Đi tìm loài "chuột nước" biết bơi dễ thương

Sơn Hải, Theo Mask Online 00:00 07/02/2013

Tưởng chừng như loài vật này đã diệt vong nhưng phép màu đã xuất hiện...

Cách đây nhiều năm, rái cá Anh quốc tưởng chừng đã không tránh khỏi sự diệt vọng, thế nhưng nhờ sự cố gắng của chính phủ và người dân, phép màu đã xuất hiện… 

Và để chứng kiến phép màu này chúng ta hãy cùng xem qua bộ ảnh của nhiếp ảnh gia Charlie Hamilton James. Anh đã chứng kiến sự suy vong của quần thể "chuột nước" và sự hồi sinh mạnh mẽ của chúng. 

Đi tìm loài "chuột nước" biết bơi dễ thương 1

Loài rái cá ở nước Anh, giống Lutra Lutra hay rái cá Á-Âu là một sinh vật đã quá đỗi quen thuộc với con người hàng thiên niên kỷ, người dân có thể bắt gặp chúng khi đi dạo trên những con sông ở xứ sở sương mù.


Đi tìm loài "chuột nước" biết bơi dễ thương 2

Rái cá Anh quốc có thân hình dài, mềm dẻo, mõm ngắn, đầu hơi dẹp bề ngang, màng bơi giúp nó bơi lội đầy chuyên nghiệp dưới nước. Vuốt ngón chân dài thò ra khỏi ngón nhưng ngắn và tù có thể giữ chặt con mồi như cá, ếch. Trông chúng y hệt những chú chuột lông mượt biết bơi vậy.


Đi tìm loài "chuột nước" biết bơi dễ thương 3

Những chiếc túi xách, ví đắt tiền được làm từ bộ lông của rái cá được nhiều người châu Âu coi là hợp thời trang và tao nhã. Trong một thời gian dài, những người thợ săn rái cá chỉ khai thác ở mức độ hợp lý nhất, đảm bảo sự ổn định của quần thể và phát triển bền vững của tự nhiên.


Đi tìm loài "chuột nước" biết bơi dễ thương 4

Tuy nhiên, các dấu hiệu về sự diệt vong đáng sợ đã xuất hiện. Bắt đầu từ những tháng đầu năm 1950, loài rái cá bỗng đột ngột giảm số lượng một cách đáng báo động. 


Đi tìm loài "chuột nước" biết bơi dễ thương 5

Nguyên nhân nhanh chóng được tìm ra, đó là do việc tăng nhanh tốc độ của cuộc cách mạng trong nông nghiệp, con người sử dụng ngày càng nhiều các chế phẩm hóa học như: thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc trừ nấm, và đặc biệt là thuốc trừ cỏ DDT. 


Đi tìm loài "chuột nước" biết bơi dễ thương 6

Thuốc trừ cỏ DDT sau khi ra đời vào năm 1938 đã tạo nên sự thay đổi to lớn trong nông nghiệp, chúng tiêu diệt rất nhiều loài côn trùng có hại cho cây trồng. 

DDT rất khó phân hủy, tồn tại âm ỷ trong môi trường. Nó theo mưa và dòng nước tới các con sông nơi loài rái cá Anh quốc sinh sống và làm cho rất nhiều cá thể này bị chết hoặc giảm sức sống.


Đi tìm loài "chuột nước" biết bơi dễ thương 7

Từ những năm 1950 - 1970, dọc các con sông khắp nước Anh xuất hiện ngày càng nhiều nhà máy, xí nghiệp. Tất cả xí nghiệp đều sử dụng chất hóa học organochlorides, PCBs để làm nguội các máy biến điện, nhuộm vải, hay bảo quản nguyên vật liệu… 

Và đương nhiên, chúng đều có hại cho rái cá. Vào thời điểm đó, các chất ấy đều được thải trực tiếp ra môi trường mà không qua bất cứ giai đoạn xử lý nào. 


Đi tìm loài "chuột nước" biết bơi dễ thương 8

Dân số rái cá bị suy sụp, lượng cá ít dần đi do thay đổi môi trường và ngộ độc chất thải. Một cuộc khảo sát quốc gia vào cuối năm 1970 cho thấy chỉ có 6% trong tổng số 2.940 con sông ở Anh có thể tìm thấy dấu vết của chúng.


Đi tìm loài "chuột nước" biết bơi dễ thương 9

Trên khắp nước Anh, rái cá hầu như đồng loạt biến mất, chỉ còn lác đác xuất hiện tại vài quần thể nhỏ ở hướng Tây và biên giới xứ Wales - nơi công nghiệp vẫn chưa thực sự phát triển. 

Tại châu Âu thời điểm đó, rái cá còn bị tuyệt chủng ở Hà Lan, Bỉ và Luxembourg, phần lớn của Pháp, Đức và Ý.


Đi tìm loài "chuột nước" biết bơi dễ thương 10

Những con số đáng báo động đã thức tỉnh chính phủ nước Anh, các nhà chức trách đã đưa ra nhiều biện pháp kịp thời để cứu vãn tình hình. Năm 1960, chất organochlorides, DDT hay PCBs bị cấm sử dụng. 

Mặc dù vậy, những người dân và các tổ chức vẫn lén dùng chúng. Tới tận năm 1992, các chất này mới thực sự biến mất khỏi nền kinh tế Anh.


Đi tìm loài "chuột nước" biết bơi dễ thương 11

Tuy nhiên, các xí nghiệp thay thế bằng hàng loạt các chất hóa học mới độc hại hơn. Tới năm 2006, chính phủ chính thức cấm hàng loạt nhiều chất độc hại với môi trường để giữ gìn sự sống trên các con sông ở Anh.


Đi tìm loài "chuột nước" biết bơi dễ thương 12

Với những nỗ lực ấy, sự thay đổi dần xuất hiện, tỉ lệ các con sông có sự xuất hiện của rái cá ở Anh đạt 10% vào năm 1984. Con số này tăng dần và tới năm 2010, tỉ lệ này đã lên tới 54%. 

Các cơ quan chức năng còn giúp di dời một lượng lớn rái cá lên khu vực miền Đông - nơi có khí hậu ít ô nhiễm hơn so với khu vực miền Bắc có quá nhiều xí nghiệp.


Đi tìm loài "chuột nước" biết bơi dễ thương 13

Tuy vậy, sự hồi sinh này vẫn còn khá mong manh. Giờ đây, việc bảo tồn loài rái cá gặp khó khăn về sự phát triển của giao thông vận tải. Nhiều vụ thiệt mạng do va chạm giữa rái cá với tàu thuyền xảy ra ngày càng nhiều. Ở một số vùng có quá ít rái cá, một số vùng loài vật này lại phát triển quá đông diễn ra sự cạnh tranh và uy hiếp nhiều loài khác.

Mong manh, nhưng không phải tất cả ảm đạm. Hầu hết ở những nơi rái cá hồi sinh, các loài sinh vật khác đều phát triển mạnh. Những người dân ven sông lại có cơ hội được nhìn thấy và chơi đùa cùng loài vật hiền hòa, ngộ nghĩnh này.


Bạn có thể xem thêm: