Ngày Tết "tái sinh" nơi làng ung thư Lũng Vị

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 08:00 30/01/2019

Nước sinh hoạt tại Lũng Vị ô nhiễm trầm trọng. 5 năm qua, người ta gọi đây là làng ung thư. Cái chết ở nơi đây "quen thuộc" đến mức dường như người ta chuẩn bị sẵn tâm lý tiễn biệt người thân của mình bất cứ lúc nào.

Ngày Tết tái sinh nơi làng ung thư Lũng Vị - Ảnh 1.

Chuyện ung thư bình thường đến mức đáng sợ!

Lũng Vị ở xã Đông Phương Yên, huyện Chương Mỹ, chỉ cách trung tâm Hà Nội 30km. Làng quê yên ả chuyên trồng lúa và làm mây tre giang… nhưng lại lọt danh sách những làng có nguồn nước ô nhiễm nặng nhất và nhiều người chết vì bệnh ung thư. Gần 5 năm nay, Lũng Vị được biết đến với cái tên khiến lòng chùng xuống khi nhắc đến: làng ung thư. Cái chết ở nơi đây "quen thuộc" đến mức người ta dường như đã chuẩn bị sẵn tâm lý tiễn biệt người thân của mình bất cứ lúc nào.

Bác Trần Trọng Hỷ, trưởng thôn Lũng Vị cho biết, chỉ tính năm 2014, cả thôn với hơn 400 hộ gia đình, 1.800 nhân khẩu có đến 12 người chết và 8 người trong số đó mắc bệnh ung thư. Con số này cao hơn gấp 4 lần so với tỷ lệ trung bình của Việt Nam. Nhiều người từ lúc phát hiện bệnh đến khoảng thời gian chữa trị, đều xác định... nằm chờ cái chết tới.

Ngày Tết tái sinh nơi làng ung thư Lũng Vị - Ảnh 2.

Vẻ bình yên ở thôn Lũng Vị

Ngày Tết tái sinh nơi làng ung thư Lũng Vị - Ảnh 3.

Các hộ gia đình tại đây chủ yếu làm nông hoặc làm mây tre giang

Những đồng lúa bát ngát, cảnh thôn xóm bình yên không che đậy nổi vẻ khắc khổ trên gương mặt người dân. Một trong những vấn đề nhức nhối của họ là nước sinh hoạt tại Lũng Vị ô nhiễm trầm trọng. Ao tù nước đọng, đen ngòm và bốc mùi, rác thải chất đống quanh làng rồi ra tận... nghĩa trang. Trước đây, cả làng chung nhau cái giếng đầu đình, vốn đục ngầu và có mùi khó chịu 20 năm nay. Mạng nhện phủ đặc, nước đưa lên vàng khè. Chẳng còn cách nào, từng hộ dân mang nước về nhà dùng cho sinh hoạt hàng ngày.

Ở Lũng Vị, 85% người dân làm nghề truyền thống. Việc sử dụng lượng lớn lưu huỳnh (diêm sinh) trong quá trình sản xuất, theo các chuyên gia y tế cũng có nguy cơ lớn gây nên các bệnh hô hấp và ung thư. Thêm vào đó là các nguồn ô nhiễm khác từ nhiều nhà máy xung quanh gây ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của người dân.

Với công việc chủ yếu là nông và mây tre giang, tiền ăn còn chưa đủ, thì tiền mua nước sạch về sinh hoạt là một điều xa xỉ ở đây. Mỗi ngày, trung bình mỗi hộ dân tại Lũng Vị dành ra 20.000 đồng mua một bình nước 20 lít, để nấu ăn và đun lên uống. Họ phân chia các loại nước dùng riêng: nước từ giếng làng, giếng đào dùng để tắm giặt; nước giếng khoan để rửa rau, rửa bát; và nước đóng bình dùng để uống, nấu cơm sao cho tiết kiệm nhất có thể.

Ngày Tết tái sinh nơi làng ung thư Lũng Vị - Ảnh 4.

Tất cả các loại nước từ giếng đều phải qua hai tầng bể lọc, mỗi tầng hơn nửa bể cát. Không phải nhà nào cũng có tiền mua máy lọc nước hiện đại. Và nếu có, cũng không phải họ có sẵn tiền. Tất cả đều là tiền đi vay, chưa biết đến khi nào có thể trả nợ.

Tưởng là viêm họng mà lại hóa ung thư

Bà Đỗ Thị Tiến (53 tuổi), người làng Lũng Vị, đã mắc ung thư 2 năm nay. "Anh hàng xóm bên kia cũng mới chết, ung thư phổi. Còn tôi, số phận chưa biết thế nào", bà Tiến nói, tay bế đứa cháu nhỏ, nước mắt cứ lã chã rơi.

