Người dân chen chân hứng "nước thánh" ở động Hương Tích trong ngày khai hội chùa Hương

Team Xã hội, Theo Trí Thức Trẻ 09:22 21/02/2018

Hôm nay mùng 6 tháng Giêng Âm lịch lễ hội chùa Hương đã chính thức được khai màn. Dù tiết trời se lạnh kèm theo cả mưa xuân lất phất nhưng rất đông người dân vẫn khoác áo mưa, che dù đến đây xem hội, hòa vào tiếng trống, tiếng nhạc của các tiết mục nghi lễ cổ truyền.

Người dân chen chân hứng "nước thánh" ở động Hương Tích trong ngày khai hội chùa Hương. Thực hiện: Team Kingro

Hôm nay 21/2 tức mùng 6 tháng Giêng Âm lịch, lễ hội chùa Hương đã chính thức được khai màn tại khu thắng cảnh Hương Sơn (Mỹ Đức, Hà Nội). Năm nay là năm chùa Hương đón nhận bằng công nhận Di tích quốc gia đặc biệt, lượng khách đến đây cũng đông hơn, ngay từ ngày hôm qua khi chưa khai hội đã có rất đông du khách, Phật tử tìm đến chùa Hương vãn cảnh và lễ chùa.

Trong sáng khai hội chùa Hương, thời tiết Hà Nội se lạnh và lất phất mưa xuân. Mưa rơi khá dày nhưng dòng người từ khắp nơi vẫn đổ về đây, khoác áo mưa, che ô, đội cả túi nilon lên đầu cho đỡ ướt đứng dự hội.

Người dân chen chân hứng nước thánh ở động Hương Tích trong ngày khai hội chùa Hương - Ảnh 2.

Lễ khai hội bắt đầu với các màn biểu diễn văn nghệ của người dân Mỹ Đức dưới tiết trời mưa xuân - Ảnh: Phạm Tuấn

Người dân chen chân hứng nước thánh ở động Hương Tích trong ngày khai hội chùa Hương - Ảnh 3.

Trời mưa dày nhưng vẫn rất đông người dân đứng xem hội - Ảnh: Phạm Tuấn.

Người dân chen chân hứng nước thánh ở động Hương Tích trong ngày khai hội chùa Hương - Ảnh 4.

Không khí lễ hội náo nhiệt, tiếng trống, tiếng nhạc rộn rã - Ảnh: Phạm Tuấn

Người dân chen chân hứng nước thánh ở động Hương Tích trong ngày khai hội chùa Hương - Ảnh 5.

Ảnh: Phạm Tuấn

Mặc dù BTC lễ hội đã căng dây để quét nước sân do thời tiết mưa nhằm phục vụ chính lễ nhưng một số người dân vẫn vượt rào bỏ ngoài tai lời nhắc nhở.

Người dân chen chân hứng nước thánh ở động Hương Tích trong ngày khai hội chùa Hương - Ảnh 6.

BTC quét nước trên sân - Ảnh: Phạm Tuấn

Tuy nhiên người dân vẫn chui qua dây đi vào- Ảnh: Phạm Tuấn

Khoảng 9h30, Thượng Toạ Thích Minh Hiền - Trụ trì chùa Hương đánh trống chính thức khai mạc lễ hội chùa Hương 2018.

Người dân chen chân hứng nước thánh ở động Hương Tích trong ngày khai hội chùa Hương - Ảnh 8.

Thượng Toạ Thích Minh Hiền đánh trống khai hội chùa Hương - Ảnh: Phạm Tuấn

Các sư trong chùa thực hiện nghi lễ khai hội  - Ảnh: Phạm Tuấn

Người dân chen chân hứng nước thánh ở động Hương Tích trong ngày khai hội chùa Hương - Ảnh 10.

Chùa Hương vinh dự đón nhận bằng công nhận Di tích quốc gia đặc biệt - Ảnh: Phạm Tuấn

Người dân tập trung theo dõi lễ hội  - Ảnh: Phạm Tuấn

Trước đó từ sáng sớm, hàng nghìn người đã có mặt tại Hương Sơn, đi đò qua Suối Yến để đến dự hội chùa Hương.

Từ sáng sớm hàng nghìn người đã bắt đầu di chuyển đến chùa Hương - Ảnh: Phương Thảo

Đường đến động Hương Tích bị tắc nghẽn - Ảnh: Phương Thảo 

Người dân chen chân hứng nước thánh ở động Hương Tích trong ngày khai hội chùa Hương - Ảnh 14.

Dù trời mưa khá lớn nhưng người dân không nề hà trèo bộ lên động lễ phật - Ảnh: Phương Thảo

Ai cũng mong được dâng lễ, xin lộc thánh trong động - Ảnh: Phương Thảo

Người dân chen chân hứng nước thánh ở động Hương Tích trong ngày khai hội chùa Hương - Ảnh 16.
Người dân chen chân hứng nước thánh ở động Hương Tích trong ngày khai hội chùa Hương - Ảnh 17.

Người dân chen nhau hứng "nước thánh" trong động Hương Tích. Trong quan niệm của nhiều người, chỉ cần hứng được nước ở đây rớt trúng tay mình thì đó là may mắn, được trời phật ban lộc, và may mắn cả năm - Ảnh: Minh Nguyễn

Lễ hội chùa Hương hay Trẩy hội chùa Hương là một lễ hội của Việt Nam, nằm ở Mỹ Đức, Hà Nội. Lễ hội chùa Hương bắt đầu từ mùng 6 tháng 1 đến hết tháng 3 âm lịch, đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng Giêng đến 18 tháng Hai âm lịch.

Phần lễ:

Lễ thực hiện rất đơn giản, có nghiêng về "thiền". Nhưng ở chùa Ngoài lại thờ các vị sơn thần thượng đẳng với đủ màu sắc của đạo giáo. Đền Cửa Võng là "chân long linh từ" thờ bà chúa Thượng Ngàn, là người cai quản cả vùng rừng núi xung quanh với cái tên là "tì nữ tuý Hồng" của sơn thần tối cao. Chùa Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả và đình Quân thờ ngũ hổ và tín ngưỡng cá thần.

Chùa Trong có lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến, hoa quả và thức ăn chay. Lúc cúng có hai tăng ni mặc áo cà sa mang đồ lễ chay đàn rồi mới tiến dùng đồ lễ lên bàn thờ. Trong lúc chạy đàn, hai vị tăng ni múa rất dẻo và đẹp mắt. Từ ngày mở hội cho đến hết hội, chỉ thỉnh thoảng mới có sư ở các chùa trên đến gõ mõ tụng kinh chừng nửa giờ tại các chùa, miếu, đền. Còn hương khói thì không bao giờ đứt.

Phần hội:

Nét thanh tịnh của miền đất Phật đã tạo cho con người, cảnh vật hòa lẫn vào không gian khi vào hội. Đường vào chùa Hương tấp nập vào ra hàng trăm thuyền, cộng thú vui ngồi thuyền vãn cảnh lạc vào non tiên cõi Phật. Con người được hòa nhập vào núi vãn cảnh chùa chiền và bắt đầu hành trình mới - hành trình leo núi. Leo núi chơi hang , chơi động . Cuộc leo núi tạo ra trong con người tâm lý kỳ vọng, muốn vươn lên đến cái đẹp. Và sự kỳ vọng cái đẹp hẳn sẽ làm cho con người thêm phần sảng khoái tin yêu cuộc đời này hơn. Ðường núi từ chùa Ngoài vào chùa Trong lúc nào cũng tấp nập.