Hết lòng vì đối tác nhưng bị phản bội, cựu VĐV điền kinh quyết tâm trả thù bằng thực lực, không ngờ lại tạo nên thương hiệu giày thể thao danh giá nhất thế giới

Linh Hân, Theo Nhịp sống kinh tế 14:55 17/05/2022

Đã từng có lúc, Phil Knight "an phận" làm một nhà phân phối bình thường. Có nằm mơ ông cũng không thể ngờ rằng mình sẽ bị đối tác "đâm sau lưng" một vố đau đớn, từ đó tạo ra gã khổng lồ Nike đình đám giới thể thao sau này.

Hết lòng vì đối tác nhưng bị phản bội, cựu VĐV điền kinh quyết tâm trả thù bằng thực lực, không ngờ lại tạo nên thương hiệu giày thể thao danh giá nhất thế giới - Ảnh 1.

Sau khi lấy bằng thạc sĩ ngành Quản trị Kinh doanh tại ĐH Stanford (Mỹ), chàng trai trẻ Phil Knight đã tự thưởng cho mình một chuyến du lịch đến Nhật Bản. Tại đây, cựu VĐV này đã phát hiện ra một thương hiệu đồ thể thao có tên là Onitsuka Tiger (sau này được đổi tên thành Asics).

Ấn tượng với những đôi giày chất lượng của họ, Phil Knight đã thuyết phục HLV điền kinh cũ của mình - huyền thoại Bill Bowerman - cùng hợp tác. Hai người thành lập Blue Ribbon Sports, chịu trách nhiệm phân phối giày của Onitsuka Tiger tại Mỹ.

Vào thời điểm này, giày thể thao không phải là một thứ được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, bằng sự nhạy bén và thức thời của mình, Phil Knight nhận ra tiềm năng của những đôi giày thể thao chất lượng cao, thân thiện với người dùng.

Hết lòng vì đối tác nhưng bị phản bội, cựu VĐV điền kinh quyết tâm trả thù bằng thực lực, không ngờ lại tạo nên thương hiệu giày thể thao danh giá nhất thế giới - Ảnh 2.

Cùng với Bowerman, Phil Knight chủ động tham gia các buổi hội họp trong giới thể thao đại học, quảng bá giày Onitsuka Tiger cho các VĐV. Nỗ lực của họ cuối cùng cũng được đền đáp. Một thị trường mới xuất hiện, và giày của Onitsuka dần trở nên nổi tiếng.

Phil Knight yêu những đôi giày do Onitsuka tạo ra. Ông đánh giá cao chất lượng sản phẩm của thương hiệu Nhật Bản này, nên đã tái đầu tư thu nhập để mở những cửa hàng bán giày Onitsuka mới trên khắp nước Mỹ. Nhờ Knight Blue Ribbon Sports, Onitsuka đã trở thành một thương hiệu "bất khả chiến bại" ở xứ sở cờ hoa.

Vị doanh nhân này tin rằng tương lai của Blue Ribbon Sports sẽ là đồng hành cùng Onitsuka. Thậm chí, Phil Knight và Bill Bowerman còn sáng tạo ra một mẫu giày mới dành riêng cho thị trường Mỹ, rồi thuyết phục Onitsuka sản xuất. Mẫu giày mang tên Onitsuka Tiger Cortez đã được giới thiệu lần đầu tại Olympics Mexico 1968.

Hết lòng vì đối tác nhưng bị phản bội, cựu VĐV điền kinh quyết tâm trả thù bằng thực lực, không ngờ lại tạo nên thương hiệu giày thể thao danh giá nhất thế giới - Ảnh 3.

Trước thành công rực rỡ của Blue Ribbon Sports, cũng như tốc độ mở cửa hàng mới nhanh đến chóng mặt, Phil Knight bị đặt vào một tình thế khá nguy hiểm. Doanh số bán hàng cao chưa từng có khiến ông lo ngại về dòng tiền mặt cần thiết. Vị doanh nhân này cũng phải thuê thêm nhân viên, cải thiện cơ sở vật chất và đặt hàng thêm nhiều đôi giày.

Thành công rực rỡ của Blue Ribbon Sports và tốc độ mở cửa hàng mới nhanh đến chóng mặt đã đặt Phil Knight vào một tình thế khá nguy hiểm. Dù ăn nên làm ra, công ty này vẫn bị ngân hàng siết chặt.

Tình hình càng đáng lo ngại hơn khi Onitsuka không theo kịp ý tưởng và cải tiến của hai doanh nhân người Mỹ. Họ thường xuyên gửi hàng đến chậm, tạo thêm rắc rối cho một Phil Knight vốn đang bận bù đầu với chuyện cân đối tài chính trong công ty.

Hết lòng vì đối tác nhưng bị phản bội, cựu VĐV điền kinh quyết tâm trả thù bằng thực lực, không ngờ lại tạo nên thương hiệu giày thể thao danh giá nhất thế giới - Ảnh 4.

Một mẫu giày của Onitsuka Tiger

Với mong muốn thúc đẩy tốc độ giao hàng của Onitsuka, Phil Knight đã mời một số lãnh đạo bên phía đối tác đến thăm trụ sở Blue Ribbon Sports tại Oregon (Mỹ). Tuy nhiên, chính trong chuyến thăm này, Phil Knight đã phát hiện một bí mật động trời.

