Năm mới là năm thứ bao nhiêu, có phải 2018? Câu trả lời thực không hề đơn giản như bạn tưởng.
Hầu hết tất cả mọi thứ đều có tính tương đối và thời gian cũng không nằm ngoại lệ. Con người tạo ra lịch để đo lường thời gian.
Nhưng trên thế giới có rất nhiều nền văn hóa khác nhau đang tồn tại và đó cũng chính nguyên nhân hình thành nên sự phức tạp. Bởi lẽ mỗi nơi lại có một cách đo thời gian khác nhau.
Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn biết về các loại lịch khác nhau tồn tại đến ngày nay và tiết lộ những cách tính thời gian rất khác biệt. Bạn sẽ thấy được tính tương đối và sự phi thường của thời gian.
Năm 2018
Nhiều quốc gia quan niệm ngày 1 tháng 1, năm mới bắt đầu.
Năm mới 2018 sắp tới rồi. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều sống theo lịch Gregorian. Cuốn lịch này đã được Đức Giáo hoàng Gregory XIII giới thiệu thay cho lịch Julian.
Sự khác biệt giữa hai cuốn lịch này là chênh lệch nhau 13 ngày, và cứ sau 400 năm thì khoảng cách này lại gia tăng thêm 3 ngày.
Đó cũng là lý do tại sao chúng ta có kỳ nghỉ Tết Nguyên đán (năm mới theo lịch Julian), và một số quốc gia ở phương Đông vẫn tổ chức như một lễ lớn trong năm.
Lịch Gregorian được giới thiệu vào năm 1582 ở các nước Công giáo, và được nhiều quốc gia trên thế giới công nhận và sử dụng. Theo đó, vào đúng ngày 1 tháng 1, năm 2018 sẽ bắt đầu.
Năm mới 2011 tại Ethiopia
Người Ethiopia thường sử dụng loại lịch có 13 tháng trong một năm.
Lịch Ethiopia thường chậm hơn 8 năm so với lịch Gregorian (lịch được nhiều quốc gia sử dụng). Hơn nữa, lịch này có tới 13 tháng trong một năm.
Cụ thể, 12 tháng có 30 ngày, và tháng cuối cùng thì rất ngắn, chỉ khoảng 5 hoặc 6 ngày tùy thuộc vào năm đó có phải là năm nhuận hay không.
Bên cạnh đó, ngày của người Ethiopia bắt đầu không vào lúc nửa đêm thay vì lúc mặt trời mọc. Trên thực tế, lịch Ethiopia được dựa trên lịch Alexandria cổ đại.
Năm mới 1396 ở Iran
Loại lịch sử dụng ở Iran quy định thứ Hai là ngày không phải làm việc.
Ở Iran và Afghanistan thường sử dụng lịch Ba Tư hoặc lịch Solar Hijri. Loại lịch này được một nhóm các nhà thiên văn, trong đó có nhà thơ nổi tiếng Omar Khayyam tạo ra. Vì vậy, 2018 là năm mới 1396 ở Iran.
Theo đó, thứ tự của lịch bắt đầu từ ngày hijra giống như lịch Hồi giáo, nhưng cũng dựa theo năm dương lịch. Đó là lý do tại sao các tháng nằm trong cùng một mùa. Tuần bắt đầu vào thứ Bảy và kết thúc vào thứ Sáu, và đặc biệt là thứ Hai là ngày không phải làm việc.
Năm mới 2561 ở Thái Lan
Năm 2018 ở Thái Lan là năm 2561 (theo lịch Gregorian).
Tại đất nước Thái Lan, năm 2018 sẽ là năm 2561 (theo lịch Gregorian). Trên thực tế, người Thái Lan thường sử dụng lịch âm của của Phật giáo, trong đó niên đại bắt đầu từ thời điểm Đức Phật nhập Niết bàn.
