Khai quật khu di tích thời tiền sử phát hiện 97 bộ xương người, thân thế và chân tướng về cái chết của họ từ 5000 năm trước gây "ớn lạnh"

PHAN, Theo Pháp luật và bạn đọc 11:53 12/10/2021

Trong quá trình khai quật khu di tích, đội chuyên gia đã vô cùng bất ngờ khi phát hiện bên trong có đến 97 bộ xương người cùng nằm tán loạn chồng chéo lên nhau trong một căn phòng có diện tích 18 mét vuông.

Mùa xuân năm 2010 ở thành phố Thông Liêu (Nội Mông Cổ, Trung Quốc), một người dân du mục đang chăn dê trên thảo nguyên Khoa Nhĩ Thấm (Khorchin) thì phát hiện một vài mảnh sứ vỡ trên nền cỏ. Vì tò mò nên người đàn ông du mục đã đào sâu xuống tầng đất và phát hiện nguyên một bình sứ hoàn chỉnh.

Khai quật khu di tích thời tiền sử phát hiện 97 bộ xương người, thân thế và chân tướng về cái chết của họ từ 5000 năm trước gây ớn lạnh - Ảnh 1.

Tin tức người du mục đào được "bảo bối" trên thảo nguyên đã thu hút rất nhiều xung quanh lũ lượt kéo đến với hy vọng tìm được thứ đồ đáng giá

Không lâu sau, sự việc đã đến tai của cơ quan chính quyền địa phương nên họ đã cho người đến kiểm tra sơ bộ. Kết quả ban đầu nhận định dưới lòng đất có thể là một khu di tích cực lớn.

Thế là chính quyền địa phương đã báo cáo lên Cục văn vật Quốc Gia Trung Quốc để xin phép điều động đội nghiên cứu khảo cổ của tỉnh kết hợp với cơ quan quản lý văn vật thành phố Thông Liêu tiến hành khai quật tìm hiểu. Di tích khảo cổ được tìm thấy được đặt tên là "Di tích Ha Dân".

Khai quật khu di tích thời tiền sử phát hiện 97 bộ xương người, thân thế và chân tướng về cái chết của họ từ 5000 năm trước gây ớn lạnh - Ảnh 2.

Được biết, khu vực Di tích Ha Dân có diện tích hơn 170 nghìn mét vuông, trong đó tổng diện tích khai quật là hơn 8200 mét vuông. Khu di tích có tổng cộng 81 căn phòng, 61 hầm đất, 41 ngôi mộ táng, 2 con mương và hơn 2000 văn vật khác như đồ ngọc, đồ đá, đồ sứ và xương.

Ngoài ra, Di tích Ha Dân còn chứa hơn 800 nghìn các loại hạt thực vật đã hóa thạch và 205 bộ mẫu người. Chuyên gia khảo cổ cho rằng khu di tích này có niên đại tồn tại từ 5000 đến 5500 năm trước. Trong đó bảo toàn nguyên vẹn kiểu nhà bằng gỗ, đồ đất nung và xương người của nền văn minh tiền sử, được các chuyên gia khảo cổ đặt tên là văn hóa khảo cổ học mới: "Văn hóa Ha Dân".

Trước đó, trong quá trình khai quật khu di tích, đội chuyên gia đã vô cùng bất ngờ khi phát hiện bên trong có đến 97 bộ xương người cùng nằm trong một căn phòng có diện tích 18 mét vuông. Các chuyên gia đặt ra nghi vấn đây có thể là một tập tục mai táng quần thể cổ xưa của người tiền sử từ hơn 5000 năm trước - Cư Thất Táng.

Khai quật khu di tích thời tiền sử phát hiện 97 bộ xương người, thân thế và chân tướng về cái chết của họ từ 5000 năm trước gây ớn lạnh - Ảnh 3.

Thế nhưng, sau khi kiểm tra chuyên sâu hơn thì đội chuyên gia phát hiện câu chuyện đằng sau "phòng xương người" kia không hề đơn giản như vậy.

97 bộ xương người trong căn phòng 18 mét vuông hoàn toàn là những bộ xương trẻ em và phụ nữ xếp chồng lên nhau. Trong đó, phần đầu và xương tứ chi hầu như bị tách rời, phân bố loạn xạ. Xương đầu và xương tứ chi hầu như bị cháy đến đen sạm.

Khai quật khu di tích thời tiền sử phát hiện 97 bộ xương người, thân thế và chân tướng về cái chết của họ từ 5000 năm trước gây ớn lạnh - Ảnh 4.

Chuyên gia đưa ra nhận định, đây chắc chắn không phải đặc điểm của một khu mộ táng tập thể "Cư Thất Táng" vì những bộ xương được tìm thấy bên trong căn phòng không hề có dấu hiệu được "an nghỉ" sau khi chết mà ngược lại là hoảng sợ trước cái chết.

Sau đó, chuyên gia khảo cổ đặt ra nghi vấn rằng khu hầm mộ có thể thuộc về nghi thức "Tuẫn táng" (Tập tục chôn sống người chết để làm vật bồi táng). Nhưng nghi vấn này lập tức bị bác bỏ vì khu di tích có từ hơn 5000 năm trước vào thời kỳ xã hội nguyên thủy. Tập tục Tuẫn táng chỉ xuất hiện vào thời kỳ có chế độ nô lệ mà thôi.

Khai quật khu di tích thời tiền sử phát hiện 97 bộ xương người, thân thế và chân tướng về cái chết của họ từ 5000 năm trước gây ớn lạnh - Ảnh 5.

Chuyên gia một lần nữa thống kê lại những thông tin đã tìm được:

1. Tư thế của những bộ xương người được tìm thấy thể hiện những người này lúc còn sống đã vô cùng hoảng sợ và di chuyển tán loạn trong phòng.

2. Một số chất liệu gỗ có dấu hiệu bị cháy được tìm thấy trong khu di tích.

3. Những đồ ngọc, đồ đá bị chuyển màu và xuất hiện những đường vân xám trắng. Đây là dấu hiệu khi các đồ ngọc đá bị cháy rồi sau đó bị chôn lấp trong đất qua thời gian dài.

Cùng với những thông tin khác, các chuyên gia đã đưa ra kết quả cuối cùng là nơi đây đã từng xảy ra một trận hỏa hoạn cực lớn vào 5000 năm trước, dẫn đến nạn nhân bị hoảng sợ và đổ dồn vào một khu phòng rồi chịu cảnh lửa thiêu đến chết.

Nguồn: 163