Một hoạt động rất ý nghĩa mà bố mẹ nên cùng con thực hiện trong ngày hôm nay: Con trưởng thành, hiểu chuyện hơn hẳn

Hiểu Đan, Theo Thể thao văn hóa 17:48 14/01/2023

Chỉ một hoạt động nhỏ nhưng nếu bố mẹ có thể cho con cùng tham gia thì trẻ có thể vừa hiểu thêm về văn hoá dân tộc vừa học được nhiều bài học về tình thân, tình người.

Năm nay lên 10 tuổi nhưng đây là lần đầu tiên bé Đan (Bình Chánh, TP.HCM) được cùng mẹ thả cá chép nhân ngày cúng ông Công ông Táo. Ngày lễ rơi vào cuối tuần, không phải đi học nên từ sáng sớm, Đan đã thức dậy theo mẹ ra chợ để sắm vài nguyên vật liệu về làm đồ cúng. Nhìn mẹ mua chè trôi nước, cá chép, hoa quả, cá lóc nướng... còn chợ Tết đầy màu sắc, người bán kẻ mua nhộn nhịp khiến bé Đan cảm thấy rất hào hứng.

Cùng mẹ mua cá chép, chè trôi nước...

Đến trưa, cả nhà cùng đi bộ ra chiếc hồ gần nhà để thả cá chép. Mẹ kể với Đan, đây là hành động với ngụ ý “cá hóa long” (nghĩa là cá sẽ hóa rồng) để Táo quân cưỡi vượt vũ môn lên thiên đình, biểu tượng cho sự thăng hoa, tinh thần vượt khó, sự kiên trì và bền bỉ để đi tới thành công. Hai chị em cũng được nghe mẹ kể câu chuyện li kì và cảm động về Sự tích ông Công ông Táo.

Bé Đan cùng em trai tham gia hoạt động thả cá chép

Cũng như bé Đan, nhiều em nhỏ khác được gia đình cho tham gia vào hoạt động thả cá với mục đích giáo dục con cái về tín ngưỡng tốt đẹp của cha ông cũng như tình yêu đối với thiên nhiên. Ngoài thả cá, nhiều em còn được mẹ dạy cho cách nấu xôi, nấu chè, cắm hoa... Đứa trẻ nào cũng đầy tò mò, háo hức, cảm thấy mình như "trưởng thành" hơn hẳn vì được tham gia vào việc "của người lớn".

Một hoạt động rất ý nghĩa mà bố mẹ nên cùng con thực hiện trong ngày hôm nay: Con trưởng thành, hiểu chuyện hơn hẳn - Ảnh 3.

Các em nhỏ được mẹ đưa đi thả cá

Bé Nhi (TP.HCM) cho biết em rất háo hức khi được thả cá chép

Một hoạt động rất ý nghĩa mà bố mẹ nên cùng con thực hiện trong ngày hôm nay: Con trưởng thành, hiểu chuyện hơn hẳn - Ảnh 5.

Em bé Loan Anh không giấu được sự thích thú khi được tự tay sờ vào những bịch cá chép màu sắc.

Dạy con điều gì qua hoạt động ngày ông Công ông Táo?

Trong phong tục đón Tết, kể từ ngày 23 tháng Chạp, người Việt không thể thiếu nghi thức cũng tiễn Táo Quân "chầu trời". Lễ cúng không quy định giờ, chỉ cần xong trước 23h là được.

Một hoạt động rất ý nghĩa mà bố mẹ nên cùng con thực hiện trong ngày hôm nay: Con trưởng thành, hiểu chuyện hơn hẳn - Ảnh 6.

Sau khi thả xong, còn đứng ngắm các chú cá chép ngụp lặn một chút mới chịu ra về...

Đây là khoảng thời gian quý giá để cả gia đình thêm gắn kết, là cơ hội để bố mẹ dạy con về văn hoá dân tộc hay nhiều bài học về tình thân, tình người.

Sự tích Táo Quân: Trong ngày này, bố mẹ có thể kể cho con nghe về sự tích Táo Quân. Qua đó, khuyên răn trẻ: Con người ta ăn ở với nhau phải có nhân có nghĩa, có thủy có chung, trước hết từ trong ra đình, sau ra ngoài xã hội. Đó là truyền thống đạo đức hết sức quý báu của nhân tân ta vốn có từ xưa.

Ý nghĩa tục cúng ông Công ông Táo: Thần Táo quân là vị thần quyết định sự may, rủi, phúc họa của cả gia chủ, ngoài ra còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ, giữ bình yên cho gia đình gia chủ. Vì vậy, phong tục cúng ông Công ông Táo mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ, sau đó mới đến ý nghĩa thờ thần Bếp chuyên cai quản việc bếp núc. Ông Táo về trời sẽ tâu với Ngọc hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới.

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng có thể giải đáp cho thắc mắc của con trẻ về việc: Tại sao ông Táo lại cưỡi cá chép về trời? Cá chép vàng hay còn gọi là Cá chép tiên là một loài động vật sống ở trên Thiên Đình, do phạm phải lỗi, nên bị Thượng Đế đày xuống trần gian tu hành để chuộc lại tội lỗi của mình gây ra. Sau khi tu hành có chính quả, thì cá chép sẽ hóa thân thành rồng và bay lên Trời. Còn ông Táo là do Thượng Đế phái xuống trần tục để theo dõi loài người, xem ai là người thiện, người ác.

Tết ông Táo rất quan trọng, cần phải tiếp tục giữ gìn và phát huy, vì đây là một tục lệ gắn với đời sống sinh hoạt của người Việt bao đời truyền lại. Để thế hệ trẻ không lãng quên văn hóa truyền thống, việc cho con cùng tham gia và kể cho con nghe về những câu chuyện là cách giáo dục con cần được cha mẹ lưu tâm mỗi dịp cuối năm.

Lễ cúng Táo quân gắn với sự tích ông Công ông Táo với nhiều dị bản. Trong "Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam" của Nguyễn Đổng Chi, sự tích ba ông đầu rau nói về nguồn gốc "vua bếp hai ông một bà" gồm người vợ là Thị Nhi (Nhi nghĩa là nhừ, chín nhừ), người chồng trước là Trọng Cao (Cao nghĩa là tinh bột, ám chỉ gạo) và người chồng sau là Phạm Lang (Lang còn có âm đọc là Canh - món canh).

Khi "cơm không lành, canh không ngọt", cả ba người gặp bi kịch mà phải chịu thân phận đen đủi, lem luốc của ba ông đầu rau. Họ hóa thân cho bếp lửa gia đình luôn ấm cúng. Có lẽ từ ý nghĩa này mà dân gian gọi Táo quân là vị thần định phúc, quản về nhân sự trong gia đình. Từ đó, hàng năm vào ngày 23 tháng Chạp, các gia đình làm lễ tiễn Táo quân về chầu Ngọc hoàng, gọi là Tết Táo quân.