Làm gì để luôn có quần áo mới trong ngăn mà tiền tiết kiệm vẫn ở trong ngân hàng?

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 19:30 03/10/2020

Sau 10 năm đi học rồi đi làm ở Sài Gòn với một mức thu nhập có những lúc đến cả nghìn đô một tháng nhưng tôi vẫn ở nhà thuê, đi xe máy dòng bình dân, ngơ ngác nhìn bạn bè chồng tiền gần cả tỷ bạc mua nhà rồi tậu ô tô và tặc lưỡi: "Ơ, tiền ở đâu ra mà lắm thế?".

Mọi người chắc tự hỏi: Tôi đã dùng tiền làm gì trong ngần ấy năm qua? Thật tình thì tôi cũng hoang mang với câu hỏi ấy lắm các bạn à. Tôi kiếm được tiền nhưng cũng có 1 tỷ lý do để tiêu tiền và tốn tiền.

Ai bước qua tuổi 25 sẽ biết thế nào là khái niệm "khủng hoảng giá trị bản thân". Hiểu đơn giản là lúc nào cũng cảm thấy mình chưa đủ tốt, ăn mặc chưa đủ đẹp, da dẻ chưa đủ mịn màng, vóc dáng chưa được thon gọn nên làm được bao nhiêu tiền đổ ra để mua sắm quần áo, trải nghiệm dịch vụ, thẩm mỹ nọ kia cũng không thấy tiếc. Kiểu cứ tặc lưỡi "trẻ mà, sau này già ai ngắm", "làm được tiêu được"...

Làm gì để luôn có quần áo mới trong ngăn mà tiền tiết kiệm vẫn ở trong ngân hàng? - Ảnh 1.

Tôi làm được nhiều nhưng cũng tiêu nhiều vì ám ảnh phải tận hưởng, không muốn bỏ lỡ điều gì trong cuộc sống

Kết quả là gì chắc các bạn cũng đoán được, tôi đi từ "khủng hoảng giá trị bản thân" đến "khủng hoảng tiền bạc" chỉ trong vài tháng ngắn ngủi.

Chuyện này đã có thể chẳng xảy ra nếu như tôi không có "thế lực" đằng sau tiếp tay, đó là chiếc thẻ tín dụng với hạn mức lên đến gần cả trăm triệu. Và xin giới thiệu với các bạn, đây là "chủ nợ" của tôi. Vì miệt mài "nâng cao giá trị bản thân", giải stress bằng việc mua sắm, nợ tín dụng lên đến cả chục triệu lúc nào chẳng hay.

Tiền lương của tôi đi một vòng thế này: Từ công ty, trung gian qua tài khoản của tôi, rồi quay ngược về với ngân hàng. Đắng cay không cơ chứ!

Nhiều lúc tôi cũng hốt hoảng khi nhớ ra mình đã đi đến chặng cuối của 2X tuổi. Nghĩa là phải có tiền tích lũy để lo cuộc sống sau này hoặc nhỡ may có ốm đau bệnh tật thì cũng có một khoản phòng thân để trang trải. Vả lại, khi bạn không còn quá trẻ thì việc kiếm tiền hay chấp nhận một cuộc sống dưới tầm trung bình cũng trở nên khó khăn hơn trước rất nhiều. Chuyện gì cũng cần đến tiền mới xuôi được.

Đã nhận ra điều này từ giữa năm ngoái, song tôi cứ ì ạch mãi chẳng chịu thay đổi vì cứ tặc lưỡi "thôi tháng sau mình sẽ làm lại từ đầu".

Cho đến khi một loạt các biến cố xảy ra với bản thân mình và đỉnh điểm là hồi đầu tháng 4 vừa qua, tôi phải ở nhà gần nửa tháng, công ty cắt giảm 20% lương, cuộc sống và các thói quen sinh hoạt của tôi gần như bị đảo chiều. Nhưng may sao, đó là sự đảo chiều tích cực để thiết lập lại một trật tự mới.

