"Mẹ chồng" Thanh Hằng liệu có làm nên chuyện với trào lưu mẹ chồng nàng dâu của phim Việt năm nay?

Lệ, Theo Trí Thức Trẻ 09:58 26/10/2017

Sau “Sống chung với mẹ chồng” khai thác trực tiếp chủ đề mẹ chồng nàng dâu, khán giả lẫn những nhà làm phim đều quan tâm đến chủ đề này hơn. Minh chứng rõ ràng nhất chính là phim điện ảnh “Mẹ chồng” của Thanh Hằng ra mắt cuối năm nay.

Mẹ chồng nàng dâu - đề tài được khai thác khá nhiều của điện ảnh Việt Nam trong năm 2017 từ phim truyền hình, sitcom đến phim điện ảnh. Liệu Mẹ Chồng của đạo diễn Lý Minh Thắng sẽ ra rạp vào tháng 12 này có làm nên chuyện so với loạt phim cùng đề tài trước đó.

Mẹ chồng Thanh Hằng liệu có làm nên chuyện với trào lưu mẹ chồng nàng dâu của phim Việt năm nay? - Ảnh 1.

Không thể phủ nhận sức hút của những bộ phim về mâu thuẫn giữa mẹ chồng và nàng dâu nửa đầu năm nay trong đó hot nhất phải kể đến độ phủ sóng của Sống chung với mẹ chồng trên cả màn ảnh nhỏ lẫn mạng xã hội. Ngoài ra những cái tên hot không kém như Mẹ hổ dạy con dâu cũng đã khai thác khá nhiều các khía cạnh của đề tài này. Liệu điều này có làm khó "Mẹ chồng" Minh Hằng và đạo diễn Lý Minh Thắng?

Mẹ chồng Thanh Hằng liệu có làm nên chuyện với trào lưu mẹ chồng nàng dâu của phim Việt năm nay? - Ảnh 2.

Mẹ hổ dạy con dâu hay Sống chung với mẹ chồng là những cái tên hot về đề tài mẹ chồng nàng dâu của điện ảnh Việt 2017

Khác biệt về bối cảnh phim

Trong khi tất cả những bộ phim cùng đề tài của năm nay đều xoay quanh bối cảnh thời hiện đại thì Mẹ chồng thực sự được chú ý khi chọn khai thác một bối cảnh giả tưởng ở Nam Bộ thế kỉ trước.

Mẹ chồng Thanh Hằng liệu có làm nên chuyện với trào lưu mẹ chồng nàng dâu của phim Việt năm nay? - Ảnh 3.

Bối cảnh trong phim Mẹ chồng

Cùng địa danh giả tưởng mang tên Đại Điền, ngay từ những poster và trailer đầu tiên, Mẹ chồng đã thực sự gây ấn tượng mạnh bởi từ phục trang tới cách ăn nói, hành xử và cử hành hôn lễ thậm chí là những cái tên của nhân vật trong phim đều mang đậm chất Nam Bộ xưa.

Mẹ chồng Thanh Hằng liệu có làm nên chuyện với trào lưu mẹ chồng nàng dâu của phim Việt năm nay? - Ảnh 4.

Nghi thức cử hành đám cưới đậm chất Nam Bộ xưa

Đây là một điểm cộng rất lớn của Mẹ chồng khi mà điện ảnh Việt Nam một vài năm trở lại đây đang có xu hướng xây dựng những kịch bản mang hơi hướng hoài cổ, gần đây nhất là sự thành công của Cô gái đến từ hôm qua. Điều này cũng khiến Mẹ chồng mang đậm chất thuần Việt hơn là một kịch bản được Việt hóa từ tiểu thuyết Trung Quốc như Sống chung với mẹ chồng.

Chính bởi việc chọn bối cảnh thế kỉ trước, Mẹ chồng sẽ có thế mạnh hơn hẳn những phim cùng đề tài của năm khi đây là thời điểm mà nữ quyền không thực sự được coi trọng, người phụ nữ đặc biệt là con dâu trong nhà chịu nhiều sự áp đặt của truyền thống và định kiến xã hội. Thậm chí, những nàng dâu trong phim còn phải chịu kiếp chung chồng và hoàn toàn không được lên tiếng trước những bất công mà mình phải gánh chịu.

Sự xuất hiện của những người đàn ông

Hầu hết những bộ phim về đề tài mẹ chồng nàng dâu đều xây dựng hình tượng những người chồng theo mô tuýp nhân vật nhu nhược, không có tiếng nói. Sống chung với mẹ chồng và những bộ phim cùng đề tài nửa đầu năm nay không phải ngoại lệ.

Mẹ chồng Thanh Hằng liệu có làm nên chuyện với trào lưu mẹ chồng nàng dâu của phim Việt năm nay? - Ảnh 5.