Bà kể, mới đi lên Hà Nội xạ trị, tóc rụng mỗi lúc một nhiều, ven tay thâm tím. Cứ mỗi lần xắn tay áo lên nhìn vết thương, bà lại khóc. Nhà nghèo, con cái lấy chồng xa, một mình bà cùng chồng bám víu vào nhau sống qua ngày. 

Ngày Tết tái sinh nơi làng ung thư Lũng Vị - Ảnh 5.

Gia đình bà Tiến là một trong những hộ khó khăn nhất làng. Gần 2 năm đi viện, vợ chồng bà gánh trên vai khoản nợ hơn 400 triệu đồng.

Trước đấy bà Tiến đau tức ngực, ho dai dẳng, đi khám bác sĩ chỉ bảo viêm họng. Chỉ đến khi ho sù sụ rồi sụt cân, bà mới bảo con trai đưa đi khám. Đó là ngày 11/4/2017, bà Tiến không bao giờ quên. 

"Đến lúc phát hiện ra thì ung thư đã di căn sang tim rồi, chờ chết thôi. Tôi truyền hoá chất sưng hết cả tay". Hỏi về Tết năm nay, bà Tiến nức nở, chắc không còn tiền để mua sắm bởi bao nhiêu của cải bà dồn hết vào chữa chạy ung thư. 

Trong làng, có hộ gia đình cụ Nguyễn Thị Tuất, người dân vẫn hay gọi là "nhà ung thư". Vượt quá sức chịu đựng của người mẹ già 75 tuổi, 4 đứa con trai lần lượt ra đi vì bệnh hiểm nghèo, trong vòng 4 năm qua. Người con thứ 5 hiện đang nằm viện, căn bệnh gan cũng không còn khả năng cứu chữa. 

Cả bà Tiến lẫn cụ Tuất ngày ngày vẫn dùng thứ nước bốc mùi từ giếng làng. Họ vẫn cứ mang đeo đẽo bên mình nỗi ám ảnh về nước uống, về ung thư, kể cả trong giấc ngủ.

Những người vợ không chồng

Chị Nguyễn Thị Vang, 43 tuổi, là một bà mẹ đơn thân, nuôi thêm một đứa cháu nhỏ. Cuộc sống vất vả, chồng mất sớm, một mình chị làm lụng nuôi con ăn học. Thu nhập của chị vào khoảng 2 triệu đồng/tháng cho 3 miệng ăn trong nhà, chưa kể các chi phí khác. 

"Một mình kiếm tiền cũng chả được bao nhiêu. Chỉ mong sau này con lớn, nhờ cậy con thì mới mong thoát khổ" - chị Vang nói. Dứt câu, chị lại hớt hải chạy đi rửa mớ rau mới hái ngoài đồng từ nước giếng khoan ngả vàng. Chị cười, bảo: "Thế là đảm bảo hơn trước rồi đấy, ngày xưa nước còn đục ghê nữa".

Ngày Tết tái sinh nơi làng ung thư Lũng Vị - Ảnh 6.

Chị Vang bế đứa cháu nhỏ của mình.

Ngày Tết tái sinh nơi làng ung thư Lũng Vị - Ảnh 7.

Căn nhà nhỏ đơn sơ của chị Vang.

Tiền xây căn nhà cấp 4 của chị Hiền (49 tuổi) ở cuối xóm Lũng Vị, là do xã trợ cấp. Chồng chị mất 20 năm nay, vì ung thư. Giờ chị bị tiểu đường, và tai không còn nghe rõ nữa. Hai vợ chồng chị có với nhau mỗi đứa con gái mà khi sinh cháu ra, chị Hiền không có giọt sữa nào. 

Chị Hiền chia sẻ cuộc sống ô nhiễm tại Lũng Vị gián tiếp biến chị thành bà mẹ đơn thân. "Nhà tôi đào tới 3 cái giếng, nhưng không có cái nào sử dụng được. Nước bơm lên cứ đỏ, nổi váng", chị Hiền cho biết.

Ngày Tết tái sinh nơi làng ung thư Lũng Vị - Ảnh 8.

Chị Hiền làm mây tre giang thu nhập không đáng kể.

Ngày Tết tái sinh nơi làng ung thư Lũng Vị - Ảnh 9.

Căn nhà cấp 4 của mẹ con chị Hiền.

