Cách làm phần “chọn lỗi sai cần sửa trong câu cho sẵn” môn tiếng Anh

Giáo Dục & Thời Đại, Theo 15:06 20/03/2014

Sau đây là hướng dẫn của cô Phạm Việt Hà (Học viện Anh ngữ Oxford Vietnam) về bài học "nhóm lỗi thường gặp trong tiếng Anh".

Phần kiểm tra kỹ năng viết trong đề thi tốt nghiệp THPT gồm 2 phần. Phần 1 là xác định lỗi cần sửa trong câu cho sẵn. Phần tìm lỗi trong câu là phần mà rất nhiều học sinh lúng túng và mất nhiều thời gian khi làm bài.

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu với các em cách làm và luyện tập phần 1: xác định lỗi trong câu cho sẵn.

Bài xác định lỗi trong câu cho sẵn gồm 5 câu. Mỗi câu có 4 từ hoặc cụm từ được gạch dưới. Các lỗi mà các em phải xác định đều phản ánh những nội dung chính về từ vựng, ngữ pháp mà các em đã học, được ứng dụng vào viết câu.

Để làm được loại bài tập này, thí sinh phải ứng dụng các kiến thức đã học về ngữ pháp và từ vựng, chứ không chỉ là kỹ năng viết.

Các em cũng cần nắm vững các nhóm lỗi thường gặp trong tiếng Anh. Dưới đây là một số nhóm lỗi mà các em cần chú ý khi làm bài tập hoặc bài thi dạng này.

Phần 1- Các nhóm lỗi thường gặp

Nhóm 1- Lỗi chọn từ: Nghĩa của từ, từ loại

Để làm được phần này, các em cần nắm vững các từ loại đã học (động từ, danh từ, tính từ, trạng từ, giới từ và đại từ) Các nội dung này chúng ta đã được ôn tập ở các bài trước.

Mời các em cùng làm một bài tập dạng này.

  

Như các em thấy, lỗi ở câu 1 là A. angrily. Từ này đứng sau động từ liên hệ was, nên phải là một tính từ chứ không thể là một trạng từ. từ này phải sửa thành angry. Lỗi ở câu 1 là lỗi từ loại.

Lỗi ở câu 2 là B. hardly. Từ ngữ cảnh câu ta thấy, người nói đã làm việc vất vả suốt 2 tuần và giờ cần được nghỉ ngơi. Nhưng trạng từ hardly lại là trạng từ phủ định với nghĩa: hầu như không. Nên nó sai về nghĩa.

Xét về vị trí, hardly phải đứng trước động từ chính trong mẫu: hardly work nên ở đây nó sai cả về vị trí. Từ này phải đổi thành hard, vì trạng từ hard trong mẫu câu to work hard có nghĩa là làm việc chăm chỉ. Lỗi ở câu 2 là lỗi nghĩa của từ.

Câu 3. Lỗi sai là C. needed buy. Thứ nhất, trong văn viết, động từ need (với tư cách là động từ chính với hàm ý chủ động) phải đi theo mẫu: to need to do something. Vì thế nó sai về dạng thức cụm động từ.

Thứ hai, xét về ngữ nghĩa các em có thể thấy, từ so that nối mệnh đề chính với mệnh đề chỉ mục đích phía sau nó. Cô ấy mang theo nhiều tiền để mua hàng miễn thuế.

Từ Needed buy không phù hợp về logic nghĩa của câu vì nó chỉ hiện trạng chứ không chỉ hành động mục đích. Cụm từ này phải đổi thành can buy. Lỗi trong câu 4 là lỗi mẫu động từ và chọn từ.

Nhóm 2 - Lỗi liên quan đến thời của động từ, sử dụng và kết hợp thời.

Các lỗi này bao gồm:

- Thống nhất về ngôi và số giữa chủ ngữ và động từ

- Kết hợp thời giữa các mệnh đề

- Sử dụng thời đúng

- Trạng ngữ chỉ thời gian liên quan đến thời

Mời các em làm một số câu trắc nghiệm dạng này trích từ đề thi tốt nghiệp THPT năm 2009.

  

Câu 1. lỗi sai là D. will. Chúng ta biết là nếu mệnh đề chính có động từ chia ở thời tương lai đơn hoặc dùng mẫu “going to” để diễn tả một hành động trong tương lai, thì động từ ở mệnh đề phụ (mệnh đề trạng ngữ) phải chia ở thời hiện tại đơn.

Vì vậy D. will phải được gạch đi. Lỗi của câu 1 là lỗi về Kết hợp thời giữa các mệnh đề.

Câu 2. lỗi sai là C. cause. Trong câu này, mệnh đề that cause me a lot of difficulties là mệnh đề liên hệ, bổ nghĩa cho danh từ chính pronunciation. Chủ ngữ That của mệnh đề là đại từ liên hệ thay thế cho danh từ Pronunciation, là danh từ không đếm được.

Do đó động từ chia với chủ ngữ đó phải chia ở ngôi thứ 3 số ít. Cause phải được sửa thành causes. Lỗi của câu 2 liên quan đến thống nhất về ngôi và số giữa chủ ngữ và động từ.

Câu 3. Lỗi sai là A. go. Câu này diễn tả một hành động đã xảy ra và hoàn thành tại một thời điểm xác định trong quá khứ là in the summer of 2006, nên động từ phải chia ở thời quá đơn giản. Go phải được sửa thành went. Lỗi của câu 3 là lỗi về sử dụng thời của động từ.

