Không chỉ nhái đồ, giờ Trung Quốc còn có... nguyên cả store nhái của Supreme

Đại Ngọc, Theo Trí Thức Trẻ 16:34 24/07/2018

Không chỉ sao y bản chính từ concept, nội thất cho đến cung cách phục vụ, cửa hàng Supreme nhái này còn bán duy nhất chỉ 1 món hàng với cái giá cũng khá đắt đỏ.

Sở hữu hàng hiệu với giá thành chợ Đồng Xuân? Câu chuyện từ lâu đã chẳng còn là xa vời từ khi Trung Quốc nhận ra sản xuất hàng nhái chính là con gà đẻ trứng vàng đem về cho nước này 396 tỷ USD mỗi năm.

Các thương hiệu cao cấp như Burberry, Chanel, Dior... bị thiệt hại hàng triệu USD vì ngành hàng nhái của Trung Quốc. Và nạn nhân gần đây nhất chính là Supreme - thương hiệu streetwear số 1 thế giới hiện nay.

Không chỉ nhái đồ, giờ Trung Quốc còn có... nguyên cả store nhái của Supreme - Ảnh 1.

Trên thế giới này có tổng cộng 11 cửa hàng Supreme: 2 ở New York, 1 ở Los Angeles, 1 ở London và tận 6 cái rải rác khắp Nhật Bản. Cho đến hiện tại thì chẳng có cửa hàng chính hãng nào của Supreme tại Trung Quốc. Vậy cái vừa mọc lên ở Thâm Quyến (Trung Quốc) là gì?

Không chỉ nhái đồ, giờ Trung Quốc còn có... nguyên cả store nhái của Supreme - Ảnh 2.

Cửa hàng nhái này sao y bản chính từ lối trang trí, sắp xếp nội thất, cách ứng dụng nhạc Hip Hop và thậm chí cả đến túi nylon đựng đồ cũng in hệt. Riêng về logo có chút thay đổi với 3 chữ ở cuối cái tên: NYC.

Không chỉ nhái đồ, giờ Trung Quốc còn có... nguyên cả store nhái của Supreme - Ảnh 3.

Nếu như tên chính hãng chỉ ngắn gọn là Supreme thì cửa hàng này sử dụng cái tên Supreme NYC. Ắt có nhiều ý kiến thắc mắc là đã nhái thì sao lại còn "vẽ rắn thêm chân" thêm 3 chữ ở cuối làm gì?

Không chỉ nhái đồ, giờ Trung Quốc còn có... nguyên cả store nhái của Supreme - Ảnh 4.

Lý giải điều này, một luật sư tại Trung Quốc tiết lộ rằng do sự lỏng lẻo trong quản lý bản quyền thương hiệu. Chỉ cần nhanh tay đăng ký một cái tên thương hiệu trước bất kỳ ai, bạn sẽ chiếm dụng được bản quyền sử dụng. Thế nên dễ nhận thấy rằng Trung Quốc là cái nôi khai sinh ra nhiều cái tên thương hiệu nhái khá buồn cười như Docha & Cabanov, Daiads, BSOS...

Không chỉ nhái đồ, giờ Trung Quốc còn có... nguyên cả store nhái của Supreme - Ảnh 5.

Một trong những khác biệt lớn nhất của cửa hàng nhái này với các cửa hàng chính hãng của Supreme là nó chỉ bán một kiểu sản phẩm duy nhất: áo hoodie nhưng với kiểu phối màu đa dạng.

Không chỉ nhái đồ, giờ Trung Quốc còn có... nguyên cả store nhái của Supreme - Ảnh 6.

Mức giá bán lẻ của chúng ở khoảng 130USD - tầm 3 triệu đồng. So với nguồn gốc nhái thì đây rõ là một mức giá khá cao, tuy nhiên chính yếu tố này lại rút ngắn khoảng cách giữa thương hiệu nhái và Supreme "xịn sò" (giá khoảng 450-500USD - tức hơn 10 triệu đồng).

Khác với hàng Supreme chính hãng được sản xuất tại Canada với chất liệu là 100% lông cừu thì sản phẩm của Supreme NYC được pha trộn cotton/polyester và xuất xưởng tại Trung Quốc.

Có thể nhận định rằng những hàng sản xuất hàng nhái tại Trung Quốc khá thức thời khi nhận ra rằng streetwear chính là miếng bánh béo bở nhất trong thời điểm hiện tại. Trước Supreme thì cái tên nổi tiếng không kém bị nhân bản tại đất nước tỷ dân này là Yeezy.

Không chỉ nhái đồ, giờ Trung Quốc còn có... nguyên cả store nhái của Supreme - Ảnh 8.

Trên hình ảnh là một cửa hàng Yeezy nhái ở tỉnh Ôn Châu, Trung Quốc. Trong cửa hàng nhái này rất đa dạng mẫu mã giày Yeezy, bạn có thể tìm thấy được những phối màu hiếm hoặc... chưa từng có bao giờ.

Không chỉ nhái đồ, giờ Trung Quốc còn có... nguyên cả store nhái của Supreme - Ảnh 9.

Mặc dù chính quyền Bắc Kinh đã có nhiều biện pháp xử phạt và ngăn chặn tình trạng sản xuất hàng giả hàng nhái nhưng với lợi nhuận khổng lồ, các doanh nghiệp Trung Quốc vẫn đổ xô vào ngành này. Theo một thống kê thì có đến 3/4 số người được phỏng vấn tại các trung tâm thương mại thừa nhận rằng họ dùng hàng nhái. Tại Trung Quốc, vị thế và sự tự tin của một người khi dùng thương hiệu nổi tiếng bất chấp hàng nhái cao hơn rất nhiều so với người không dùng và chính điều này khiến ngành hàng giả Trung Quốc vẫn tồn tại dù nhiều lần bị chính phủ truy quét.

Nguồn: Highsnobiety