Ngành làm phim thời 4.0: Các đạo diễn “triệu view" đồng loạt lên tiếng về “cơn sốt" nhân sự

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 19:30 30/10/2019

Tại buổi tọa đàm "Triển vọng tương lai ngành sản xuất phim & video cho các bạn trẻ" của RMIT ngày 20/10 vừa qua, tất cả những người có mặt đều công nhận rằng thị trường làm phim đang rất thiếu nguồn nhân lực được đào tạo bài bản.

Không chỉ có đạo diễn "triệu view" Kawaii Tuấn Anh, các khách mời từ doanh nghiệp khác gồm Giám đốc sản xuất Jessie Cu (Plan A Productions), Đạo diễn nội dung Võ Thanh Hòa (89s Group) đều công nhận rằng thị trường làm phim đang rất thiếu nguồn nhân lực được đào tạo bài bản.

Nhu cầu sản xuất phim và video tăng cao thời công nghệ

Theo báo cáo Digital 2019, tại Việt Nam, có 94% người Việt dùng Internet hằng ngày. 99% trong số đó thường xuyên xem video trên mạng. Xu hướng của thế giới cũng sẽ tập trung phát triển nội dung video trong lĩnh vực quảng cáo và giải trí. Các trang trực tuyến "hái ra tiền", thu hút lượng lớn truy cập với những video chất lượng như Youtube, Facebook, Instagram, Vimeo, Tiktok và các hình thức quảng cáo trên truyền hình, trên các màn hình LED ngoài trời, màn hình LCD trong thang máy... cũng là minh chứng cho sự lên ngôi rõ rệt của phim và video thời công nghệ.

Ngành làm phim thời 4.0: Các đạo diễn “triệu view đồng loạt lên tiếng về “cơn sốt nhân sự - Ảnh 1.

Nhu cầu làm phim và video gia tăng, dẫn đến cơn khát nhân sự cho các vị trí đạo diễn, biên kịch, nhà sản xuất, hiệu chỉnh âm thanh, ánh sáng, nhân viên hậu kỳ... đang ngày một lớn. Tuy nhiên, nguồn nhân lực còn là vấn đề cần giải quyết.

Nhân lực làm phim tại Việt Nam nhiều nhưng… thiếu

Đạo diễn Kawaii Tuấn Anh - đạo diễn "mát tay" cho các video ca nhạc "triệu view" của ca sĩ Mỹ Tâm, Đàm Vĩnh Hưng, Hương Tràm, Trịnh Thăng Bình... đã công nhận: "Thị trường video quảng cáo, âm nhạc, và phim điện ảnh vẫn là những mảng tiềm năng cho các bạn trẻ đam mê. Các sản phẩm yêu cầu chất lượng cao hiện vẫn thiếu hụt nhân sự giỏi, đặc biệt là video quảng cáo". Bản thân anh cũng tham gia trong quá trình tuyển dụng nhưng đa phần hồ sơ ứng tuyển đều có chuyên môn trái ngành. Người ứng tuyển không thiếu nhưng nhóm người được đào tạo làm phim bài bản, đủ trình độ để tạo ra các sản phẩm cạnh tranh lại chưa nhiều. Anh và các đồng nghiệp luôn gặp khó khăn khi tìm kiếm cộng sự.

Ngành làm phim thời 4.0: Các đạo diễn “triệu view đồng loạt lên tiếng về “cơn sốt nhân sự - Ảnh 2.

Cũng đồng tình với quan điểm này, đạo diễn nội dung Võ Thanh Hoà - cậu bé Điền trong "Cánh đồng bất tận" hiện là đạo diễn phim điện ảnh triệu đô, nhà sáng lập tập đoàn truyền thông 89s Group và Cử nhân ngành Làm phim tại trường Lasalle (Singapore) cho biết: "Những trường đào tạo về làm phim tại Việt Nam rất ít, trong khi nhu cầu tuyển dụng lại nhiều… Hoà đã gặp trường hợp nhiều bạn đam mê, muốn làm phim nhưng khi được giao việc lại như đi trong đường hầm tối, chỉ biết lặp lại những gì người trước đã làm. Các bạn không biết vì sao làm vậy và bước tiếp theo là gì… Tình trạng đó khiến nhiều bạn bỏ cuộc giữa chừng".

