Mỗi độ thu về, nông dân Nhật Bản lại treo hàng nghìn quả hồng lên giàn, tỉ mỉ làm ra đặc sản đắt đỏ mà ngon "nuốt lưỡi"

L.T, Theo Pháp Luật & Bạn Đọc 04:11 21/07/2021

Kết quả cuối cùng là những quả hồng khô dẻo thơm, ngọt lịm được xem là tinh túy ẩm thực của xứ sở hoa anh đào, được mệnh danh là "thịt bò Kobe của giới trái cây".

Nếu là người yêu thích văn hóa ẩm thực Nhật Bản, hẳn bạn sẽ không thể không biết món đồ ăn thuộc hàng hảo hạng mang tên Hoshigaki (hay còn gọi là hồng treo gió, hồng khô hoặc hồng sấy). Đây chính là một đặc sản hội tụ đủ tinh hoa ẩm thực của người Nhật, từ nguyên liệu, cách chế biến, đến cách bài trí cầu kỳ, tinh tế.

Quả hồng được xem là sản vật quốc gia ở đất nước Mặt trời mọc. Mỗi độ thu về, nếu đến các vùng nông thôn ở Nhật, bạn dễ dàng bắt gặp những cây hồng sai trĩu quả vàng ươm đung đưa trong làn gió mát, cảm giác vô cùng sảng khoái.

Mỗi độ thu về, nông dân Nhật Bản lại treo hàng nghìn quả hồng lên giàn, tỉ mỉ làm ra đặc sản đắt đỏ mà ngon nuốt lưỡi - Ảnh 1.

2 loại hồng được biết đến nhiều ở Nhật Bản là hồng giòn (fuyu) và hồng chát (hachiya). Trong đó hồng giòn có đặc trưng là giòn, ngọt, quả chín vẫn giòn, dùng để ăn trực tiếp. Loại hồng giòn này được lựa chọn khắt khe khi đưa ra thị trường. Còn một loại khác là hồng chát (hachiya), có hình thuôn dài, rất chát. Loại hồng này thường được dùng để chế biến Hoshigaki.

Về cơ bản, Hoshigaki là những quả hồng được gọt vỏ và treo cho chúng co lại đến khi một lớp đường tự nhiên hình thành trên bề mặt của chúng. Tuần tự các bước làm ra Hoshigaki thì vô cùng cầu kỳ, phức tạp nhưng thực sự tinh tế. Để rồi kết quả cuối cùng là những quả hồng khô dẻo thơm, ngọt lịm được xem là tinh túy ẩm thực của xứ sở hoa anh đào, được mệnh danh là "thịt bò Kobe của giới trái cây".

Mỗi độ thu về, nông dân Nhật Bản lại treo hàng nghìn quả hồng lên giàn, tỉ mỉ làm ra đặc sản đắt đỏ mà ngon nuốt lưỡi - Ảnh 2.

Bước 1: Tuyển hồng

Để làm Hoshigaki, người ta cần chọn những quả hồng chát (hachiya) vẫn còn xanh. Phải thật xanh và cứng, lớp vỏ màu vàng ươm, mịn màng, sáng bóng, không bị sâu. Điều quan trọng nữa là chúng vẫn còn một ít cuống để tiện cho lúc buộc dây, treo lên giàn phơi. Những quả hồng này sau đó được để chín tự nhiên thêm 3-7 ngày.

Mỗi độ thu về, nông dân Nhật Bản lại treo hàng nghìn quả hồng lên giàn, tỉ mỉ làm ra đặc sản đắt đỏ mà ngon nuốt lưỡi - Ảnh 3.

Bước 2: Gọt vỏ

Người ta dùng dao sắc và nạo để gọt quanh đầu quả nhưng chừa lại phần cuống (gọt sạch vỏ càng gần cuống càng tốt), rồi gọt sạch toàn bộ phần vỏ ở thân quả hồng. Thao tác này phải được làm khéo léo để phần thịt không bị thâm.

Mỗi độ thu về, nông dân Nhật Bản lại treo hàng nghìn quả hồng lên giàn, tỉ mỉ làm ra đặc sản đắt đỏ mà ngon nuốt lưỡi - Ảnh 4.