Nếu trong Sống chung với mẹ chồng hay Mẹ hổ dạy con dâu, người đàn ông xuất hiện xuyên suốt phim, là người đứng giữa, tạo ra và giải quyết mối bất hòa thì ở Mẹ chồng, mọi mâu thuẫn đều được giải quyết trực tiếp bởi những người phụ nữ.

Dường như đạo diễn Lý Minh Thắng đang đi theo công thức phim "cung đấu", khi khiến cho bóng dáng của những người đàn ông chỉ đơn thuần là cầu nối cho mâu thuẫn giữa những người phụ nữ và rất ít đất diễn trong phim. Thậm chí vai diễn con trai bà Hai Lịnh (Diễm My) – chồng của Ba Trân (Thanh Hằng) và Bảy Loan (Ngọc Quyên) chỉ thoáng xuất hiện trong vài phân cảnh, đặc sắc nhất cũng chỉ là cảnh đám cưới.

Mẹ chồng Thanh Hằng liệu có làm nên chuyện với trào lưu mẹ chồng nàng dâu của phim Việt năm nay? - Ảnh 6.

Những người đàn ông xuất hiện khá mờ nhạt trong Mẹ chồng

Bi kịch đỉnh điểm trong mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu

Nếu như ở những bộ phim cùng đề tài, bi kịch chỉ xoay quanh việc mâu thuẫn giữa mẹ chồng và nàng dâu lên tới đỉnh điểm khiến hôn nhân đổ vỡ thì với Mẹ chồng, đạo diễn Lý Minh Thắng đẩy mâu thuẫn lên tới cao trào tới mức thay đổi cả bản chất của con người.

Trong hầu hết các bộ phim về gia đình của Việt Nam, bi kịch thường không quá gay gắt hoặc sẽ được giải quyết một cách ổn thỏa để phù hợp với thị hiếu của phần đông khán giả. Trái lại, ngay từ những thước phim đầu tiên được công bố của Mẹ chồng, khán giả đã không khỏi ngỡ ngàng khi mâu thuẫn trong phim được đẩy lên tới mức chính tay Ba Trân (Thanh Hằng) đã giết chết mẹ chồng của mình.

Mẹ chồng Thanh Hằng liệu có làm nên chuyện với trào lưu mẹ chồng nàng dâu của phim Việt năm nay? - Ảnh 7.

Ba Trân mưu hại mẹ chồng Hai Lịnh

Mâu thuẫn trong Mẹ chồng không chỉ dừng lại ở những cuộc cãi vã về sự khác biệt giữa các thế hệ mà nó còn thực sự thay đổi bản chất của con người. Ba Trân từ một nàng dâu hiền trong gia đình gia giáo, có học thức bị đẩy tới bước đường cùng và trở thành nguyên nhân cho những bi kịch tiếp theo trong chính gia đình và con cái của mình.

Ngay từ poster nhân vật tới trang phục mà Thanh Hằng sử dụng trong phim cùng sự xuất hiện của hình ảnh những con rắn độc cũng đủ để khán giả cảm nhận được sự mưu mô, bí hiểm và quyền lực của nhân vật Ba Trân.

Mẹ chồng Thanh Hằng liệu có làm nên chuyện với trào lưu mẹ chồng nàng dâu của phim Việt năm nay? - Ảnh 8.

Thanh Hằng uống ly trà rắn độc trong poster Mẹ chồng

Hình tượng nữ chính mang màu sắc phản diện khác hẳn với những bộ phim cùng đề tài trước đó đã thực sự được Thanh Hằng xây dựng một cách thành công.

"Mẹ chồng nào cũng từng là nàng dâu"

Đây có thể coi là câu nói xuyên suốt nội dung bộ phim sắp tới của đạo diễn Lý Minh Thắng, điều này cũng được thể hiện trong một số phân cảnh của Sống chung với mẹ chồng.

Sống chung với mẹ chồng, bà Phương (NSND Lan Hương) từng có những thành kiến không tốt về gia đình chồng tuy nhiên những điều này không ảnh hưởng tới cuộc sống sau này của bà. Trái lại ở Mẹ chồng, Ba Trân từng chịu sự hà khắc và chèn ép từ bà Hai Lịnh, ngỡ tưởng khi trở thành mẹ chồng, Ba Trân sẽ thấu hiểu và thương những người con dâu của mình. Tuy nhiên chính nhân vật này lại là người viết tiếp bi kịch khi áp đặt những định kiến mà bản thân từng chịu đựng lên những người phụ nữ tiếp theo.

"Mẹ chồng nào cũng từng là con dâu" không chỉ đơn thuần nói về cuộc đời của những người phụ nữ mà còn là một vòng tròn bi kịch luẩn quẩn đeo bám hết thế hệ này đến thế hệ khác mà chưa có điểm dừng.

Liệu với những điểm khác biệt này, mẹ chồng Thanh Hằng có tạo nên cú bứt phá cho điện ảnh Việt cuối năm nay?

Bộ phim dự kiến khởi chiếu vào 12/2017.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày