" ấy là một chuỗi các thuật toán. Chúng lấy dữ liệu mà các thuật toán thị giác máy tính sử dụng để đào tạo và chưng cất chúng thành những hình ảnh trừu tượng. 

Những hình dạng này sau đó được đưa trở lại cho cùng một thuật toán để xem liệu chúng có còn nhận ra được không. Nếu không, hình ảnh sẽ được tinh chỉnh và gửi lại, liên tục cho đến khi hình ảnh được thuật toán nhận ra được. Đây là một quá trình thử và xử lý mà đảo ngược quá trình các thuật toán nhận biết về thế giới.

Nghệ thuật từ thuật toán: một cỗ máy nhìn đời, nhìn sự vật khác chúng ta ra sao? - Ảnh 4.

Một con bọ

Nghệ thuật từ thuật toán: một cỗ máy nhìn đời, nhìn sự vật khác chúng ta ra sao? - Ảnh 5.

Ống nhòm

Không giống như những nghệ sĩ khác mà làm việc với máy học, White không giả vờ rằng bản in của mình là sản phẩm của một AI tự trị. Thay vào đó, anh ấy rất rõ ràng về vai trò của mình: anh ấy sắp đặt một số tham số khởi đầu cho động cơ, như màu sắc và độ dày của đường nét, và sẽ loại bỏ những bản in mà anh không thấy đẹp. 

Mặc dù anh đang cho thuật toán của mình một giọng nói, anh ấy cũng đảm bảo rằng kết quả là một cái gì đó dễ nghe. Anh chia sẻ: "Tôi nghĩ tôi đang giải phóng thuật toán để nó có thể thể hiện chính mình, để người ta có thể liên tưởng được đến những gì mà nó nói."

Nghệ thuật từ thuật toán: một cỗ máy nhìn đời, nhìn sự vật khác chúng ta ra sao? - Ảnh 6.

Một bức ảnh bị dán nhãn là có "nội dung không phù hợp"

Nghệ thuật từ thuật toán: một cỗ máy nhìn đời, nhìn sự vật khác chúng ta ra sao? - Ảnh 7.

Ảnh có "nội dung không phù hợp" theo con mắt của thuật toán

Và nó nói cái gì ư? Giống như những loại hình nghệ thuật khác, những người khác nhau sẽ nghe được những thứ khác nhau. Còn bạn, bạn nghe hay thấy được những gì?

Tham khảo The Verge