Bước 3: Treo lên giá

Sau đó, họ buộc dây vào cuống quả và treo lên giá phơi, những quả nào không có cuống, có thể cài một chiếc đinh nhỏ thay thế. Nơi treo hồng phải là nơi khô ráo, đón nắng mặt trời và thoáng gió. Phải đảm bảo có khoảng trống giữa các quả. Theo truyền thống, những quả hồng được treo vào 2 đầu của cùng một đoạn dây rồi vắt lên thanh ngang của giá phơi. Giá này thường được đặt ở ngoài trời, có mái che.

Mỗi độ thu về, nông dân Nhật Bản lại treo hàng nghìn quả hồng lên giàn, tỉ mỉ làm ra đặc sản đắt đỏ mà ngon nuốt lưỡi - Ảnh 5.
Mỗi độ thu về, nông dân Nhật Bản lại treo hàng nghìn quả hồng lên giàn, tỉ mỉ làm ra đặc sản đắt đỏ mà ngon nuốt lưỡi - Ảnh 6.

Bước 4: Công đoạn "xoa bóp"

Trong tuần phơi đầu tiên, không ai được chạm vào quả hồng. Khi bề mặt quả hồng đã trở nên bết dính và bắt đầu săn chắc, người ta nhẹ nhàng xoa bóp quả hồng trong vài giây ít nhất một lần mỗi ngày. Chất tannin trong quả bị phân hủy, thịt quả sẽ trở nên mềm và dẻo, lúc đầu chỉ ở gần bề mặt, và sau đó đến tận lõi. Bề mặt sẽ sẫm màu và dần chuyển sang màu nâu.

Mỗi độ thu về, nông dân Nhật Bản lại treo hàng nghìn quả hồng lên giàn, tỉ mỉ làm ra đặc sản đắt đỏ mà ngon nuốt lưỡi - Ảnh 7.

Công đoạn "xoa bóp" này phải hết sức cẩn thận bởi nếu mạnh tay, phần thịt mềm bên trong lõi sẽ vỡ ra, ảnh hưởng đến chất lượng và thẩm mỹ của sản phẩm. Quả hồng nào bị nấm mốc bên ngoài sẽ bị loại bỏ.

Sau khoảng 1 tháng đến 6 tuần, trái cây sẽ khô héo và một lớp bột màu trắng sẽ hình thành trên bề mặt. Đây là đường tự nhiên hình thành bên ngoài, và cũng là một dấu hiệu cho thấy rằng Hoshigaki đã thành phẩm.

Mỗi độ thu về, nông dân Nhật Bản lại treo hàng nghìn quả hồng lên giàn, tỉ mỉ làm ra đặc sản đắt đỏ mà ngon nuốt lưỡi - Ảnh 8.

Trong vòng 6 tuần, nếu không thấy lớp đường trắng bao phủ bên ngoài, nhưng quả có màu sẫm và chắc, có thể môi trường phơi không đủ ẩm. Bạn có thể lấy xuống và cho chúng vào hộp kín như lọ lớn hoặc túi có khóa kéo. 2-3 ngày sau sẽ có thành phẩm như ý.

Người Nhật thường thưởng thức Hoshigaki cùng một tách trà nóng. Hoshigaki xắt nhỏ rắc lên bánh nướng và biscotti hạnh nhân cũng là lựa chọn tuyệt vời. Hoshigaki nấu cùng gừng và quế tươi còn làm nên món trà hồng quế truyền thống của Hàn Quốc với tên gọi Sujeonggwa.

Mỗi độ thu về, nông dân Nhật Bản lại treo hàng nghìn quả hồng lên giàn, tỉ mỉ làm ra đặc sản đắt đỏ mà ngon nuốt lưỡi - Ảnh 9.
Mỗi độ thu về, nông dân Nhật Bản lại treo hàng nghìn quả hồng lên giàn, tỉ mỉ làm ra đặc sản đắt đỏ mà ngon nuốt lưỡi - Ảnh 10.

Một hộp hồng khô Nhật Bản 15 quả có giá lên tới cả triệu đồng

Nguồn: Thespruceeats