Làm gì để luôn có quần áo mới trong ngăn mà tiền tiết kiệm vẫn ở trong ngân hàng? - Ảnh 2.

Trật tự đầu tiên đến từ tư duy mua sắm. Vì không ra ngoài đi đây đó để thỏa mãn cái tính "thôi xem một chút thôi mà, chứ có mua gì đâu", việc mua sắm linh tinh của tôi giảm hẳn.

Từ chỗ cứ dăm ba bữa tôi lượn vào Zara, H&M để tha về nào là quần áo giảm giá (thật ra giá cũng trên trời), phụ kiện theo set (mà thường chỉ dùng 2 đôi trong cả set 10 đôi) hay đánh một vòng sang các shop mỹ phẩm để mua sữa rửa mặt thôi thì hay tin cứ mỗi hoá đơn trên 800k là nhận ngay bộ quà tặng - rồi u mê ra về với hóa đơn trên dưới 2 triệu, thì tôi ở nhà dạo shop online.

Làm gì để luôn có quần áo mới trong ngăn mà tiền tiết kiệm vẫn ở trong ngân hàng? - Ảnh 3.

Ở nhà nhiều giúp tôi thay đổi tư duy mua sắm, biết cách so sánh giá và hạn chế mua những thứ mình không thật sự cần

Mua đồ qua app và shop online có một cái hay là càng xem nhiều tôi lại càng nhận được "la bàn" tìm đến những nơi có món đồ mình "kết" với giá giảm dần đều. Ví dụ shop thứ nhất, tôi chấm cái áo dây đen 180k (đối với tôi như thế là rẻ lắm rồi, nếu ở shop bên ngoài tôi đã bỏ tiền mua không cần suy nghĩ) thì trên app tôi chỉ cần ngó xuống phần những mặt hàng tương tự đã thấy một loạt gian hàng khác cũng bày bán hàng loạt sản phẩm với giá giảm dần đều như 90k, 80k rồi 60k… không tin được. Cái này bạn nào hay lướt Shopee thì quá rõ rồi. Bạn có thể đi một vòng mua cả thành phố mà không cần ra khỏi nhà. Như tôi, tất tần tật mọi thứ sắm sửa cho căn phòng mới chỉ đâu đấy 1 triệu quay đầu mà khoe xong ai cũng khen.

Làm gì để luôn có quần áo mới trong ngăn mà tiền tiết kiệm vẫn ở trong ngân hàng? - Ảnh 4.
Làm gì để luôn có quần áo mới trong ngăn mà tiền tiết kiệm vẫn ở trong ngân hàng? - Ảnh 5.

Không chỉ đồ ăn, tôi còn mua vật dụng để decor nhà trên mạng, ai cũng bất ngờ vì sao tôi mua giá hời thế!

Cũng trong thời gian này, tôi tìm thấy "chân ái" cho khoản ăn mặc của mình. Vì có nhiều thời gian ở nhà nên sau giờ làm tôi chẳng biết làm gì khác ngoài lướt Instagram xem các chị đẹp mặc đồ, phối đồ các kiểu. Lúc này tôi mới nghiệm ra, những thứ đang có trong tủ quần áo của tôi kia dư sức trở thành những outfit đẹp nếu biết cách mix match chúng với nhau. Đâu cần lúc nào cũng mua quần áo mới thì bạn mới có thể mặc đẹp!

Đồ si cũng là một lựa chọn để thỏa mãn cảm giác nghiện mua cái này sắm cái kia. Thề là có những người như tôi đây, nghiện cảm giác chọn lựa khủng khiếp ấy. Đôi lúc, đang bực dọc cái gì mà chỉ cần được ngắm nghía nâng lên đặt xuống món hàng nào đó là tôi hết stress ngay. Nhưng cái hay nằm chỗ này này, sau một buổi shopping hùng hục, tổng thiệt hại khi về đến nhà chỉ… 500k là cùng. Quá đã!

