Mới sinh con 3 tháng, người phụ nữ bỗng dưng co giật liên hồi khiến chồng thót tim: Nguyên nhân khiến nhiều người xót xa

Đậu Đậu, Theo phunuso.baophunuthudo.vn 12:07 23/11/2024
Chia sẻ

Sau sự việc, người phụ nữ này đã chia sẻ lại câu chuyện để cảnh báo các mẹ bỉm không chủ quan với sức khỏe sau sinh.

Gần đây, mạng xã hội lan truyền đoạn video ghi lại cảnh bà mẹ bỉm sữa đang ngồi bỗng dưng lên cơn co giật, tụt canxi.

Được biết, người phụ nữ này vừa sinh con được 3 tháng tuổi. Ban đầu, chị tuân thủ kiêng cữ trong tháng đầu, nhưng sau đó bỏ qua vì cảm thấy phiền. Chị vẫn ăn đủ ba bữa, uống 2-3 lít nước mỗi ngày nhưng không bổ sung canxi hay sắt. Do bé không bú mẹ, chị thường xuyên hút sữa, khiến cơ thể mệt mỏi. Tuy nhiên, bà mẹ này chủ quan nghĩ rằng đó chỉ là do mất sức chứ không liên quan đến dinh dưỡng.

Sau khi bị hạ canxi máu, người phụ nữ được mẹ và chồng sơ cứu, nhanh chóng đưa đến bệnh viện. May mắn, cô đã vượt qua giai đoạn nguy hiểm.

Mới sinh con 3 tháng, người phụ nữ bỗng dưng co giật liên hồi khiến chồng thót tim: Nguyên nhân khiến nhiều người xót xa- Ảnh 1.

(Ảnh cắt từ video, nguồn: Cẩm Tú)

Sau sự việc, người phụ nữ này đã chia sẻ lại câu chuyện để cảnh báo các mẹ bỉm không chủ quan với sức khỏe sau sinh. Chị nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bổ sung dưỡng chất cần thiết như canxi và sắt để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Mới sinh con 3 tháng, người phụ nữ bỗng dưng co giật liên hồi khiến chồng thót tim: Nguyên nhân khiến nhiều người xót xa- Ảnh 2.
Mới sinh con 3 tháng, người phụ nữ bỗng dưng co giật liên hồi khiến chồng thót tim: Nguyên nhân khiến nhiều người xót xa- Ảnh 3.

Khoảnh khắc người phụ nữ bất ngờ bị hạ canxi máu. (Ảnh cắt từ video, nguồn: Cẩm Tú)

Theo Viện Y học ứng dụng Việt Nam, canxi không chỉ quan trọng trong việc phát triển xương mà còn duy trì hoạt động cơ bắp, lưu thông máu, phát tín hiệu cho tế bào thần kinh và điều tiết hormone. Tuy nhiên, hạ canxi máu - tình trạng nồng độ canxi trong máu thấp bất thường - có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng.

Trong nhiều trường hợp, khi đối mặt với cơn hạ canxi máu, bệnh nhân có thể hoảng sợ, kích thích thở nhanh... như vậy càng làm cho tình trạng nặng hơn.

Ngoài ra, các cơ trơn cũng có thể bị co thắt gây nên triệu chứng đau bụng, nôn mửa và nguy hiểm nhất là co thắt thanh môn khiến cho bệnh nhân bị suy hô hấp và loạn nhịp tim nếu lượng canxi máu xuống quá thấp, có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.

Những triệu chứng hạ canxi máu

Khi bị hạ canxi máu, người bệnh có thể gặp các dấu hiệu:

- Tê đầu chi, lưỡi. Chuột rút, co cứng bàn tay hoặc bắp chân.

- Thở nhanh, hoảng hốt, co thắt cơ bụng hoặc thanh môn gây suy hô hấp.

- Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị rối loạn nhịp tim, suy hô hấp, thậm chí nguy hiểm tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.

3 việc cần làm để phòng ngừa hạ canxi máu

2-13.jpg

1. Bổ sung thực phẩm giàu canxi

Canxi có nhiều trong sữa, trứng, phô mai, hải sản, rau xanh và trái cây. Bổ sung các thực phẩm này trong chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp cung cấp đủ nhu cầu canxi.

2. Sử dụng thuốc bổ sung canxi đúng cách

Uống đúng liều theo chỉ định của bác sĩ, tránh uống quá ít hoặc quá nhiều (không vượt quá 2500 mg/ngày hoặc 500 mg/lần). Uống canxi trong bữa ăn để tăng khả năng hấp thụ.

3. Xây dựng lối sống lành mạnh

Hạn chế cà phê, đồ uống có cồn, bia rượu, thuốc lá - những yếu tố cản trở hấp thụ canxi.

Khi bị hạ canxi máu, chúng ta nên ăn gì?

1. Thực phẩm giàu canxi

- Sữa và các sản phẩm từ sữa: sữa tươi, sữa chua, phô mai.

- Các loại rau lá xanh đậm: cải xoăn, cải bó xôi, cải thìa.

- Cá nhỏ ăn được xương: cá mòi, cá hồi đóng hộp.

- Đậu và hạt: đậu nành, đậu đen, hạt hạnh nhân, hạt chia, hạt vừng.

- Thực phẩm tăng cường canxi: nước cam, sữa thực vật (như sữa đậu nành, sữa hạnh nhân) được bổ sung canxi.

2. Thực phẩm giàu vitamin D

- Cá béo: cá hồi, cá thu, cá ngừ.

- Lòng đỏ trứng.

- Thực phẩm tăng cường vitamin D: ngũ cốc, sữa.

Ngoài ra, phơi nắng sáng sớm (trước 9h) cũng giúp cơ thể tự tổng hợp vitamin D.

3 . Tránh thực phẩm gây cản trở hấp thụ canxi

- Chất caffeine: hạn chế uống quá nhiều cà phê, trà.

- Thực phẩm chứa oxalate cao: củ cải đường, đại hoàng, rau chân vịt (ăn vừa phải).

- Thực phẩm chứa natri cao: đồ ăn chế biến sẵn, thực phẩm nhiều muối.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày