Kpop ngày càng xem nhẹ chất lượng ca từ

Alex, Theo Trí Thức Trẻ 00:00 10/11/2012

Nhiều nghệ sỹ chỉ đang chú trọng vào concept và giai điệu ca khúc.

Dễ thấy rằng thời gian vừa qua, mức độ yêu thích của khán giả toàn cầu đối với việc tìm hiểu văn hóa và ngôn ngữ Hàn đang không ngừng gia tăng. Liệu có phải sự phát triển của Kpop tại nhiều quốc gia chính là nguyên nhân khiến nhiều người muốn học tiếng Hàn? Có và không. Số người muốn học tiếng Hàn vì thực sự hứng thú với văn hóa Hàn không nhiều. Có lẽ do cách sống lôi cuốn trong MV hoặc phim ảnh đã khiến khán giả muốn sống ở Hàn, hoặc đơn giản là muốn sống như một người Hàn Quốc. 

Kpop ngày càng xem nhẹ chất lượng ca từ 1
Ca từ trong Kpop càng ngày càng bị xem nhẹ

Vì lẽ đó, phần lời trong các ca khúc Kpop cũng không đóng phần quan trọng trong việc thuyết phục fan quốc tế học tiếng Hàn. Trên thực tế, rất nhiều bài hát hiện nay đang có xu hướng cắt giảm vai trò của lời nhạc để phục vụ cho khán giả nước ngoài. Bằng cách hạn chế tầm quan trọng của phần lời, ghép nối các từ tiếng Anh đơn giản, tận dụng những nhịp điệu phổ biến dễ nhận biết, Kpop có nhiều cách để tiếp cận fan quốc tế hơn là sử dụng ngôn ngữ. Song song đó, concept và chủ đề của ca khúc dễ dàng được thể hiện thông qua MV, khiến cho ngôn ngữ không còn là yếu tố cần thiết trong việc truyền đạt thông điệp và cảm xúc đến với khán giả. 
 
Không chỉ vậy, chất lượng của một số ca khúc cũng giảm đi đáng kể. Phần lời càng ngày càng thiếu sâu sắc và ý nghĩa. Thậm chí, khi tìm hiểu về ca từ, khán giả sẽ có thể cảm thấy thất vọng và làm tiêu tan ấn tượng tốt đep ban đầu đối với ca khúc. 

Kpop ngày càng xem nhẹ chất lượng ca từ 2

Kpop ngày càng xem nhẹ chất lượng ca từ 3
"We’re a Bit Different", "Roly Poly" vẫn thành công dù không mấy chú trọng vào ca từ 

Khi thấy concept bùng cháy và phá cách của EvoL trong We’re a Bit Different, nhiều fan đã hy vọng sẽ được thưởng thức một ca khúc dữ dội tương tự như Power của B.A.P. Đan xen với những biểu tượng của sự nổi loạn, những đoạn Rap mạnh mẽ và phong cách Hip Hop, các cô gái EvoL dường như còn "ngầu" hơn cả 2NE1. Ca khúc rất hấp dẫn đối với những ai quen thuộc và yêu thích Electro nhịp mạnh, Rap dữ dội và vũ đạo bắt mắt. Nhìn chung, We’re a Bit Different thành công trong việc giới thiệu EvoL như là một girlgroup sexy và khá phù hợp với vai trò một ca khúc ra mắt. 

Tuy nhiên, khi xét đến phần lời, ca khúc này hóa ra chỉ là một bài Dance đơn giản. Sẽ không có gì quá đáng nếu nói concept trên đã đánh lừa khán giả. Phong cách dữ dội kia chỉ là một công cụ để quảng bá cho một ca khúc có nội dung hoàn toàn khác xa với vẻ bên ngoài. 
 
"We’re a Bit Different" MV - EvoL

Một nhóm khác cũng sở hữu những ca khúc không mấy ý nghĩa là T-ara, dù rằng MV của nhóm luôn khiến fan tròn mắt vì độ hoành tráng. Là sản phẩm của nhà tạo hit nổi tiếng Hàn Quốc Shinsadong Tiger, nhưng bài hát của nhóm chỉ ăn điểm bởi giai điệu điệp khúc gây nghiện, còn phần lời hầu như không chứa đựng bất kỳ ý nghĩa gì. Ngay cả tựa đề của những ca khúc này cũng vậy, điển hình như Bo Peep Bo Peep, Roly Poly Lovey Dovey

Trái lại, MV cho các ca khúc này lại được đầu tư vô cùng kỹ lưỡng. Mỗi ca khúc đều sở hữu một phiên bản điện ảnh với độ dài trung bình 15 phút chứa đầy những cảm xúc và ý nghĩa. Không dừng lại ở đó, phiên bản Dance cũng góp phần thu hút fan trong nước và quốc tế. Nếu hỏi một khán giả không biết tiếng Hàn về Roly Poly, câu trả lời sẽ là cảm giác Retro tuyệt vời, giai điệu bắt tai đến khó tin và vũ đạo vô cùng phổ biến. Ca khúc cũng có thể khiến khán giả lớn tuổi nhớ về giai đoạn tràn ngập Disco thời tuổi trẻ được thể hiện trong MV. 

