Xem sinh vật hiện ra "màu mè" qua lăng kính hiển vi

Mai Anh, Theo Trí Thức Trẻ 15:10 20/06/2014

Không ngờ rằng virus, vi khuẩn dịch hạch, tế bào máu... qua lăng kính hiển vi lại "màu mè" đến vậy.

Với mục đích đem lại cho du khách những trải nghiệm thú vị tại phòng chờ bay, Viện Y học Hoa Kỳ, Tổ chức nghiên cứu sinh Tế bào và chương trình nghệ thuật tại sân bay Metropolitan Washington đã thực hiện dự án ảnh kỳ lạ mang tên Life: Magnified (tạm dịch: cuộc sống qua lăng kính phóng đại).

Khi nhìn qua những bức ảnh này, nhiều người hẳn sẽ cảm thấy ấn tượng bởi mảng màu sặc sỡ, hoa văn tinh tế trong mỗi bức tranh. Nhưng khi biết về những mẫu vật thật sự này, hẳn ai cũng sẽ "sởn da gà". 

Đó có thể là các loại virus gây bệnh cho người, hay sợi lông ở chân tắc kè... Qua lăng kính hiển vi, mẫu vật được phóng đại lên rất nhiều lần, khiến cho chúng mang màu sắc, hình thái vô cùng đặc biệt.

HIV (vàng) chính là thủ phạm gây ra bệnh AIDS bằng cách tấn công tế bào chữ T (xanh) - nơi giữ nhiệm vụ quan trọng trong hệ miễn dịch của con người.






Đây chính là hình ảnh những vi khuẩn dịch hạch (vàng) tấn công hệ thống tiêu hóa của chuột (tím).




Hình ảnh các tế bào có trong máu con người. Tế bào máu màu đỏ chiếm tới hơn 50% cung cấp oxy tới các tế bào trong cơ thể. Tế bào T (vàng) duy trì nhiệm vụ của hệ miễn dịch, tiểu cầu (xanh) phụ trách việc làm đông máu.




Đây là hình ảnh phần não bị tàn phá bởi bệnh Alzheimer. Khối protein bất thường (màu xanh nước biển) xuất hiện quanh các mạch máu (đỏ) và dây thần kinh (xanh lá) gây ra sự suy giảm trí nhớ cho người bệnh.




Phôi cá ngựa hình thành 22 tiếng sau khi thụ tinh.




Khối màu xanh chính là vi khuẩn bệnh than và được bao bọc bởi tế bào hệ thống miễn dịch (tím). Chúng sống trong đất, hình thành bào tử và tồn tại trong nhiều thập kỷ. 


Khi động vật ăn hoặc hít phải loại vi khuẩn này, bệnh than được "kích hoạt".


Đưới đây là khoảng 500.000 sợi lông ở chân của tắc kè. Mỗi sợi lông có độ dày chỉ khoảng bằng 1/10 sợi tóc con người.




Các tế bào ung thư da được kết nối bởi actin (xanh lá) - một loại protein trong cấu trúc xương.




Những hạt phấn hoa này chính là thủ phạm gây ra hiện tượng dị ứng cho rất nhiều người vào mùa xuân và mùa thu khi không may hít phải chúng.




Virus rota - thủ phạm gây ra bệnh tiêu chảy nặng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hiện nay trên thế giới, mỗi năm có khoảng 450.000 ca tử vong vì loại “hung thần” này.




Đây là hình ảnh về quá trình hình thành tế bào nấm men. Nấm men là có khả năng sinh sản hữu tính như con người với sự kết hợp của tế bào đực và cái, tạo ra tế bào gồm 4 con. 




Sứa là mô hình phù hợp nhất cho việc nghiên cứu sự tiến hóa của lớp mô ở phôi. Dù là động vật nguyên sinh, sứa đã có hệ thống thần kinh (xanh) và hệ thống cơ (đỏ).




Ảnh chụp một tế bào gan trong cơ thể người. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng protein, sản xuất mật, chất lỏng nhằm hỗ trợ tiêu hóa chất béo và xử lý các chất trong cơ thể.