Câu 4. Lỗi sai là D. since vì từ này đứng đầu một cụm trạng từ chỉ thời điểm để tạo thành một trạng ngữ có nghĩa chỉ một quảng thời gian bắt đầu từ một thời điểm trong quá khứ đến hiện tại.

Cụm trạng ngữ thời gian bắt đầu bằng since thường đi với các thời hoàn thành. Từ since phải đổi thành for vì for đi với một cụm từ chỉ quãng thời gian.

Lỗi của câu 4 là lỗi kết hợp giữa nhóm lỗi số 1 ( từ loại và chọn từ) và lỗi nhóm 2 (trạng ngữ phù hợp với thời của động từ).

Nhóm 3 - Lỗi về thành ngữ, động từ thành ngữ

Để làm được phần này, các em cần nắm vững các mẫu động từ thành ngữ và các mẫu câu, cách diễn đạt thành ngữ đã học. Mời các em cùng làm một số câu trắc nghiệm tìm lỗi dạng này trích từ đề thi tốt nghiệp THPT các năm trước.

  

Lỗi ở câu 1 là A. taking part. Xét trên ngữ cảnh câu này có nghĩa: Tom thích tham gia vào các hoạt động thể thao, nên cậu ấy sẽ gia nhập đội bóng đá của trường. Cụm từ take part in something là một cụm động thành ngữ có nghĩa là tham gia. Vì thế taking part sports phải đổi thành taking part in sports. Lỗi câu 1 là lỗi về động từ thành ngữ có chứa giới từ.

Câu 2 có mẫu câu là to consider someone as something (coi ai đó là ..). Mẫu câu này được áp dụng đúng nghĩa và thể ( thể bị động). Mẫu câu used to + động từ nguyên thể bỏ to được dùng để diễn tả một hành động, sự việc từng xảy ra trong quá khứ và không còn xảy ra ở hiện tại, mẫu này cũng phù hợp với nghĩa của câu này. Lỗi ở câu 2 là A. Used be vì bị thiếu giới từ to sau động từ used. Lỗi câu hai là lỗi về mẫu động từ.

Nhóm 4 - Lỗi liên quan đến mệnh đề và dạng câu

Nhóm này gồm các lỗi liên quan đến:

- Liên từ nối mệnh đề chính phụ

- Đại từ liên hệ

- Thời và hợp thời giữa các mệnh đề

Mời các em cùng làm hai câu trắc nghiệm tìm lỗi dạng này trích từ đề thi tốt nghiệp THPT năm 2010.

Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to show the underlined part that needs correction.

  

Câu 1. lỗi là C. which, mệnh đề liên hệ which told me the bad news bổ nghĩa cho danh từ chính chỉ người man, nên đại từ liên hệ làm chủ ngữ phải của mệnh đề đó phải là who. Lỗi câu 1 là về đại từ liên hệ.

Câu 2 có nghĩa là, là người bơi giỏi, John đã xoay xở cứu được đứa trẻ. Câu này có thể viết bằng 2 cách:

· Being a good swimmer, John managed to rescue the child.

· Because he was a good swimmer, John managed to rescue the child.

Ở cách viết thứ nhất, ta dùng cụm tính ngữ “Being a good swimmer” bổ nghĩa cho danh từ làm chủ ngữ John. Ở cách viết thứ hai, ta dùng mệnh đề chỉ nguyên nhân bắt đầu bằng because.

Ta không thể sửa câu sang cách viết thứ hai mà chỉ có thể sửa câu theo cách viết thứ 1. Do đó cụm từ that he was là thừa. Lỗi ở câu 2 là A. That he was.

Lỗi câu 2 là sự khác biệt giữa việc diễn đạt một ý nghĩa bằng mệnh đề nguyên nhân hoặc bằng sử dụng cụm tính từ làm bổ ngữ.

Phần 2 - Các bước làm bài

Như các em thấy, trong hầu hết các dạng lỗi đều đòi hỏi việc ứng dụng kiến thức ngữ pháp và từ vựng vào viết câu. Nắm chắc kiến thức đã học và làm quen với cách phân tích câu sẽ giúp các em làm bài tốt.

Với mỗi câu dạng tìm lỗi, các em có thể thực hiện 3 bước sau:

Bước 1: đọc cả câu để nắm rõ:

- Nghĩa cần truyền đạt

- Thời và cấu trúc câu/loại câu

Bước 2: Dựng câu đúng trên cơ sở đã phân tích.

Bước 3: so sánh từ/cụm từ được gạch dưới với câu đúng mà mình vừa dựng, xác định lỗi dựa trên các nhóm lỗi chính đã học.

Cả 3 bước này đều diễn ra trong đầu và diễn ra rất nhanh trong vòng khoảng 1 phút. Vì thế để làm quen dạng bài này các em nhớ thường xuyên luyện tập.

Các bài tìm lỗi trong câu của đề thi tuyển sinh ĐH và CĐ môn tiếng Anh cũng có các nhóm lỗi như trên và có thêm nhóm 5 là kết hợp nhiều lỗi trong cùng một cụm từ hoặc từ gạch dưới. Số lượng lỗi cần xác định cũng nhiều hơn (2 lỗi trong mỗi câu).