"Tổ tiên" loài người: mặt lai khỉ, dáng đi chim bồ câu

A, Theo Mask Online 10:43 16/04/2013

Các nhà khoa học đã phát hiện ra "mắt xích" quan trọng trong quá trình tiến hóa của tổ tiên loài người.

Hai triệu năm trước ở Nam Phi tồn tại sinh vật "nửa người, nửa khỉ" - và cho tới thời điểm này, các nhà nghiên cứu đã mô phỏng được hình dáng, tập tính của họ: có dáng đi nguyên thủy kiểu chim bồ câu "thả bộ", hàm răng trước giống con người, thường ăn các loại rau và dành nhiều thời gian "đánh đu" trên cây.

Sinh vật được cho là một mắt xích trong quá trình tiến hóa của tổ tiên loài người này có tên khoa học Australopithecus sediba. Thông tin được kết luận sau 6 bài báo đăng trên tạp chí Science.

"Tổ tiên" loài người: mặt lai khỉ, dáng đi chim bồ câu 1
Mô phỏng 3D về Australopithecus sediba.

Hóa thạch Australopithecus sediba được tìm thấy tại khu vực Malapa, gần thủ đô Johannesburg, Nam Phi.

Nghiên cứu răng của sinh vật này cho thấy Australopithecus sediba có họ hàng gần với Au. africanus - một "mắt xích" sống cách đây 2,1 triệu năm. Giống người này có đặc điểm hàm răng giống với Homo erectus - loài người vào thuở sơ khai.

Các nhà khoa học cũng phân tích rong biển còn sót lại trên răng của Australopithecus sediba và cho biết, sinh vật này có thể không phải là loài ăn thịt.

Về phần dáng đi, Australopithecus sediba có gót chân nhỏ giống tinh tinh, dáng đi giống như khi chim bồ câu đi bộ trên hai chân - được coi là một "sự thỏa hiệp" trong quá trình tiến hóa giữa đi thẳng và leo cây.

Tất nhiên, họ vẫn dành phần lớn thời gian để đánh đu và leo cây.

(Nguồn tham khảo: Discovery News)