Học cách phối đồ, có sự chọn lọc và so sánh giá kỹ càng trước khi mua quần áo, sắm đồ si - là những cách giúp tôi giảm hẳn tần suất đến trung tâm thương mại hoặc la cà ở các con phố thời trang để rồi sẽ đưa ra các quyết định mua sắm với cái giá phải trả rất ối giời ơi.

Tôi nhận ra, tiền mua sắm là nguyên nhân khiến quỹ lương của tôi cạn nhanh nhất. Giảm nhẹ được phần này coi như tôi đã thành công một nửa trong việc tìm cách giải bài toán về chi tiêu thông minh.

Thứ hai là chuyện ăn uống. Khi không đi ra ngoài và í ới lũ bạn set kèo ăn uống lung tung beng lên mỗi cuối tuần thì tôi tiết kiệm được kha khá. Tức là cái nhu cầu ăn uống cơ bản ấy, mỗi ngày chỉ mấy chục ngàn là đủ. Bạn không tin tôi ư? Để tôi liệt kê nhé:

Sáng: Ổ bánh mì 15k + ly cafe sữa 15k.

Trưa: Gọi ship cơm (50k tính luôn phí ship, được mã giảm giá còn 35k).

Chiều: Luộc bắp ăn giảm cân no cả buổi tối 15k/trái.

Thế là xong một ngày. Hôm nào mua thêm trái cây thì cho "tròm trèm" cỡ 100k.

Làm gì để luôn có quần áo mới trong ngăn mà tiền tiết kiệm vẫn ở trong ngân hàng? - Ảnh 6.

Tự nấu ăn ở nhà cũng giúp tôi tiết kiệm hơn

Và nếu kể cả tôi không gọi ship đồ ăn trên app mà tự nấu ở nhà thì cả tiền thịt và rau cả trái cây nữa cũng chỉ đâu đó loanh quanh 100k ăn cả ngày. Nếu không áp lực một tháng phải ăn mấy bữa sushi trong nhà hàng hay pizza thì việc ăn uống bỗng nhẹ bẫng trong khi nó chính là nhu cầu thiết yếu để duy trì sự sống.

Tôi đang sống ở quận trung tâm của thành phố, một tháng để ăn no và ăn đủ chất, thì 4 triệu đồng tiền ăn được xem là hợp lý (tương đương mỗi tuần 1 triệu đồng tiền ăn).

Con số này đưa ra hoàn toàn nằm trong khả năng thực hiện của tôi. Nó không dè sẻn đến mức khiến tôi cảm thấy mình đang sống trong chuỗi ngày kham khổ - chờ đến lúc "vỡ bờ" thì ăn thả ga bill ra 10 triệu cũng đành. 4 triệu cũng không quá dư dả để tôi có thể gật đầu trước bất kỳ lời đề nghị đi ăn uống, tụ tập, hội họp, lễ lộc nào của bạn bè để rồi lại sa chân vào tình trạng không kiểm soát được số tiền tiêu vào ăn uống mỗi tháng.

Làm gì để luôn có quần áo mới trong ngăn mà tiền tiết kiệm vẫn ở trong ngân hàng? - Ảnh 7.

Ăn uống cũng như chọn bạn mà chơi, ít mà chất lượng cho nó lành

Là con gái khổ lắm, chuyện ăn chuyện mặc tính xong rồi còn chuyện chăm sóc bản thân sao đây? Nhưng xin thưa với các bạn là 1001 bước skincare rồi thẩm mỹ viện các kiểu mà thức đến 2h sáng thì thôi coi như mua mỹ phẩm để trấn an tinh thần cho chính mình thôi chứ thật ra không có tác dụng gì lên da đâu. Với lại, mỹ phẩm tốt với hợp da thì mua một lần có khi xài cả năm cũng không hết, tính ra mỗi tháng có mấy chục ngàn à. Những loại mặt nạ từ trái cây cũng rất tốt, cần gì phải mua trăm nghìn một miếng mới đẹp xuất sắc lên được.

