Khi truyền thuyết đô thị lên phim: Nhện làm tổ trên mặt còn chưa rợn bằng dùng thai nhi để “cải lão hoàn đồng”

Chi Phạm, Theo Trí Thức Trẻ 00:00 26/05/2021

Hóa ra, phim kinh dị lấy cảm hứng từ truyền thuyết đô thị còn ghê rợn hơn cả dòng chữ “dựa trên câu chuyện có thật”.

Không quá bất ngờ khi thể loại phim kinh dị thường vay mượn nhiều yếu tố đời thực. Trong đó có vô số truyền thuyết đô thị và truyện ma dân gian đã và đang tạo cảm hứng cho các nhà làm phim. Nếu như những câu chuyện này vốn đã rất ma mị qua lời kể truyền miệng thì khi lên phim còn được đào sâu hơn về nguồn gốc và chi tiết. Cho dù đó là quái vật, hồn ma hay hủ tục kinh dị - 5 bộ phim sau đây sẽ giúp bạn khám phá thêm về truyền thuyết đô thị ở từng quốc gia.

Hàn Quốc: Chuyện Hổ Jangsan giả giọng điêu luyện để lừa con người đến chỗ chết

The Mimic là một trong số ít các bộ phim Hàn Quốc nói về truyền thuyết Hổ Jangsan. Đây là một loài yêu quái trong văn hóa địa phương, thường được miêu tả với bộ lông trắng muốt và khuôn mặt gớm ghiếc. Nơi trú ngụ của sinh vật này nằm ở núi Jang. Nó có khả năng nhại lời tuyệt hảo để dụ dỗ con mồi và đôi khi là dẫn dắt dân lành tới cảnh tự sát.

Khi truyền thuyết đô thị lên phim: Nhện làm tổ trên mặt còn chưa rợn bằng dùng thai nhi để “cải lão hoàn đồng” - Ảnh 1.

Hình thù phổ biến nhất về Hổ Jangsan

Khi truyền thuyết đô thị lên phim: Nhện làm tổ trên mặt còn chưa rợn bằng dùng thai nhi để “cải lão hoàn đồng” - Ảnh 2.

Dân gian truyền tai nhau rằng, Hổ Jangsan thường ẩn nấp trong rừng và giả giọng phụ nữ kêu cứu, ai nghe phải âm thanh này đều sẽ lạc lối và gặp kết cục thảm khốc

Còn trong The Mimic, bộ phim theo chân một gia đình trẻ bị Hổ Jangsan "trêu đùa" trong quá trình tìm lại người con mất tích.

Khi truyền thuyết đô thị lên phim: Nhện làm tổ trên mặt còn chưa rợn bằng dùng thai nhi để “cải lão hoàn đồng” - Ảnh 3.

Sau khi lạc mất con trai, người mẹ Hee Yeon chuyển tới một ngôi làng hẻo lánh gần núi Jang để bình an tâm trí. Thế nhưng, những giọng nói mông lung bắt đầu xuất hiện bên tai cô, từ đó dẫn tới cuộc gặp gỡ giữa Hee Yeon và một bé gái đi lạc kỳ lạ.

Sự có mặt của cô bé này mang đến rất nhiều tai họa, để lại nghi vấn liên quan đến Hổ Jangsan

Nhật Bản: Chuyện gọi hồn nữ sinh Hanako trong nhà vệ sinh nữ

Câu chuyện về hồn ma Hanako khá giống với huyền thoại Bloody Mary bên châu Âu. Đó đều là những linh hồn oan nghiệt được gọi lên bằng "cú pháp" nhất định. Theo truyền thuyết đô thị Nhật Bản, Hanako từng là một nữ sinh trung học qua đời bí ẩn ở trong nhà vệ sinh nữ. Nguyên nhân cái chết được biến hóa đa dạng trong mỗi dị bản: Lúc thì bị mắc kẹt trong đám cháy, lúc thì bị sát hại, lúc thì tự sát…

Khi truyền thuyết đô thị lên phim: Nhện làm tổ trên mặt còn chưa rợn bằng dùng thai nhi để “cải lão hoàn đồng” - Ảnh 5.

Để gọi hồn Hanako, học sinh Nhật Bản truyền tai nhau cách thức kinh điển: Gõ 3 lần vào buồng cửa thứ 3 trong nhà vệ sinh lầu 3

Nếu "may mắn" gặp Hanako, cô bé sẽ kéo bạn vào buồng rồi dìm đầu xuống bồn cầu cho đến lúc tắt thở. Nhìn chung, đây là câu chuyện nổi tiếng nhất trong các trường học xứ phù tang. Độ phổ biến của hình tượng Hanako cũng là cảm hứng cho nhiều tác phẩm nghệ thuật, bao gồm 2 phần phim điện ảnh Phantom Of The Toilet (hoặc School Mistery). Bên cạnh trò chơi gọi hồn Hanako thì phim còn khai thác thêm về một vụ án học đường đáng sợ. Trong đó, nhóm học sinh nhân vật chính sẽ trải qua nhiều tình huống thót tim để rồi tìm thấy sự thật kinh hoàng đằng sau hình ảnh Hanako.

Khi truyền thuyết đô thị lên phim: Nhện làm tổ trên mặt còn chưa rợn bằng dùng thai nhi để “cải lão hoàn đồng” - Ảnh 6.

Trung Quốc: Chuyện ăn thịt bào thai để tìm lại sắc đẹp tuổi thanh xuân

Nguồn cảm hứng đằng sau tác phẩm Dumplings chính là niềm tin "cải lão hoàn đồng" trong dân gian Trung Hoa. Bộ phim mô tả giấc mơ không thực của nữ diễn viên Li. Bà là một người phụ nữ đã có tuổi và đang tuyệt vọng với sắc đẹp ngày một già nua, xấu xí. Để giúp bà lão Li hồi xuân trở lại, một đầu bếp địa phương tên Mei đã gợi ý ăn thịt bào thai dưới nhiều hình thức.

