Trồng san hô ở vùng biển Florida

MX , Theo 06:05 21/08/2010

Một việc làm rất ý nghĩa cho môi trường và hệ sinh thái <img src='/Images/EmoticonOng/13.png'>

Khu vực biển xung quanh đảo Key Largo thuộc bang Florida, Mỹ đang được một nhóm các nhà nghiên cứu và các tình nguyện viên đến từ tổ chức phi lợi nhuận phục hồi san hô thực hiện một sứ mệnh quan trọng: trồng san hô "sừng hươu", vốn là một loài san hô hiếm, đang có nguy cơ tuyệt chủng.
 
Việc trồng san hô dưới đáy biển mang lợi rất nhiều lợi ích cho ngành du lịch, đem lại cân bằng cho hệ sinh thái động thực vật cũng như làm rào cản phòng tránh bão nữa. Cùng xem công việc này tiến triển ra sao nhé:
 
 
Loại san hô này có tên là “sừng hươu” (Staghorn), thuộc vào danh sách sinh vật bị đe dọa nghiêm trọng. Để ngăn chặn những độc tố làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển của san hô, nhà nghiên cứu sinh vật biển Julian Sprung đang làm sạch tảo bám trên các block bê tông, nơi loài san hô này sinh sống. Ở phía trên là các mảnh vỡ của san hô sừng hươu được xếp theo hàng, chờ đến lúc thích hợp để “gieo trồng”.
 

 
Khoảng 9m dưới mặt biển, các tình nguyện viên đến từ cộng đồng hải dương Florida đang làm các biện pháp bảo vệ cho các khối bê tông là “nhà” của san hô.

 

 
Đây là Pedro Riera, một tình nguyện viên đang lau sạch tảo bám trên san hô. Cảm nghĩ của Riera về công việc “lau chùi” này là: “Thật tuyệt vời, ở nhà tôi cũng có một bể cá có thả cả san hô nữa, tất nhiên tôi cũng phải làm sạch cái bể ở nhà rồi! Cái cảm giác vẫn làm công việc lau dọn nhưng ở một không gian lớn thế này thật khác lạ”.
 

 
San hô mắc tạm thời ở trên dây lớn rất nhanh do được chăm sóc kĩ lưỡng, có lẽ chúng cũng đang mong chờ ngày được trồng vào rặng.

 

 
Trong dự án, có khoảng 20 loại san hô sẽ được trồng để tăng sự phong phú cho rặng. Những san hô bị đứt gãy được đánh số và ghi thông tin rất rõ ràng rồi treo lên dây. Những “thương binh” này sẽ được theo dõi khả năng phục hồi và xem xét tiêu chuẩn để gia nhập rặng san hô.

 

 
Những tình nguyện viên đang giúp Ken Nedimyer buộc những san hô “thương binh” lên dây. Ken Nedimyer là chủ tịch của tổ chức phục hồi san hô phi lợi nhuận này.

 

 
Những mảnh san hô bị gãy được mang đến rặng san hô Molasses để trồng lại.
 

 
Julian Sprung đang dùng dụng cụ để đào lỗ, làm “nhà mới” cho san hô sừng hươu.
 

 
Một “chú” san hô sừng hươu ít tuổi chỉ dài vài cm đang được trồng vào rặng Molasses.

 

 
Rất nhiều tình nguyện viên tham gia trồng san hô. Chính phủ chỉ trợ cấp cho tổ chức đến cuối năm 2011 nên mọi người đều cố gắng hỗ trợ nhau hoàn thành dự án một cách nhanh nhất.
 

 
Chủ tịch Ken Nedimyer thể hiện tình yêu của mình đối với san hô: “Tôi coi tất cả như những đứa con nhỏ của mình vậy. Tôi yêu chúng".
 

 
Thế là xong việc trồng san hô sừng hươu ở một khu vực. Ken Nedimyer cho biết có khoảng 1.500 san hô sừng hươu đã mọc ở rặng này, chỉ từ 6 san hô ban đầu cách đây 7 năm. Nedimyer rất tự hào về thành quả này, ông cho biết: “Cuộc sống của tôi như giá trị hơn”.