Tóm lại, sau khi tìm được lối thoát cho chuyện mua sắm và ăn uống, tôi thấy mình như trút bỏ gánh nặng về chuyện tiêu pha. Bây giờ mỗi tháng sau khi nhận lương, tôi chia tiền theo công thức mấy chị trên mạng vẫn nói ra rả ấy, nhưng hiệu quả lắm:

50% lương: Chuyển vào một chiếc thẻ khác và quên số tiền ấy đi.

Với số lương còn: Chi 50% trong số đó cho ăn uống. 30% cho tiền nhà. 10% cho mua sắm (đa số là đồ rẻ tiền nhưng mặc vẫn bao tự tin), 10% còn lại cho xăng xe, giặt ủi, mua mỹ phẩm nếu hết.

Khoan tính tới chuyện đầu tư sinh lời, giữ được tiền của mình đã là giỏi lắm rồi!

Làm gì để luôn có quần áo mới trong ngăn mà tiền tiết kiệm vẫn ở trong ngân hàng? - Ảnh 8.

À mà còn một điều thú vị nữa mà tôi nhận ra trong những tháng sống lành mạnh tài chính đó là mấy cái chi tiêu cơ bản như đặt xe, gọi đồ ăn hay mua đồ trên mạng thì cứ xài thẻ, xài ví điện tử cho lẹ, giống như tôi thì xài ví AirPay chỉ vì tiện mua online, sau rồi quen luôn đi đâu cũng quẹt quẹt tiện lắm. Kiểu như có hôm, tôi mua chiếc nồi cơm điện trên Shopee, thanh toán qua AirPay nên được giảm hẳn phí ship, đâu đó tầm 30k, chiều về gần nhà thì ghé Kids Plaza hay 7-eleven gì đó không nhớ, mua lốc sữa chua được hoàn tiền 25k, gần như là miễn phí rồi. Bạn thấy đó, chỉ một ngày mà tiết kiệm được tận 55k, một tháng nếu mua 10 lần như vậy thôi là cũng được 550k rồi. Nhờ tiết kiệm từng khoản nhỏ như vậy, tôi cũng hạn chế được việc cao hứng ưu đãi bản thân bằng một thứ gì đó vượt quá ngân sách chi tiêu trong ngày.

Làm gì để luôn có quần áo mới trong ngăn mà tiền tiết kiệm vẫn ở trong ngân hàng? - Ảnh 9.
Làm gì để luôn có quần áo mới trong ngăn mà tiền tiết kiệm vẫn ở trong ngân hàng? - Ảnh 10.

Đơn giản là đặt đồ ăn rồi trả qua AirPay như này, cũng rẻ đi khá nhiều

Các bạn có thể đưa ra rất nhiều lý do để tiêu tiền, tôi không phản đối đâu. Vì tôi cũng từng là người chỉ tìm thấy niềm vui khi tiêu pha. Nhưng hiện giờ, tôi đã có niềm vui khác, đó là niềm vui nhìn thấy số nợ trong thẻ tín dụng gần như không còn, số tiền tích lũy tăng lên. Tôi mong ngóng đến tháng nhận lương không còn chỉ để trả nợ thẻ mà để lẹ lẹ chuyển 50% trong số đó qua một tài khoản khác để thấy mình hoàn thành nhiệm vụ của tháng này.

Để có một đời sống tài chính lành mạnh, cá nhân tôi nghĩ việc quan trọng nhất không phải nhịn ăn nhịn mặc hay đổi việc có mức lương cao hơn hiện tại, mà điều quan trọng là bạn phải tìm ra cái lỗ đen nào đang hút tiền của mình vào đó. Bạn chỉ cần tìm cách vá miệng cái lỗ ấy lại là thành công một nửa, nửa còn lại bạn phải tìm niềm vui khác để "cai" cảm giác khiến bạn muốn tiêu tiền.