Ngay cả khi đặt cùng câu hỏi đó với những fan Hàn, thì họ cũng đề cập gì đến lời bài hát, đơn giản vì nó không quan trọng và hầu như không liên quan gì đến concept của ca khúc đó. Như vậy, We’re a Bit Different Roly Poly cho chúng ta thấy một điều: sức hút của Kpop chủ yếu là ở concept ca khúc chứ không phải là ý nghĩa. 

Một vấn đề khác ở khía cạnh ca từ trong Kpop, đó là những khán giả không biết tiếng Anh sẽ dễ dàng chấp nhận và yêu thích nhạc Hàn hơn. Bất chấp thực tế rằng tiếng Anh là rất cần thiết trong việc quảng bá Kpop ở tầm quốc tế, vẫn có vô số ví dụ điển hình khiến fan thông thạo tiếng Anh ước gì họ đã không quá chú ý vào những bài học ngữ pháp ở trường. Dưới dây là một trong số các ca khúc chứa đựng những từ tiếng Anh khó hiểu và gây tranh cãi nhiều nhất.

Kpop ngày càng xem nhẹ chất lượng ca từ 4
Tiếng Anh trong Kpop cũng là một vấn đề gây tranh cãi

Đầu tiên, có lẽ là ca khúc tiếng Nhật Flower Power của SNSD với 3 từ được lặp đi lặp lại trong điệp khúc: "butterfly", "spider""flower". Giả sử như vì đó một bài hát tiếng Nhật, nên các nghệ sỹ Kpop thường có xu hướng thêm vào một vài từ tiếng Anh, nhưng việc tách rời và lặp lại 3 từ này với mục đích tạo nên một điệp khúc dễ nhớ khiến những khán giả nói tiếng Anh khá bối rối vì không hiểu ca khúc muốn nói gì. 
 
"Flower Power" MV - SNSD

Khi đi vào tìm hiểu, thì hóa ra 3 từ này là một phép ẩn dụ để mô tả sự lừa dối. Thế nhưng những khán giả không biết tiếng Nhật làm sao hiểu được điều này? Thay vào đó, họ lại tự hỏi bướm, nhện và hoa thì có liên quan gì đến concept sexy của những nữ tiếp viên trong các club. Vì vậy, nhiều fan chỉ tập trung vào chủ đề và âm nhạc của nhóm hơn là phải nhức đầu vì cố gắng hiểu những từ tiếng Anh được chèn thêm vào ca từ như thế. 
 
"To You" MV - TEEN TOP

To You của TEEN TOP cũng gặp phải rắc rối với tiếng Anh khi lập lại "To you, to you, to you now" trong điệp khúc. Thật không may, các nhà sản xuất hình như không lưu ý rằng việc không nhấn mạnh âm "t" trong từ "to" mà lại nhấn từ "you" sẽ khiến câu này nghe giống như "Do you, do you, do you now". Hàm ý trong đó chắc ai cũng hiểu. Đây có thể là ví dụ duy nhất mà lời tiếng Anh lại khiến cho một ca khúc mang thêm một ý nghĩa khác, mặc dù đó không phải là dự định lúc đầu của nghệ sỹ. 

Kpop ngày càng xem nhẹ chất lượng ca từ 5
Tuy vậy, vẫn có những ca khúc Kpop rất chuẩn mực và ý nghĩa như một số ca khúc 
của Epik High, Brown Eyed Girls và Sunny Hill

Tuy nhiên, vẫn có những ca khúc Kpop rất chuẩn mực và ý nghĩa. Trong số đó, phải kể đến Epik High, Brown Eyed Girls Sunny Hill. Bên cạnh ca từ đầy ý nghĩa, MV của những nhóm này cũng góp phần làm ca khúc thêm phần sâu sắc và buộc người xem phải suy nghĩ. Có vẻ như các tác phẩm của Kim Eana, nhạc sỹ từng cộng tác với những nhóm nhạc kể trên đều mang một giá trị đặc biệt. Đặc biệt là trong ca khúc của Lunafly, dù nhóm này chỉ đơn giản là ngồi hát trong studio, thì phần ca từ ngọt ngào tràn đầy tình cảm và ý nghĩa chính là nhân tố chính làm nên sức hấp dẫn của các chàng trai. Ca khúc đầu tay của Song Ji Eun, Going Crazy cũng là một ví dụ tuyệt vời cho việc ca từ có thể biến một concept trở nên sống động hơn.
 
"Don't Hate Me" MV - Epik High
 
Nhưng nhìn chung, một phần lớn Kpop hiện nay rõ ràng đang có ý định khiến khán giả ít chú trọng vào phần lời của bài hát. Các concept và chủ đề đều được thể hiện rõ qua âm nhạc và MV. Việc này hẳn sẽ cản trở khán giả trong việc thưởng thức âm nhạc cũng như sự sáng tạo trong quá trình sản xuất MV.