Cách nhà chị Hiền không xa là căn nhà xiêu vẹo của mẹ con chị Nguyễn Thị Hiên (39 tuổi). Chị Hiên cũng là mẹ đơn thân, nuôi đứa con nhỏ khuyết tật. 9 tuổi, con gái chị Hiên vẫn chưa biết vệ sinh cá nhân. 3 năm rồi, con chị không được lên lớp, vẫn theo học chương trình lớp 1. 

"Hôm nọ đi họp phụ huynh, cô giáo bảo cũng cố gắng cho lên lớp, để cháu biết giao lưu với bạn bè. Nhà cửa chẳng có, ông bà dựng cho cái nhà này để ở tạm. Con bệnh tật, tôi thì huyết áp cao, đau dạ dày…" - chị Hiên bộc bạch.

Tết này, làng Lũng Vị khác rồi!

Một buổi sáng se lạnh ngày giáp Tết, cả thôn Lũng Vị hồ hởi, tấp nập khác hẳn mọi ngày. Những hộ gia đình khó khăn trong thôn được tặng máy lọc nước Daikiosan hiện đại, lọc trực tiếp từ nước giếng khơi. 40% nước tinh khiết sau khi lọc sẽ được dùng ăn uống, nấu cơm. 60% nước còn lại bà con chứa trong các thùng, thau chậu dành để rửa rau, rửa chén. Đây là chương trình nằm trong Dự án Ngày Nước Tái Sinh, cải thiện nguồn nước cho người dân Việt Nam của Tập đoàn Đại Việt.

Bà Tiến, chị Vang, lẫn chị Hiên không giấu nổi niềm hạnh phúc, ai cũng bất ngờ, phấn khởi. Bình thường một cái máy lọc nước có giá gần chục triệu đồng, họ chưa từng dám mơ tới, nay lại được tặng để nâng cao chất lượng cuộc sống. "Giờ nhà tôi được uống nước sạch mỗi ngày rồi!", bà Tiến cười vui.

Ngày Tết tái sinh nơi làng ung thư Lũng Vị - Ảnh 10.
Ngày Tết tái sinh nơi làng ung thư Lũng Vị - Ảnh 11.

Anh Ngô Xuân Mạnh (TGĐ Tập đoàn Đại Việt) chia sẻ: "Tôi mong muốn không chỉ một làng quê nghèo hay một vùng đất nào đó mà rất nhiều nơi sẽ nhận được nguồn nước sạch từ Ngày Nước Tái Sinh. Tôi đã cho đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành trước Tết việc lắp máy lọc nước ở làng ung thư Lũng Vị và sắp đến là làng ung thư Phước Thiện (Quảng Ngãi) và Mẫn Xá (Bắc Ninh) với hy vọng những làng quê này sẽ được đón một cái Tết thật khác. Máy lọc nước Daikiosan không chỉ là món quà giá trị vật chất mà trên hết là món quà tinh thần, giúp người dân có niềm tin vững chắc về nguồn nước được tái sinh và nỗi ám ảnh ung thư sẽ dần được xóa bỏ".

Ngày Tết tái sinh nơi làng ung thư Lũng Vị - Ảnh 12.

Các nhân viên kỹ thuật lắp đặt hệ thống lọc nước hiện đại cho người dân.

Cái Tết năm nay, dù còn nhiều khó khăn nhưng khi được tiếp dòng nước lành, người làng Lũng Vị đã có thể nở môi cười, giữ vững niềm tin vào một khát vọng xanh tươi. Như nụ cười của chị Vang, của chị Hiên khi chào tạm biệt chúng tôi.

Ngày Tết tái sinh nơi làng ung thư Lũng Vị - Ảnh 13.


Ngày Nước Tái Sinh với thông điệp: "Khi nguồn nước được tái tạo là lúc cuộc sống được tái sinh" là chương trình phi lợi nhuận được tài trợ bởi Tập đoàn Đại Việt, máy lọc nước Daikiosan nhằm mang lại nguồn nước sạch, an toàn cho sức khoẻ người dân Việt Nam, đặc biệt là những khu vực, địa phương còn nhiều khó khăn.

Tháng 11/2018, 480 hộ dân tại khu Mả Lạng, quận 1 đã được tặng hệ thống máy lọc nước với công suất lọc lên đến hơn 20.000 lít/ngày. Trong tháng 1 này, Ngày Nước Tái Sinh tiếp tục mang trạm lọc nước đến cho làng ung thư ở Lũng Vị, Bắc Ninh, Quảng Ngãi; Bệnh viện Nhân Ái; Trường tiểu học ở huyện Bù Gia Mập... Chương trình dự kiến trao 700 máy cho các bệnh viện, bến xe, trường học… trên cả nước trong năm 2019.