Tuy nhiên, người dân "Xứ chùa vàng" cũng sử dụng lịch Gregorian. Do đó, ngày tháng trên hàng hóa và tài liệu thường được ghi theo lịch này. Ngoài ra, lịch Phật cũng được nhiều quốc gia sử dụng như Sri Lanka, Campuchia, Lào và Myanmar.
Năm mới 5778 ở Israel
Năm 2018 là năm 5778 ở đất nước Israel.
Lịch Do Thái được sử dụng chính thức ở đất nước Israel cùng với người Gragorian. Tất cả những ngày lễ Do Thái, ngày kỷ niệm, ngày sinh của người thân đều được tổ chức theo ngày lễ đầu tiên.
Những tháng bắt đầu với trăng non, và ngày đầu tiên của năm (Rosh Hashanah) chỉ có thể vào ngày Thứ Hai, Thứ Ba, Thứ Năm hoặc Thứ Bảy. Do đó, để hoàn thành tất cả các công việc, năm trước được gia hạn thêm một ngày.
Lịch Do Thái lấy mốc niên đại bắt đầu từ lúc trăng non đầu tiên diễn ra vào ngày 7/10/3761 trước Công nguyên, vào lúc 5 giờ và 204 phần. Một giờ trong lịch Do Thái bao gồm 1080 phần, trong đó mỗi phần có 76 khoảnh khắc.
Năm mới 30 ở Nhật Bản
Năm 2018 là năm mới 30 ở đất nước Nhật Bản.
Tại Nhật Bản, có 2 loại lịch được sử dụng: một bắt đầu với sự ra đời của Chúa Kitô và một là theo truyền thống. Loại lịch thứ hai dựa trên những năm trị vì của triều đại hoàng đế Nhật.
Thông thường, mỗi hoàng đế đều cho thời kỳ của mình một cái tên dựa theo phương châm trị vì đất nước của họ.
Năm 2018 là năm mới thứ 30 ở Nhật Bản. Bởi vì, bắt đầu từ năm 1989, đã có "một kỷ nguyên của hòa bình và tĩnh lặng" dưới sự trì vì của Hoàng đế Akihito. Trước đó, kỷ nguyên trước đó có tên gọi là "Thế giới được khai sáng" kéo dài trong 64 năm.
Cả hai loại lịch này đề được sử dụng phổ biến ở Nhật Bản.
Năm mới 1939 tại Ấn Độ
Lịch sử dụng ở Ấn Độ được giới thiệu vào năm 1957.
Lịch của Ấn Độ được thống nhất và tạo ra cách đây không lâu và được giới thiệu vào năm 1957. Lịch này được tính toán dựa theo Saka Era, hệ thống niên đại cổ đại phổ biến ở Ấn Độ và Campuchia. Theo cách tính của loại lịch này, 2018 sẽ là năm mới 1939 ở Ấn Độ.
Ngoài ra, còn có các lịch khác ở Ấn Độ được một số vùng và các bộ lạc sử dụng. Môt số lịch bắt đầu niên đại từ ngày chết của Krishma (3120 TCN); một số khác thì theo lịch của Phật, bắt đầu từ ngày Đức Phật Gautam tạ thế (543 TCN).
Vậy sang năm mới, bạn bao nhiêu tuổi?
Cách tính tuổi cũng rất phức tạp.
Không chỉ cách tính ngày có có sự khác biệt rõ rệt, mà tính tuổi cũng rất phức tạp. Ở nhiều nền văn hóa Đông Á, một đứa trẻ khi mới sinh ra đã được tính là 1 tuổi và tăng lên theo năm mới, không phải tính theo ngày sinh.
Do đó, theo cách tính này, tất cả các thành viên trong gia đình tập trung tại bàn tiệc ngày tết thì đều có thêm một tuổi khi tiếng chuông báo hiệu năm mới bắt đầu.
Đó là lý do tại sao tuổi của một người châu Á có thể chênh lệch tới 2 năm so với tuổi của một người châu Âu, ngay cả khi họ được sinh ra trong cùng một ngày.
Bài viết tham khảo ảnh/nguồn: Brightside