Hóa ra, suốt bao lâu nay Onitsuka đã "đi đêm" sau lưng ông, thành lập nhiều nhà phân phối khác trên khắp nước Mỹ.

Đáng nói là việc này diễn ra khi hợp đồng giữa Onitsuka và Blue Ribbon Sports vừa được ký lại thêm 3 năm nữa. Theo thỏa thuận, Blue Ribbon Sports sẽ là nhà phân phối độc quyền của Onitsuka Tiger ở Mỹ; đổi lại, họ sẽ chỉ được bán duy nhất sản phẩm của thương hiệu Nhật Bản này.

Hết lòng vì đối tác nhưng bị phản bội, cựu VĐV điền kinh quyết tâm trả thù bằng thực lực, không ngờ lại tạo nên thương hiệu giày thể thao danh giá nhất thế giới - Ảnh 5.

Thế nhưng, sau khi đã đặt một chân vững chắc vào thị trường xứ sở cờ hoa nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ của Phil Knight, Onitsuka lại "trở mặt". Họ muốn chuyển sang những nhà phân phối giàu kinh nghiệm hơn để mở rộng thị trường và gia tăng doanh thu.

Trong cơn tuyệt vọng, Phil Knight đã nài nỉ lãnh đạo phía Onitsuka xem xét lại tình hình. Tuy nhiên, thương hiệu Nhật Bản chỉ lạnh lùng đưa ra "tối hậu thư": họ muốn mua lại 51% Blue Ribbon Sports, nếu không được thì sẽ đi tìm nhà phân phối khác.

Hết lòng vì đối tác nhưng bị phản bội, cựu VĐV điền kinh quyết tâm trả thù bằng thực lực, không ngờ lại tạo nên thương hiệu giày thể thao danh giá nhất thế giới - Ảnh 6.

Như người đời vẫn nói: "Quân tử trả thù 10 năm cũng chưa muộn". Thay vì tức giận, Phil Knight tìm cách để trả thù kẻ đã "đâm sau lưng" mình.

Vị doanh nhân này tập hợp tất cả các cộng sự, quyết định sẽ tạo ra một thương hiệu mới, hoàn toàn thuộc về họ. Ban đầu, ông định lấy tên "Dimension Six", nhưng rồi một nhân viên nảy ra ý tưởng hay hơn: tên của nữ thần chiến thắng trong thần thoại Hy Lạp - Nike. Một thực tập sinh khác giúp họ thiết kế logo dấu phẩy huyền thoại chỉ với giá 35 USD.

Trong tay chỉ có vỏn vẹn từng đó, nhưng Phil Knight và Bill Bowerman đã sẵn sàng "lâm trận".

Hết lòng vì đối tác nhưng bị phản bội, cựu VĐV điền kinh quyết tâm trả thù bằng thực lực, không ngờ lại tạo nên thương hiệu giày thể thao danh giá nhất thế giới - Ảnh 7.

Để chuẩn bị cho trận chiến quan trọng nhất đời mình, Phil Knight đã bay đến Anh, ký hợp đồng với nhà sản xuất Nissho Iwai nhằm tạo ra phiên bản mới của mẫu giày Cortez. Logo sọc vằn hổ của Onitsuka bị thay thế bởi dấu phẩy hướng lên trên của Nike.

Bất chấp việc Onitsuka đã ra mắt phiên bản giày Cortez của họ, Nike nhanh chóng bắt kịp, thậm chí còn vượt lên dẫn trước đối thủ. Năng lực tiếp thị của Phil Knight và những cải tiến kỹ thuật của Bill Bowerman đã giúp các sản phẩm của Nike trở thành huyền thoại trong làng thể thao. Kể từ Olympics Berlin 1972, những đôi giày Cortez phiên bản mới ngày càng trở nên phổ biến.

Hết lòng vì đối tác nhưng bị phản bội, cựu VĐV điền kinh quyết tâm trả thù bằng thực lực, không ngờ lại tạo nên thương hiệu giày thể thao danh giá nhất thế giới - Ảnh 8.

Quá tức giận, Onitsuka đã đâm đơn kiện Nike. Tuy nhiên, cả hai bên rốt cuộc lại ngồi xuống hòa giải. Thương hiệu Nhật Bản đồng ý quảng bá mẫu giày của mình dưới cái tên khác là Onitsuka Tiger Corsair".

Và phần còn lại đã trở thành lịch sử.

Onitsuka vẫn giữ được vị thế vững chắc của mình trên thị trường giày thế giới suốt thời gian sau đó. Thế nhưng, Nike cũng không ngừng lớn mạnh và trở nên áp đảo đối thủ cho đến tận ngày nay.

Bản thân Phil Knight cũng trở thành tỷ phú với khối tài sản trị giá khoảng 44 tỷ USD. Sau 52 năm cống hiến cho Nike, ông đã nghỉ hưu vào tháng 6/2016.

(Theo Medium)

https://cafef.vn/het-long-vi-doi-tac-nhung-bi-phan-boi-cuu-vdv-dien-kinh-quyet-tam-tra-thu-bang-thuc-luc-khong-ngo-lai-tao-nen-thuong-hieu-giay-the-thao-danh-gia-nhat-the-gioi-20220516170148897.chn