Những bằng chứng cho thấy loài cá "sống dai hơn đỉa"

J, Theo Trí Thức Trẻ 00:32 14/10/2015

Dù bị mất đầu, rán chín hay đóng băng ở nhiệt độ - 32 độ C... nhưng tất cả vẫn chưa đủ để hạ gục, tiễn những chú cá này lên "thiên đường".

Khi nhắc đến những loài vật có sức sống bền bỉ nhất, chắc các bạn sẽ nghĩ đến những loài vật như chuột, gián, giun... những loài vật đã được chứng minh có thể sống sót trong những điều kiện ngặt nghèo nhất.

Tuy nhiên, bạn có biết là trong một số điều kiện nhất định, cũng là một trong những loài vật "sống dai như đỉa" không?

1. Dù bị rán chín, cá vẫn "động đậy"

Một bằng chứng cho thấy sức sống bền bỉ của cá, đó là chúng có thể sống ngay cả khi bị rán chín.

151013fish04-7fc4c

Bạn chưa tin ư? Vậy thì hãy xem video này ngay nhé!



Đây là một món ăn bắt nguồn từ Trung Quốc, mang tên "Cá âm dương". Những chú cá khỏe mạnh sẽ bị mổ bụng, moi ruột, sau đó đem đi rán vàng.

Trong quá trình này, người đầu bếp phải giữ cho phần đầu cá không tổn hại gì. Điểm mấu chốt ở đây là cách cuốn vải ướt lên đầu cá. 

Lớp vải ướt sẽ giúp cá thở, đồng thời giữ cho phần đầu và mang– đồng nghĩa não bộ không bị nhiệt độ làm tổn thương.

Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng cá còn sống là nhờ toàn bộ phần thân cá được rán chín rất nhanh, chỉ trong vòng chưa đến 1 phút. 

Hệ thần kinh của cá trải rộng khắp cơ thể, cách làm này sẽ khiến hệ thần kinh chết rất nhanh, các tín hiệu đau đớn truyền về não chưa đủ để khiến cá có thể chết.

Ngoài ra, cá được sử dụng trong món ăn này là cá chép – một trong những loài cá có sức sống rất mãnh liệt.

2. Dù nhảy lên bờ, cá vẫn sống được 6 ngày

Cá cần nước để sống - đó là quy luật của tự nhiên. Nhưng điều này lại chưa đúng với một số loài cá, điển hình là loài cá rô đặc biệt hung hăng đang đe dọa nhiều vùng tại Úc.

151013fish05-c3b77

Loài cá bạn thấy trong hình trên mang tên "cá rô leo cây", được mô tả là một loài động vật xâm thực, có khả năng... đi bộ trên cạn, thậm chí là... leo cây. Chúng còn nổi tiếng với khả năng bóp nghẹt cổ chim khi bị các loài này săn đuổi.

Cụ thể khi bị nuốt, cá rô sẽ dùng các mang của mình chẹn cứng cổ họng của chim, khiến những con vật này bị chết trong quá trình ăn loài cá này.

Video dưới đây để thấy cách cá rô "đi bộ" ra sao.


Tuy nhiên, khả năng đặc biệt nhất của loài cá này đó là chúng sống rất dai, có thể hô hấp trong môi trường không nước trong vòng 6 ngày. Chính vì vậy, chúng có thể nhảy lên cạn và di chuyển sang các vùng đất khác nhau.

Hiện các khoa học gia Úc đang vô cùng quan ngại, loài cá này có thể làm mất cân bằng sinh thái tại quốc gia này.

3. Dù mất đầu, cá vẫn giãy đành đạch

Trước kia, cư dân mạng đã từng lan truyền video về một chú cá dù bị mất đầu, moi nội tạng vẫn có khả năng giãy đành đạch.

151013fish01-95705

Sở dĩ chú cá có thể "sống dai" như vậy là nhờ những phản xạ vô điều kiện mạnh mẽ của cơ thể. Mặc dù bộ não của chú cá đã mất nhưng phần cột sống và dây thần kinh trên cơ thể vẫn còn hoạt động. Khi chạm tay vào thân cá, phần tủy sống của cá bị kích thích sẽ tiếp tục gửi những tín hiệu đến cơ, tạo phản xạ co cơ.

151013fish02-95705

Đồng thời các cơ bắp trong cơ thể cá vẫn lưu trữ năng lượng, cho phép chúng cử động. Khi dùng hết nguồn năng lượng này, cá sẽ chính thức "chết đứ đừ".

Dù thực chất chú cá đã "quy tiên", nhưng xét về khoản cử động sau khi mất đầu, moi nội tạng thì có lẽ những loài nổi tiếng "sống dai" như chuột chắc chắn phải chào thua.

4. Dù bị đóng băng, cá vẫn hồi sinh

Bị rán chín vẫn sống, nhưng ngay cả khi bị đóng băng ở nhiệt độ -32 độ C, cá vẫn có thể sống sót. Bạn có tin không?

151013fish03-95705

Lý giải cho điều này, các nhà khoa học cho biết sở dĩ cá có thể hồi sinh là nhờ một loại protein mang tên AFP - Antifreeze protein.

Khi sinh vật đóng băng, bên trong cơ thể sẽ xuất hiện các tinh thể băng giá. Các tinh thể này sẽ bám vào tế bào, khiến màng tế bào đóng băng rồi vỡ vụn. Hậu quả là tế bào sẽ chết đi. Khi có quá nhiều tế bào chết, tất nhiên sinh vật cũng không thể sống sót.

151013ca01-56928

Tuy nhiên, chất AFP lại có tác dụng ngăn chặn quá trình này. Chúng sẽ bám vào các tinh thể băng trong tế bào, ngăn chặn sự phát triển, lây lan, cũng như sự kết tinh của băng nhằm bảo vệ tế bào. Đồng thời, tế bào chất cũng trở nên đặc lại, khó đóng băng hơn.

Nguồn: NBC, CNN, Mirror, Xinhua Daily