Ở vị trí là nhà sản xuất, chị Jessie chia sẻ: "Công ty mình chuyên triển khai ý tưởng của khách hàng thành sản phẩm video quảng cáo. Khi làm việc với các nhãn hàng và đối tác lớn, đa phần đều yêu cầu cung cấp đạo diễn (Director), giám đốc hình ảnh (DOP) và giám đốc nghệ thuật (Art Director) là người nước ngoài. Đơn giản vì người nước ngoài có trình độ cao hơn, có thể đảm bảo chất lượng video. Khách hàng chưa tin tưởng nhân lực tại Việt Nam. Tuy nhiên, người nước ngoài không thể hiểu được nhu cầu và mong muốn của người Việt bằng nhân sự trong nước".

Chương trình Cử nhân Sản xuất Phim Kỹ thuật số của RMIT được kỳ vọng bởi doanh nghiệp và giới chuyên môn

Đáp lại nhu cầu của thị trường tuyển dụng, RMIT vừa ra mắt chương trình Cử nhân Sản xuất Phim Kỹ thuật số. Đây là chương trình với bằng cấp quốc tế đầu tiên tại Việt Nam, đào tạo trọn vẹn kỹ năng cần thiết cho các vị trí đạo diễn, biên kịch, hậu kỳ... Giảng viên đều có trình độ cao và giàu kinh nghiệm làm việc trong và ngoài nước. Trang thiết bị đầy đủ như studio thực tế, phát triển tối ưu cả kiến thức lẫn kỹ năng cho sinh viên. Đây được xem là chương trình hoàn thiện, chuẩn quốc tế đáng kỳ vọng cho ngành làm phim.

Ngành làm phim thời 4.0: Các đạo diễn “triệu view đồng loạt lên tiếng về “cơn sốt nhân sự - Ảnh 3.

Giải đáp câu hỏi của một phụ huynh về so sánh chương trình học của RMIT và chương trình đào tạo tại Singapore đã theo học, đạo diễn Võ Thanh Hòa cho biết: "Bản thân Hoà thấy có rất nhiều điểm chung giữa chương trình học của hai trường. Đặc biệt, RMIT có cập nhật quốc tế vượt trội, đào tạo toàn diện và có kết nối với các doanh nghiệp trong thị trường. Điều này giúp các bạn bám sát thực tế bên ngoài, không bị lạc lõng và phải bắt đầu lại từ số 0 sau tốt nghiệp".

Đạo diễn Kawaii Tuấn Anh cũng nhận xét: "Mình đã từng gặp các bạn du học ở Mỹ, Úc về. Các bạn có hồ sơ ứng tuyển rất đẹp, nhưng khi được hỏi sâu về thấu hiểu, kết nối với thị trường trong nước thì đều "chịu thua". Các bạn ấy sẽ phải mất thời gian dài để làm quen lại với môi trường tại Việt Nam. Do đó, mình thấy chương trình học quốc tế ngay trong nước sẽ cân bằng được cả hai: chuyên môn vượt trội và liên kết chặt chẽ với thị trường".

Chị Jessie cũng khuyến khích các bạn trẻ đam mê hãy đầu tư cho mình cơ hội theo đuổi ngành một cách chuyên nghiệp: "Việc theo học sản xuất phim bài bản từ đầu sẽ giúp các bạn trẻ khám phá ra điểm mạnh của bản thân trong ngành này, từ đó xác định vị trí các bạn muốn làm trong ê-kíp sản xuất như là làm đạo diễn, làm DOP (đạo diễn máy, ánh sáng, khuôn hình), nhà sản xuất hay biên kịch... Trong quá trình học, các bạn được trải nghiệm làm việc nhóm – yếu tố tiên quyết của việc sản xuất phim là làm việc với con người bởi không có bộ phim nào thành công chỉ với một người cả".

Ngành làm phim thời 4.0: Các đạo diễn “triệu view đồng loạt lên tiếng về “cơn sốt nhân sự - Ảnh 4.


Chương trình Cử nhân Sản xuất Phim Kỹ thuật số đầu tiên của RMIT sẽ khai giảng vào năm 2020. Hiện ngành học chỉ áp dụng tại cơ sở Nam Sài Gòn. Để biết thêm chi tiết về ngành học và các thông tin nhập học, học bổng, bạn có thể xem tại: http://bit.ly/2BMbL6w.