Khi truyền thuyết đô thị lên phim: Nhện làm tổ trên mặt còn chưa rợn bằng dùng thai nhi để “cải lão hoàn đồng” - Ảnh 8.
Khi truyền thuyết đô thị lên phim: Nhện làm tổ trên mặt còn chưa rợn bằng dùng thai nhi để “cải lão hoàn đồng” - Ảnh 10.

Những cảnh chế biến bào thai gây ám ảnh trong Dumplings

Giá trị bổ dưỡng của bào thai là một niềm tin không mấy xa lạ trong văn hóa Á Đông. Riêng tại Trung Quốc, vẫn luôn có những báo cáo về việc mua bán và tiêu thụ thai nhi. Mặc dù nhiều người khẳng định họ chỉ ăn phần nhau thai thôi thì sự thật này vẫn dấy lên ái ngại về phẩm chất đạo đức.

Mỹ: Chuyện quái nhân Bigfoot bắt cóc người đẹp về làm "cô dâu"

Tại Canada và Mỹ, một sinh vật có tên Bigfoot (Chân To) đã đi vào huyền thoại bởi nhiều giai thoại kỳ dị. Đây là một quái thú nửa người, nửa vượn, thường hay sinh sống trong các khu rừng ở Bắc Mỹ. Từ xưa đến nay, rất nhiều bằng chứng liên quan đến sự tồn tại của Bigfooot đã được đưa ra. Nào là dấu chân bí ẩn, đoạn phim mờ mịt, hay thậm chí là những tiếng ồn từ đâu không rõ.

Khi truyền thuyết đô thị lên phim: Nhện làm tổ trên mặt còn chưa rợn bằng dùng thai nhi để “cải lão hoàn đồng” - Ảnh 11.

Một trong những bức ảnh rõ nét nhất về Bigfoot

Dù từng có rất nhiều tác phẩm lấy đề tài Bigfoot nhưng phim điện ảnh Willow Creek năm 2013 lại được cho là lôi cuốn nhất. Bộ phim không chỉ tạo nên cái nhìn đáng sợ về một gã quái nhân khổng lồ mà còn đi sâu vào tập tục "cướp dâu" bí ẩn.

Khi truyền thuyết đô thị lên phim: Nhện làm tổ trên mặt còn chưa rợn bằng dùng thai nhi để “cải lão hoàn đồng” - Ảnh 12.
Khi truyền thuyết đô thị lên phim: Nhện làm tổ trên mặt còn chưa rợn bằng dùng thai nhi để “cải lão hoàn đồng” - Ảnh 13.
Khi truyền thuyết đô thị lên phim: Nhện làm tổ trên mặt còn chưa rợn bằng dùng thai nhi để “cải lão hoàn đồng” - Ảnh 14.

Một số hình ảnh trong Willow Creek

Lấy bối cảnh ở Humboldt, California, Jim - một "fan cuồng" quái vật đã cùng bạn gái Kelly đi du lịch đến Rừng quốc gia Six Rivers để dự định quay cảnh Bigfoot thoắt ẩn, thoắt hiện. Câu chuyện diễn ra yên ổn cho đến khi Kelly bị chính Bigfoot bắt cóc rồi biến mất trong màn đêm tăm tối. Các nhân vật khác trong phim cho rằng Bigfoot đã biến Kelly thành "cô dâu rừng xanh". Bởi cả nhóm đã bắt gặp một người phụ nữ khỏa thân đi lang thang trong rừng ngay trước khi Kelly bị bắt.

Thụy Sĩ: Chuyện loài nhện đẻ trứng rồi làm tổ trên mặt người

Scary Stories To Tell In The Dark là bộ phim chuyển thể từ cuốn sách cùng tên của tác giả Alvin Schwartz. Phim là tuyển tập của một loạt truyện ngắn kinh dị trong văn hóa dân gian, tuy nhiên hơi "gây lú" bởi lối dựng phim khó hiểu và một số hình ảnh minh họa trừu tượng.

Khi truyền thuyết đô thị lên phim: Nhện làm tổ trên mặt còn chưa rợn bằng dùng thai nhi để “cải lão hoàn đồng” - Ảnh 15.

Scary Stories To Tell In The Dark kể chuyện kinh dị dân gian theo phong cách độc đáo

Trong toàn bộ kịch bản thì câu chuyện The Red Spot sở hữu chi tiết kinh tởm nhất cả về nội dung lẫn hình thức. Nữ chính trong câu chuyện này đã bị nhện cắn vào mặt, vết thương đó hóa ra lại là tổ trứng đẻ ra hàng trăm con nhện khác. Với những khán giả sợ nhện thì cảnh báo không nên xem vì mức độ kinh dị quá cao.

Khi truyền thuyết đô thị lên phim: Nhện làm tổ trên mặt còn chưa rợn bằng dùng thai nhi để “cải lão hoàn đồng” - Ảnh 17.

Cận cảnh tổ nhện kinh dị ngay trên mặt nhân vật

Được biết, nền tảng của câu chuyện này rút ra từ truyện ngắn The Black Spider năm 1842 của Jeremias Gotthelf. Trong truyện, một người phụ nữ đã bị Ác Quỷ trừng phạt do chối bỏ thỏa thuận quá khứ. Người phụ nữ sau đó không chỉ bị nhện đẻ trứng trên mặt mà còn biến thành nhện theo đúng nghĩa đen.

Nguồn ảnh: Tổng hợp