Luật sư chỉ rõ những dấu hiệu vi phạm pháp luật trong vụ việc dự án iFan bị dân tố lừa đảo 15.000 tỷ đồng

Ngọc Thắng, Theo Thời Đại 21:17 10/04/2018

Theo luật sư, trong trường hợp Công ty Moden Tech nếu hoạt động đúng theo tố cáo của người dân thì Công ty này vi phạm vào 2 tội là tội lừa đảo và tội bán hàng đa cấp mà không có giấy phép bán hàng đa cấp.

Bị lừa mất tiền nên nhanh chóng lên công an trình báo

Liên quan đến vụ việc iFan bị hàng chục nghìn người tố lừa 15.000 tỷ chiều 10/4 chúng tôi đã có cuộc trao đổi với luật sư Võ Đan Mạch - Tổng Giám đốc Công ty Luật TNHH MTV Ta Pha.

Luật sư Mạch cho biết, trong vụ việc này nếu người dân bị lừa mất tiền thì có quyền tố cáo đến cơ quan Công an để được xem xét giải quyết, vì tâm trạng của người dân hiện không được tốt và bản thân họ không nắm rõ hết các quy định pháp luật.

Luật sư chỉ rõ những dấu hiệu vi phạm pháp luật trong vụ việc dự án iFan bị dân tố lừa đảo 15.000 tỷ đồng - Ảnh 1.

Hàng chục ngàn người tố cáo bị iFan lừa đảo 15.000 tỷ đồng.

"Đối với những người dân đang có ý định tham gia vào đầu tư tiền ảo thì cần phải thận trọng vì có nguy cơ mất trắng số tiền bỏ ra vì hiện tại việc đầu tư đồng tiền ảo là giao dịch tự do không có quy định pháp luật hướng dẫn và bị nghiêm cấm.

Người dân tham gia iFan là bị hại nên không có tội gì hết. Nếu họ có bằng chứng về việc giao nhận tiền và xác định rõ mục đích của việc giao nhận tiền và mục đích đó là chưa hoàn thành thì có quyền yêu cầu trả lại bằng việc đưa ra tòa án dân sự khởi kiện để đòi lại tiền.

Trường hợp họ bị lừa và cơ quan điều tra khởi tố vụ án, khởi tố bị can thì trong quá trình xét xử những bị can đó bị buộc phải trả lại số tiền chiếm đoạt", ông Mạch chia sẻ.

Nếu người dân phản ánh đúng thì iFan đã phạm 2 tội danh

Trong vụ việc này, người dân tố cáo rằng, có khoảng 32 nghìn nạn nhân của iFan bị lừa số tiền lên đến 15.000 tỷ đồng.

Luật sư chỉ rõ những dấu hiệu vi phạm pháp luật trong vụ việc dự án iFan bị dân tố lừa đảo 15.000 tỷ đồng - Ảnh 2.

Luật sư Võ Đan Mạch.

Đội ngũ sáng lập iFan gồn 7 người Việt Nam, để tạo niềm tin cho nhà đầu tư, nhóm người này đã truyền thông cho dự án đến từ Singapore, Pincoin đến từ Dubai. Modenrn Tech tổ chức các sự kiện tại TP.HCM và Hà Nội nhằm huy động vốn từ chủ đầu tư.

Nhóm phát triển iFan kêu gọi nhà nhà đầu tư mua các đồng tiền ảo iFan. Giống như một loại cổ phiếu có giá trị, nhưng thay vì phát hành cổ phiếu, Modern Tech lại phát hành ra đồng tiền số này để huy động vốn nhằm tránh việc kiểm tra từ Ủy ban chứng khoán nhà nước.

Luật sư chỉ rõ những dấu hiệu vi phạm pháp luật trong vụ việc dự án iFan bị dân tố lừa đảo 15.000 tỷ đồng - Ảnh 3.

Rất nhiều người dân mong muốn nhận lại tiền đã đầu tư.

Nhóm sáng lập đã hứa hẹn với nhà đầu tư sẽ trả mức lãi suất đầu tư ít nhất là 48%/tháng và thời gian hoàn vốn lâu nhất là 4 tháng. Ngoài ra, khi nhà đầu tư giới thiệu thêm được người khác vào hệ thống thì sẽ nhận được thêm 8% số tiền người mới tham gia vào hệ thống.

"Mô hình kinh doanh đa cấp theo kiểu kim tự tháp. Tất cả có 8 tầng kim tự tháp. Lợi nhuận của các tầng kim tự tháp thấp nhất là 1%, cao nhất là 8%", một người dân tố cáo với báo chí.

Trả lời về vấn đề này, ông Mạch khẳng định, xem xét những yếu tố của Công ty Moden Tech nếu hoạt động đúng theo tố cáo của người dân thì Công ty này vi phạm vào 2 tội, tội lừa đảo và tội bán hàng đa cấp mà không có giấy phép bán hàng đa cấp.

"Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội danh vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp, người nào tổ chức hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp có thể bị phạt tiền tối đa đến 5 tỷ đồng, phạt tù tối đa 5 năm tù nếu hoạt động mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoạt động bán hàng đa cấp và hoạt động không đúng với nội dung giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.  

Trường hợp phạm tội có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý theo điều 174 Bộ luật Hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 

Trường lừa đảo có yếu tố sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thì bị xử lý theo điều 290 Bộ luật Hình sự về tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản", ông Mạch phân tích.

Luật sư chỉ rõ những dấu hiệu vi phạm pháp luật trong vụ việc dự án iFan bị dân tố lừa đảo 15.000 tỷ đồng - Ảnh 4.

Lê Ngọc Tuấn, người kêu gọi nhiều nhà đầu tư tham gia dự án iFan, bị nhiều người lên tiếng tố cáo lừa đảo.

Nói thêm về vụ việc này, luật sư Mạch chia sẻ, Ifan, và Pincoin là đồng tiền ảo, được dùng để thanh toán trên mạng internet. Theo Nghị định 96/2014, tiền ảo ở Việt Nam là không hợp pháp.

Pháp luật Việt Nam có quy định rõ xử phạt trong lĩnh vực tín dụng, tiền tệ và Ngân hàng các hành vi phát hành, cung ứng sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (bao gồm các bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác) sẽ bị xử phạt hành chính mức phạt từ 150 triệu đến 200 triệu đồng.

Luật sư chỉ rõ những dấu hiệu vi phạm pháp luật trong vụ việc dự án iFan bị dân tố lừa đảo 15.000 tỷ đồng - Ảnh 5.

Người dân cầm băng rôn tố cáo iFan.

Từ ngày 01/01/2018, hành vi phát hành cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (bao gồm cả bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác) có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 206 Bộ luật Hình sự 2015 (Những tổ chức tín dụng ngân hàng sử dụng đồng tiền ảo là bị xử phạt từ 3-6 năm tù.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày